Bong gân, căng cơ và những điều bạn có thể chưa biết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Mặc dù có triệu chứng tương tự nhau nhưng trên thực tế, bong gân và căng cơ là hai loại chấn thương hoàn toàn khác biệt. Chính vì vậy, mỗi loại sẽ có hướng điều trị không giống nhau.

Mỗi người chúng ta đều có thể đã từng bị căng cơ hoặc bong gân một lần trong đời. Vì những chấn thương này đều liên quan đến tình trạng co giãn quá mức hoặc thậm chí là rách ở mô mềm xung quanh khớp nên đôi khi mọi người có thể nhầm lẫn căng cơ và bong gân.

Trong một số trường hợp, sự nhầm lẫn trên có thể khiến người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị không đem lại hiệu quả như mong đợi. Để khắc phục vấn đề này, bài viết sau đây sẽ giúp bạn phân biệt bong gân và căng cơ.

1. Vì sao mọi người hay nhầm lẫn bong gân và căng cơ?

Về mặt lý thuyết, căng cơ hay bong gân đều được xếp vào nhóm chấn thương vật lý liên quan đến cơ xương khớp. Do đó, mọi người có thể nhầm lẫn giữa hai vấn đề này vì chúng có chung một số triệu chứng phổ biến, ví dụ như:

  • Đau nhức xung quanh khu vực chấn thương
  • Phạm vi hoạt động bị hạn chế
  • Độ linh hoạt ở vùng chịu ảnh hưởng suy giảm
  • Sưng tấy

Để phân biệt hai tình trạng trên, người bệnh có thể quan sát một số yếu tố sau:

Bong gânCăng cơ
Bộ phận chịu ảnh hưởngBong gân đề cập đến tình trạng dây chằng xung quanh khớp bị kéo căng quá nhiều, thậm chí là rách.

Chấn thương chủ yếu xảy ra ở mắt cá chân. Đôi khi khớp đầu gối cũng là khu vực dễ bị bong gân.

Căng cơ cũng mô tả tình trạng co giãn quá mức gây rách mô mềm. Tuy nhiên, bộ phận chịu tác động là các nhóm cơ.

Những cơ quan, bộ phận dễ bị căng cơ nhất có thể kể đến gồm cổ, vai gáy và thắt lưng.

Dấu hiệu nhận biếtXung quanh khu vực chấn thương, thường là khớp, xuất hiện các vết bầm tím.Cơ bắp xung quanh vị trí chấn thương co thắt, căng cứng.
Xem thêm:
> Bị bong gân mắt cá chân phải làm sao để nhanh khỏi?
> Cách xử lý bong gân cổ chân nhanh khỏi nhất
> Bong gân cổ tay phải làm sao để mau khỏi?
> Căng cơ ở cổ và 5 nguyên nhân thường gặp nhất
> Căng cơ bàn chân – Bạn biết gì về chứng bệnh này

2. Nguyên nhân gây căng cơ và bong gân

Phần lớn trường hợp, cả hai chấn thương trên đều có khả năng là hệ quả một số vấn đề sau, chẳng hạn như:

  • Lạm dụng thể dục thể thao quá mức (cường độ vận động quá lớn)
  • Té ngã
  • Tai nạn giao thông
  • Khuân vác vật quá nặng
  • Sử dụng lực quá mức
  • Không khởi động trước khi vận động thể chất
  • Di chuyển sai cách
  • Nằm, ngồi, đứng hoặc đi lại sai tư thế
14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

nguyên nhân gây bong gân và căng cơ
Bong gân hoặc căng cơ là tình trạng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Ngoài ra, những yếu tố dưới đây cũng có nhiều khả năng góp phần khiến bạn bị căng cơ hoặc bong gân, bao gồm:

  • Sức khỏe yếu
  • Không thường xuyên hoạt động thể chất
  • Khởi động sai cách
  • Thiết bị, dụng cụ hỗ trợ tập luyện kém chất lượng
  • Môi trường xung quanh

Bài viết liên quan: Nguyên nhân gây căng cơ bắp chân và cách khắc phục

3. Đâu là cách điều trị tốt nhất cho bong gân và căng cơ?

Thông thường, người bị căng cơ hoặc bong gân có xu hướng dùng thuốc giảm đau để đối phó với các vấn đề này. Ngoài ra, phương pháp RICE cũng có thể được áp dụng, bao gồm các bước:

  • Nghỉ ngơi (rest)
  • Chườm lạnh (ice)
  • Băng bó (compression)
  • Nâng phần bị chấn thương lên cao hơn so với tim (elevation)

Tuy nhiên, việc tự ý dùng thuốc giảm đau rất dễ xảy ra một số tác dụng phụ liên quan đến dạ dày, gan và thận. Ngoài ra, tương tự thuốc giảm đau, RICE chỉ mang tính đẩy lui triệu chứng tạm thời, tạo điều kiện cho cơ thể tự chữa lành tổn thương. Do đó, cả hai biện pháp này thường chỉ áp dụng đối với những trường hợp chấn thương nhẹ.

Ngược lại, với trường hợp nghiêm trọng hơn, phẫu thuật có thể cần thiết. Mặc dù vậy, đây sẽ là phương án điều trị cuối cùng, chỉ tiến hành khi các phác đồ điều trị khác không hiệu quả. Nguyên nhân là do phẫu thuật mang quá nhiều rủi ro tiềm ẩn (nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh…), đồng thời chi phi lại đắt đỏ.

4. Có thể chữa căng cơ, bong gân không cần dùng thuốc hay phẫu thuật không?

Với nền y học phát triển hiện nay, việc chữa trị hai dạng chấn thương trên mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật hoàn toàn khả thi.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả cuối cùng như mong đợi, các biện pháp điều trị theo hướng này cần được tiến hành bởi những chuyên gia, bác sĩ được đào tạo bài bản, kết hợp với sự trợ giúp từ một số thiết bị hiện đại, tân tiến. Ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là đơn vị chuyên khoa đầu tiên thỏa mãn cả hai điều kiện này.

Tùy vào vấn đề mà bạn gặp phải, đội ngũ bác sĩ 100% nước ngoài với kinh nghiệm phong phú, dày dặn sẽ đề xuất phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất, chẳng hạn như:

Bong gân

Đối với trường hợp bong gân, liệu trình điều trị có thể bao gồm:

Sóng xung kích Shockwave

Liệu pháp sóng xung kích Shockwave sử dụng sóng âm mang năng lượng cao tác động đến phần mô bị thương tổn, từ đó đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương, đồng thời hỗ trợ tái tạo tế bào gân, dây chằng và các mô mềm khác. Nhờ vậy, cơn đau do bong gân có thể thuyên giảm nhanh chóng.

Trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV

Điều trị bằng tia laser cường độ cao thế hệ IV
Điều trị bằng tia laser cường độ cao thế hệ IV

Tương tự liệu pháp sóng xung kích, trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV cũng có tác dụng chữa lành thương tổn ở mô và kích thích tái tạo tế bào. Ngoài ra, nhờ vào việc sử dụng tia laser có bước sóng lớn và cường độ mạnh, phương pháp trên còn kích thích quá trình sản sinh ATP, từ đó giúp giảm viêm và giảm đau, đồng thời tăng khả năng tự chữa lành vết thương của cơ thể.

Căng cơ

Theo các bác sĩ ACC, trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là phương pháp hiệu quả và an toàn nhất cho vấn đề căng cơ. Người bệnh có thể cảm nhận tình trạng được cải thiện rõ rệt ngay từ lần trị liệu đầu tiên.

Khi tiến hành biện pháp này, các chuyên gia sẽ tìm kiếm vị trí cơ bị co thắt, sau đó sử dụng tay và các dụng cụ hỗ trợ nhằm làm giãn các múi cơ tại đây. Một số người có thể dựa vào điều này để đánh đồng trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu với xoa bóp massage là một. Tuy nhiên, không ít chuyên gia đã khẳng định quan điểm trên hoàn toàn sai lầm.

giảm căng cơ với trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu với các dụng cụ hỗ trợ giảm đau và căng cơ ngay lập tức

Thực tế, phương pháp này đòi hỏi nhiều kỹ thuật phức tạp hơn so với massage thông thường. Đồng thời, người thực hiện bắt buộc được đào tạo chuyên môn về y khoa bài bản mới có khả năng đem lại hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Như vậy, có thể thấy dù bong gân và căng cơ có chung một số dấu hiệu nhưng người bệnh vẫn có thể phân biệt bằng cách quan sát cẩn thận vị trí chấn thương cũng như các triệu chứng bộc lộ. Việc xác định đúng vấn đề đang xảy ra sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn rút ngắn thời gian hồi phục.

Thông tin thêm: Phân biệt bong gân và trật khớp

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục