Bất cứ ai đã từng mắc chứng bệnh đau lưng dù cấp tính hay mạn tính, âm ỉ hay dữ dội đều thừa nhận rằng căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường ngày. Người bị đau lưng thường gặp khó khăn trong hầu hết các chuyển động, hạn chế thực hiện những công việc tay chân. Họ thường di chuyển chậm, theo đó những hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng diễn ra từ từ, chậm chạp.

Những cơn đau thắt lưng vào ban đêm thường gây khó ngủ, về lâu dài dẫn đến mất tập trung, trí nhớ kém. Chưa kể, khi cơn đau lưng trở nên dữ dội làm cản trở công việc, nhiều người đã liên tục xin nghỉ phép hoặc thôi việc. Điều này dẫn đến những khó khăn về tài chính của bản thân và gia đình.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Sau một ngày dài mệt mỏi, ngủ là thời điểm để cơ thể phục hồi, đầu óc tinh thần được thư giãn, chuẩn bị năng lượng cho ngày mới. Tuy nhiên, với những bệnh nhân thường bị đau cột…
Ngoài ra, theo một nghiên cứu cho thấy, những người bị đau lưng mạn tính thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao gấp 4 lần so với người bình thường. Họ thường cảm thấy chán nản, vô vọng, mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, giảm cân hoặc tăng cân đáng kể, mất niềm vui trong cuộc sống. Tình trạng này diễn ra mỗi ngày trong ít nhất 2 tuần.
Một nghiên cứu khác cũng cho biết, chứng đau lưng ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tình dục của nhiều cặp vợ chồng. Vợ hoặc chồng đau lưng thường có xu hướng tránh quan hệ tình dục, điều này gián tiếp làm ảnh hưởng đến mối quan hệ của cả hai.
Đau thắt lưng khi quan hệ là tình trạng phổ biến ở cả nam và nữ, đặc biệt ở độ tuổi trung niên trở lên. Cảm giác mỏi nhừ và đau đớn ở vùng thắt lưng khiến nhiều người khó chịu, lo lắng, dần có xu hướng né tránh chuyện…
Nếu chậm trễ trong việc chẩn đoán và điều trị, cơn đau lưng còn kèm theo những biến chứng nguy hiểm khác như: Yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hoặc mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động, hoặc nặng hơn là những chèn ép vào hệ thần kinh gây rối loạn kiểm soát tiêu tiểu. Lúc này, thời gian điều trị kéo dài và chi phí điều trị cao cũng là gánh nặng cho người bệnh và gia đình.
1. Nguyên nhân gây đau lưng
Do chấn thương: Những chấn thương do tai nạn, lao động hoặc chơi thể thao dẫn đến bong gân, giãn dây chằng, gãy cột sống… khiến bạn bị đau lưng từ nhẹ đến nặng. Tìm hiểu cách phòng người chấn thương khi chơi các môn thể thao TÌM HIỂU NGAY.
Tin liên quan: > Đau lưng khi chơi thể thao nguyên nhân do đâu? > Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Do bệnh lý:
– Thoát vị đĩa đệm: Thoát vị đĩa đệm L4, L5, S1 là một trong những căn bệnh xương khớp thường gặp nhất. Triệu chứng ban đầu là đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện cơn đau nhức lan xuống mông, đùi và bàn chân.
– Thoái hóa cột sống: Ở độ tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng càng tăng. Biểu hiện rõ rệt nhất là những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên, kèm theo cảm giác khó chịu, dáng đi không bình thường, có dấu hiệu lưng còng xuống.
– Loãng xương: Cơn đau diễn ra dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa, kèm theo triệu chứng “lùn” đi khoảng 2cm trở lên… là những dấu hiệu cảnh báo loãng xương.
– Viêm khớp: Căn bệnh này có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng, nhưng phần thắt lưng phổ biến nhất.
– Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, người bệnh thường đau vùng thắt lưng từng cơn dữ dội. Cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
Tình trạng đau lưng do thận và cơ xương khớp thường bị nhầm với nhau bởi có cùng vị trí xảy ra, đồng thời cường độ đau nhức cũng có phần tương đồng. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn giải pháp điều…
Do thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày:
– Ngồi quá nhiều: Một trong những tác nhân khiến người trẻ tuổi thường bị đau lưng dai dẳng là do tiêu tốn quá nhiều thời gian ngồi trước màn hình máy tính hoặc tivi. Khi ngồi nhiều, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn vào hông, mông. Khi đó, cột sống làm nhiệm vụ chống đỡ, giữ cho lưng được thẳng. Tuy nhiên, nếu kéo dài lưng trở nên “quá tải”, gây đau nhức, đặc biệt vùng cột sống thắt lưng.
– Ngủ không đúng tư thế: Nhiều người có thói quen ngủ nằm úp bụng hoặc đầu không thẳng với cổ. Đây là những tư thế ngủ bất thường làm tăng áp lực lên cột sống, về lâu dài sẽ trở thành cơn đau mạn tính. Các chuyên gia khuyên chúng ta khi ngủ nên nằm ngửa, thẳng lưng để tốt cho hệ xương khớp.
2. Làm thế nào để chữa trị đau lưng dứt điểm?
Không ít người vì muốn cơn đau cắt nhanh nên đã lạm dụng thuốc giảm đau mà không hề biết thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, có hại cho dạ dày, gan và thận.
Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ luôn ưu tiên áp dụng các phương pháp kích thích cơ thể tự chữa lành và phục hồi chức năng, nhờ vậy mang đến hiệu quả lâu dài, chữa trị dứt điểm. Nếu bệnh nhân đau lưng do gặp vấn đề về xương khớp, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận và tìm ra nguyên nhân chính xác để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Liệu trình chữa đau lưng tại ACC dựa theo phương châm “không dùng thuốc – không phẫu thuật”. Bác sĩ ACC tập trung vào phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu để điều trị tận gốc cơn đau. Các biện pháp này mang đến tỷ lệ thành công và tính an toàn cao, giúp cho nhiều bệnh nhân sớm hòa nhập cuộc sống bình thường.
Đau lưng là triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau lưng có thể xuất hiện đột ngột, vào bất cứ thời điểm nào, khi đi đứng, vận động hoặc thậm chí là lúc nghỉ ngơi.…
ACC còn là một trong những đơn vị tiên phong tại Đông Nam Á áp dụng công nghệ hiện đại, máy móc tối tân theo công nghệ Hoa Kỳ. Trong đó, nổi bật với máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, thiết bị giảm áp thắt lưng Vertetrac, máy phục hồi chức năng ATM2, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Chỉ trong thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ nhận thấy những chuyển biến tích cực.
Như vậy, để chứng đau lưng không cản trở những hoạt động hàng ngày, bạn nên đi khám ngay để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tiếp cận đúng hướng điều trị kịp thời.
>> Tham khảo địa chỉ khám đau lưng tốt, uy tín TẠI ĐÂY
Có thể bạn quan tâm: