Đau cột sống lưng: Nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Đau cột sống lưng là triệu chứng tưởng chừng chỉ gặp ở người lớn tuổi, thế nhưng trên thực tế, tỉ lệ người trẻ tuổi gặp tình trạng này cũng ngày càng nhiều. Đau cột sống thắt lưng bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và để điều trị dứt điểm thì cần phải xác định được đúng nguyên nhân gây đau. Vậy nguyên nhân của đau cột sống lưng là gì? Cách điều trị ra sao?

1. Đau cột sống lưng là gì?

Đau cột sống lưng là một chứng bệnh phổ biến ở người có tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa dần. Đây là căn bệnh mãn tính xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hoá, gai xương phát triển lên trên đốt của cột sống. Điều này dẫn đến các cơn đau và hạn chế vận động do các dây thần kinh và các chức năng khác bị ảnh hưởng.

Theo thống kê, có đến khoảng 80% trường hợp bị bệnh đau cột sống lưng không rõ nguyên nhân. So với nam giới, nữ giới có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn. Ngoài ra, đau lưng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau, vì vậy nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra tổn thương cho hệ thống xương khớp, cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

cơn đau thắt lưng khiến người bệnh sinh hoạt khó khăn
Cột sống thắt lưng là bộ phận nâng đỡ sức nặng của phần trên cơ thể nên rất dễ bị đau bởi các chấn thương mô mềm hay xương sống

2. Nguyên nhân gây đau cột sống thắt lưng

Lưng là một cấu trúc phức tạp, được cấu thành bởi xương, cơ, khớp và dây thần kinh. Vì vậy, rất khó để xác định chính xác nguyên nhân đau lưng nếu không tiến hành kiểm tra y khoa cụ thể. Do đó, nguyên nhân của bệnh đau cột sống lưng được chia thành 2 nhóm như sau:

2.1. Nguyên nhân bệnh lý

Viêm khớp: Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào của lưng, đặc biệt là phần thắt lưng do chịu áp lực nhiều hơn từ trọng lượng cơ thể. Đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ, kèm theo sưng khớp, gù lưng, giảm chiều cao là những triệu chứng do viêm khớp mang lại.

Thoái hóa cột sống: Khi tuổi càng cao, cột sống càng mất đi độ cong sinh lý trở nên thẳng đứng, cả cơ thể có khuynh hướng gập cong về phía trước. Ăn uống thiếu dưỡng chất, lao động nặng, tư thế xấu theo thời gian góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau lưng kéo dài từng đợt (khoảng 6 tuần) rồi giảm nhưng lại tái phát tiếp tục nếu người bệnh hoạt động khớp cơ nhiều.

Gai cột sống: Khi thoái hóa cột sống diễn ra trong thời gian dài, sụn bị mất nước, bị canxi hóa, lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương ở lưng, gây đau đớn. Ngoài ra, gai xương còn được hình thành sau những chấn thương, va chạm mạnh tạo sức ép lên cột sống.

Thoát vị đĩa đệm: Quá trình lão hóa tự nhiên hoặc khi có một lực mạnh tác động đột ngột, vòng sụn bên ngoài của đĩa đệm bị xơ hoặc rạn nứt, nhân nhầy nhanh chóng thoát ra ngoài thông qua chỗ rách, chui vào cột sống, chèn ép rễ thần kinh, gây đau lưng. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khiến cơn đau vùng thắt lưng diễn ra âm ỉ, cơn đau tăng mỗi khi vận động mạnh.

đau cột sống thắt lưng bắt nguồn từ tình trạng thoát vị đĩa đệm
Đau cột sống lưng có thể do thoát vị đĩa đệm gây nên, mỗi khi cử động khớp sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt là vào buổi sáng

Giãn dây chằng cột sống thắt lưng: Cơn đau lưng đến đột ngột, đặc biệt là khi cơ thể bị sốc hay nhiễm lạnh. Hơn nữa, cơn đau lưng sẽ đi kèm với tình trạng co cơ xung quanh cột sống.

Ung thư: Trong trường hợp đau lưng dữ dội, nghiêm trọng vào ban đêm, xuất hiện cùng các triệu chứng toàn thân như: sốt, sụt cân nhanh, nhiễm khuẩn… là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc bệnh ung thư tủy sống.

Hẹp ống sống: Thoái hóa có thể làm hình thành gai xương từ thân đốt sống. Các gai xương này phát triển trong ống sống và chèn ép tủy sống, gây nên đau cột sống thắt lưng. Thậm chí nếu tình trạng nặng hơn thì người bệnh có thể bị đau kéo dài kèm theo liệt hai chân.

Gù vẹo cột sống: Cột sống bị gù vẹo khiến cơ thể khi đi bị khom về phía trước, lâu dần gây nên các cơn đau lưng và khiến người bệnh mệt mỏi hơn.

Ngoài những bệnh lý trên, đau cột sống lưng còn có thể do các bệnh như phình động mạch, bệnh thận, lao phổi, lao cột sống, bệnh phụ khoa ở các chị em…

Đau lưng do thận khác gì với đau lưng do cơ xương khớp?

Tình trạng đau lưng do thận và cơ xương khớp thường bị nhầm với nhau bởi có cùng vị trí xảy ra, đồng thời cường độ đau nhức cũng có phần tương đồng. Sự nhầm lẫn này có thể dẫn đến sai lầm trong việc lựa chọn giải pháp điều…

2.2. Nguyên nhân khác

Bên cạnh các nguyên nhân về bệnh lý thì còn có những nguyên nhân gây đau cột sống lưng khác như:

Thay đổi nội tiết tố, cân nặng: Phụ nữ mang thai hoặc những người béo phì do cân nặng càng tăng sẽ gây áp lực lên cột sống. Đối với phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mãn kinh cũng thường bị đau lưng.

Tham khảo:
> 6 bài tập giảm đau lưng khi mang thai
> Sự thật bất ngờ đằng sau cơn đau lưng của mẹ bầu
> Mẹo hay 'đánh bay' đau lưng khi mang thai

Chấn thương: Những tai nạn lao động, tai nạn giao thông hay va chạm do chơi thể thao đều làm chấn thương cột sống lưng và gây nên các cơn đau ở vùng lưng. Xem thêm cách phòng ngừa chấn thương thể thao TẠI ĐÂY.

Đau thắt lưng cột sống khi chơi thể thao, nguyên nhân do đâu?

Đau thắt lưng cột sống khi chơi thể thao là tình trạng xảy ra phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Cơn đau dữ dội xuất phát từ bên này rồi chuyển sang bên kia hoặc đau cả hai bên cùng lúc, diễn ra từ 1-2…

Làm việc nặng: Mang vác đồ đạc nặng hay lao động chân tay nặng nhọc đều làm tăng áp lực lên cột sống, sau một thời gian thì cột sống sẽ yếu đi và xuất hiện những cơn đau lưng.

Ngồi lâu hoặc ngồi sai tư thế: Việc ngồi một chỗ quá lâu, ngồi không đúng tư thế (như ngồi xổm, khom lưng, vắt chéo chân,…) khiến các dây chằng, đĩa đệm bị chèn ép, khó lưu thông máu và dẫn đến cơn đau cột sống lưng.

Chứng đau lưng từ ghế văn phòng! Chỉnh sửa góc làm việc của bạn như thế nào?

Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu có thể giúp giảm đau lưng đáng kể. Nhưng nếu công việc đòi hỏi bạn ngồi chặt vào ghế trong thời gian dài, các cơn đau rất dễ tái phát. Cũng giống như xây lâu đài cát trên bãi…

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Ăn uống thiếu chất, lười vận động, sử dụng nhiều chất kích thích, luôn lo lắng hay căng thẳng cũng có thể gây nên các cơn đau lưng.

Ngoài ra, khi xuất hiện chứng đau lưng không rõ nguyên nhân thì người bệnh cần đến bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm. Việc chậm trễ trong điều trị có thể gây nguy hiểm nếu chẳng may bạn mắc phải các bệnh nghiêm trọng. Tham khảo nơi khám đau lưng tốt, uy tín và nhanh khỏi TẠI ĐÂY.

> Có thể bạn muốn biết: Bị đau lưng là biểu hiện của bệnh gì?

đau cột sống thắt lưng thường gặp ở nhân viên văn phòng
Đau cột sống lưng là triệu chứng thường gặp ở nhân viên văn phòng

3. Nhận biết triệu chứng đau cột sống lưng

Đau cột sống thắt lưng được biểu hiện rõ nét bởi những triệu chứng như sau: 

  • Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người trẻ tuổi.
  • Cơn đau khởi phát từ các vị trí: Phần lưng trên (lưng vùng ngực, phần lưng có các xương sườn gắn vào), cột sống giữa lưng và phần lưng dưới (vùng thắt lưng).
Bài viết chi tiết:
> Nỗi lo đau thắt lưng ở người trẻ tuổi
> Nguyên nhân đau lưng giữa và cách điều trị
> Đau lưng dưới: Nguyên nhân và cách điều trị
> Đau lưng lan xuống mông là bệnh gì, có nguy hiểm không?
  • Đau ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đau vài ngày đến vài tuần được xem là cấp tính, đau lưng kéo dài trên 3 tháng là mãn tính.
  • Thường đau lưng vào buổi sáng hoặc ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ và có thể gây rối loạn giấc ngủ.
  • Cơn đau có thể lan dọc theo cột sống, lan xuống vùng hông, vùng chậu và cả 2 chân gây tê bì và mất cảm giác.
Nguyên nhân và phương pháp chữa đau lưng lan xuống hông tại phòng khám ACC

Theo thống kê, cứ 10 người thì có 8 người từng than phiền rằng đã từng bị đau thắt lưng ít nhất một lần trong đời. Nếu như trong một số trường hợp, đau thắt lưng chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn rồi biến mất, thì cũng…

  • Khi ngồi lâu hoặc vận động mạnh khiến cơn đau nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế tính linh hoạt và khả năng vận động hằng ngày, cơ thể không đứng thẳng được.
  • Đau lưng dai dẳng, không có dấu hiệu cải thiện dù đã nghỉ ngơi.
  • Có khối viêm hoặc sưng ở lưng.
  • Đau lưng kèm theo triệu chứng khác như sốt, ớn lạnh, mất kiểm soát bàng quang và ruột… đều là những dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng.

> Xem thêm: Đau lưng khó thở có nguy hiểm không?

4. Phương pháp chữa đau cột sống lưng hiệu quả

Khi bị đau cột sống thắt lưng, nhiều người thường áp dụng các phương pháp phổ biến như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hay chườm nóng/lạnh,… cụ thể như:

Chỉnh tư thế ngồi dậy khi bước chân ra khỏi giường: Bạn nên nằm trên giường, dành 1-2 phút để vươn vai, duỗi cơ thể để các cơ được thư giãn. Sau đó hãy nghiêng người sang một bên, chống tay xuống giường, bước chân xuống đất từ từ đồng thời dùng tay đẩy cơ thể ngồi dậy. Cách này giúp việc ngồi dậy được thực hiện từ từ, không làm cơ bị co rút, hơn nữa vì trước đó bạn đã nằm ngủ cả đêm, cột sống không được vận động nhiều nên cho xương khớp được thả lỏng sẽ làm giảm đau lưng.

Tắm nước ấm khi ngủ dậy: Tắm nước ấm vào buổi sáng giúp lưu thông máu, làm giảm tình trạng cơ bị co cứng và làm dịu cơn đau lưng.

Nằm ngửa khi ngủ: Nằm nghiêng hoặc nằm sấp khiến cột sống cong lại, khung xương lưng, thắt lưng hay xương chậu bị vặn vẹo và tạo áp lực lên cột sống. Sau một thời gian, thói quen này sẽ gây nên các cơn đau lưng khi ngủ. Do vậy, thay vì nằm nghiêng, nằm sấp thì bạn nên nằm ngửa để giúp lưng được thẳng và không bị áp lực đè nén.

Nghỉ ngơi: Cơn đau lưng thường xuất phát từ việc mang nặng, hoạt động quá sức. Chính vì vậy bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn.

Người bị đau cột sống lưng nên có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Cơn đau cột sống thắt lưng có thể giảm đi nhờ việc dành thời gian nghỉ ngơi

Thuốc giảm đau: Sử dụng thuốc giảm đau có thể xem là cách nhanh nhất để làm dịu cơn đau lưng, tuy nhiên việc lạm dụng thuốc khiến cơ thể bị phụ thuộc và tần suất cơn đau xuất hiện cũng tăng lên, bởi đây không phải là cách điều trị đau lưng tận gốc.

Mẹ bầu bị đau lưng có nên dùng thuốc giảm đau?

Bên cạnh những triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi và sưng chân, hầu hết phụ nữ đều bị đau lưng tại một số thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì tình trạng sức khỏe đặc thù trong giai đoạn này, mẹ bầu bị đau lưng sẽ cần cân nhắc…

Chườm nóng/lạnh: Sử dụng miếng dán hoặc túi chườm đặt lên vùng lưng bị đau khoảng 20 phút sẽ giúp làm giảm cơn đau.

Những phương pháp trên chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân chính gây đau cột sống lưng. Để việc điều trị hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo phương pháp điều trị không xâm lấn được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ. Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa thần kinh cột sống đầu tiên sử dụng phương pháp điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật này.

Liệu trình điều trị đau cột sống lưng ở ACC như sau:

Trị liệu Thần kinh Cột sống: Bác sĩ sẽ nắn chỉnh cột sống bằng tay, điều chỉnh các sai lệch trên hệ xương cột sống, giúp các đốt sống về đúng vị trí ban đầu, bảo tồn các dây thần kinh cột sống đi ngang qua các đốt sống. Sau khi điều trị, người bệnh có thể quay lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, giảm đau hiệu quả và tận gốc mà không cần can thiệp thuốc hay phẫu thuật.

chữa đau cột sống thắt lưng tại phòng khám ACC
Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống chữa hiệu quả bệnh đau lưng

Vật lý trị liệu: Có 2 dạng là vật lý trị liệu chủ động và vật lý trị liệu bị động. Phần vật lý trị liệu chủ động thì người bệnh sẽ thực hiện các bài tập tại nhà, còn đối với vật lý trị liệu bị động thì dùng đến các máy móc thiết bị hiện đại (máy DTS, máy ATM2, sóng xung kích Shockwave,…) giúp giảm đau cột sống lưng hiệu quả. 

Trị liệu Pneumex PneuBack (trường hợp bị nặng): Nếu người bệnh bị đau cột sống lưng nặng, mất dần khả năng vận động, phương pháp này mang lại hiệu quả giảm áp vượt trội. 4 loại máy giảm áp trong 4 tư thế khác nhau cùng hệ thống tập luyện không trọng lực sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi các cơ bị suy yếu.

Hơn 95% bệnh nhân bị đau cột sống đã có thể phục hồi sau khi điều trị tại ACC. Ngoài ra, sau khi điều trị, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập thể dục ở nhà và tư vấn các vấn đề liên quan đến tư thế, thói quen sinh hoạt để duy trì hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

5. Các bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng

Dưới đây là 4 bài tập vật lý trị liệu có thể làm tại nhà, đơn giản nhưng hiệu quả.

5.1. Tư thế con châu chấu

Bước 1: Nằm sấp trên thảm, mặt nghiêng sang trái hoặc phải, hai tay thẳng xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống thảm, hai chân khép lại và thở đều.

Bước 2: Giữ chân trái, hít vào nhẹ nhàng và nâng cao chân phải lên. Cột sống lưng lúc này sẽ ưỡn về phía trước.

Bước 3: Sau khi hạ chân xuống, hít thở đều, giữ tư thế nằm nghỉ trong 5 giây. Lặp lại động tác với chân còn lại, mỗi chân thực hiện 5 lần.

tư thế con châu chấu giúp giảm đau cột sống thắt lưng
Thời gian thực hiện bài tập trị đau cột sống thắt lưng này là 5 giây đầu nâng chân lên, 5 giây tiếp theo giữ nguyên tư thế trong trạng thái nín thở, 5 giây cuối thở ra và hạ chân xuống

5.2. Tư thế bọ cạp

Bước 1: Nằm sấp trên thảm, mặt nghiêng sang trái hoặc phải, hai tay xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống thảm, hai chân khép lại, thở đều.

Bước 2: Hít vào rồi nâng hai chân cao lên (càng cao càng tốt), giữ hai chân thẳng, duỗi bàn chân và ngón chân, phần cột sống thắt lưng cong ưỡn về phía trước.

Bước 3: Hạ hai chân xuống, hít thở nhẹ nhàng, giữ tư thế nằm nghỉ 10 giây. Thực hiện lại tư thế này 10 lần. Tổng thời gian thực hiện tư thế bọ cạp là 15 giây.

giảm đau cột sống lưng theo tư thế bọ cạp
Bài tập điều trị đau cột sống thắt lưng theo tư thế bọ cạp

5.3. Tư thế con thằn lằn

Bước 1: Nằm sấp trên thảm, để hai tay trên mặt thảm ngang với vai sao cho khuỷu tay co lại, khép vào người, lòng bàn tay úp xuống, hai chân duỗi thẳng, đầu nhìn về phía trước, cằm ở trên mặt thảm.

Bước 2: Hít sâu, dùng lực cánh tay nâng nửa người trước nhẹ nhàng, ưỡn ngực và đầu đến mức tối đa có thể làm được để nâng phần cơ thể từ rốn trở lên, cột sống thắt lưng ưỡn về trước. Đồng thời, duỗi bàn chân hết mức có thể, mũi bàn chân không nhấc lên khỏi mặt thảm.

Bước 3: Hạ nửa thân cơ thể xuống thả lỏng, hít thở đều, thư giãn trong 5 giây. Thời gian thực hiện toàn bộ động tác con thằn lằn là 15 giây.

Động tác con thằn lằn cải thiện đáng kể đau cột sống lưng
Tư thế con thằn lằn được nhiều người áp dụng vì cải thiện đáng kể cơn đau thắt lưng

5.4. Tư thế cầu vồng

Bước 1: Nằm ngửa trên thảm, hai tay xuôi theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống thảm, hai chân duỗi thẳng rồi khép lại, thở đều.

Bước 2: Hai chân co lại (cẳng chân vuông góc với mặt thảm). Nhẹ nhàng hít vào rồi nâng mông lên càng cao càng tốt. Cả phần chân, vai và đầu vẫn đặt trên mặt thảm.

Bước 3: Hạ mông xuống, duỗi thẳng chân, hít thở đều, thả lỏng cơ thể khoảng 5 giây và lặp lại bài tập 10 lần. Toàn bộ động tác của tư thế cầu vồng mất 15 giây thực hiện.

Tư thế cầu vồng giúp thuyên giảm cơn đau cột sống lưng
Tư thế cầu vồng giúp thư giãn phần cột sống lưng, từ đó ngăn ngừa cơn đau khó chịu

Tham khảo thêm các bài tập chống bệnh đau cột sống lưng do Chuyên viên ACC hướng dẫn:

6. Cách phòng ngừa đau cột sống lưng

Có nhiều cách đơn giản để giúp cột sống khỏe hơn, ngăn ngừa sự thoái hóa cột sống:

Thường xuyên vận động: Duy trì tập luyện thể thao đều đặn, đặc biệt môn bơi lội hoặc đi bộ, ít nhất 30 phút mỗi ngày. Các bài tập thể dục có tác dụng gia tăng sức mạnh của các nhóm cơ chính, hỗ trợ và tránh các chấn thương vùng cột sống lưng.

Có thể bạn quan tâm:
> 3 bài tập chữa đau cột sống lưng 10 phút mỗi ngày
> Những bài tập thể dục chữa đau lưng hiệu quả
> Người bị đau lưng có chạy bộ được không?

Chỉnh sửa đúng tư thế: Tư thế xấu như ngồi có thể gây áp lực lớn lên lưng khiến cơn đau trầm trọng hơn. Để bảo vệ đường cong cột sống tự nhiên, khi ngồi làm việc bạn nên giữ lưng thẳng, đầu gối để cao hơn xương chậu. Cứ sau 1 tiếng ngồi làm, bạn nên đứng lên đi lại xung quanh để giúp các cơ được thư giãn.

Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh: Cân nặng vượt quá mức cho phép sẽ gây ra các căng thẳng ở cột sống, đẩy nhanh tốc độ thoái hóa. Vì vậy, bạn nên thường xuyên theo dõi trọng lượng cơ thể, cân bằng chế độ dinh dưỡng và luyện tập để tránh bị thừa cân, béo phì.

Cảnh báo: Béo phì chính là nguyên nhân gây đau lưng?

Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp... người bị béo phì còn phải đối mặt với các chứng…

Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Cứ 6 tháng/lần bạn nên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có hướng điều trị kịp thời.

Bổ sung đủ vitamin D, canxi và sử dụng thực phẩm an toàn: Canxi và vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa loãng xương. Bạn có thể tìm thấy Canxi và vitamin D trong các loại thực phẩm tự nhiên như: sữa và các chế phẩm từ sữa như phô – mai, sữa chua,… dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan bò,…

Hạn chế những thói quen sinh hoạt không tốt: Chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, trầm cảm, lo âu, mệt mỏi đều là những điều nên tránh để ngăn ngừa bệnh đau cột sống lưng.

> Thông tin thêm: Những thực phẩm bổ sung Canxi cho người lớn tuổi không thể bỏ qua

Nhận biết sớm triệu chứng đau cột sống lưng và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, khi thấy các cơn đau bất thường, người bệnh nên theo dõi và đến các chi nhánh gần nhất của phòng khám để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục