Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý xương khớp phổ biến, với khoảng ⅔ dân số bị đau cổ ít nhất một lần trong đời. Trong đó, những người trẻ từ 25 – 30 tuổi là đối tượng có nguy cơ cao do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để điều trị các cơn đau cột sống cổ, người bệnh cần tuân theo các chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

1. Thoái hóa cột sống cổ là gì?

Thoái hóa đốt sống cổ (Cervical spondylosis) là một bệnh lý về xương khớp, mô tả tình trạng cột sống tại vùng cổ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân tác động. Bệnh được bắt đầu bởi tình trạng viêm và lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống. Hiện tượng này làm hẹp các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống, cản trở sự lưu thông tự nhiên của mạch máu và các dây thần kinh bên trong. Sau đó, các triệu chứng thoái hóa đốt sống xuất hiện, gây đau vùng cổ gáy, đặc biệt là khi vận động, cúi, xoay hoặc ngửa cổ.

Hiện nay, tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống cổ ở nam giới và nữ giới là ngang bằng nhau. Đây cũng là bệnh lý mãn tính phổ biến, với tính chất diễn biến chậm và có thể thoái hóa ở bất kỳ đốt sống nào. Trong đó, đoạn C5 – C6 – C7 trên cột sống là dễ gặp nhất.

thoái hóa cột sống cổ là gì
Cột sống cổ bị thoái hóa gây ra nhiều cơn đau nhức, gây khó khăn khi thực hiện động tác cúi, xoay hoặc ngửa cổ

2. Thoái hóa đốt sống cổ có chữa được không?

Với bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, khả năng hồi phục hoàn toàn phụ thuộc vào nỗ lực của bệnh nhân. Nếu phát hiện sớm, xử lý nhanh và tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ thì bệnh có thể được chữa khỏi nhanh chóng. Ngược lại, nếu chủ quan, xem nhẹ hoặc tự ý áp dụng các biện pháp chưa được chứng minh thì nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe là rất cao.

Bệnh thoái hóa đốt sống cổ nên khám ở đâu?

Thoái hóa đốt sống cổ hiện là bệnh lý rất dễ mắc phải nhưng khó chữa trị. Bệnh thường gặp ở nhân viên văn phòng và những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế ít thay đổi. Hiện nay, với nhu cầu khám chữa bệnh xương khớp ngày…

3. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ xuất phát chủ yếu từ 5 nguyên nhân sau:

3.1. Tuổi tác

Từ 40 – 50 tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên bắt đầu diễn ra, khiến các đốt sống tại vùng cổ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng thoái hóa. Bác sĩ Aubrey (chuyên khoa Thần kinh Cột sống tại phòng khám ACC) cho biết, nhiều người cho rằng tuổi tác là yếu tố duy nhất gây ra thoái hóa cột sống cổ. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, chứng đau cột sống cổ ở người trẻ đang diễn tiến âm thầm và có xu hướng gia tăng mạnh bởi các yếu tố nguy cơ như:

  • Di truyền các bệnh cơ xương khớp từ thành viên trong gia đình.
  • Sinh hoạt thiếu khoa học, lười vận động, lạm dụng chất kích thích hoặc ngủ sai tư thế (chỉ nằm một hoặc hai tư thế, dùng gối không phù hợp, không có thói quen chuyển mình).
  • Chế độ ăn “nghèo nàn”, thiếu hụt chất dinh dưỡng như Canxi, Magie hoặc Vitamin D.
  • Tiền sử chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc tai nạn thể thao.
14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

3.2. Hoạt động sai tư thế

Các tư thế hoạt động sai như cúi ngửa nhiều, nâng vác nặng trên đầu hoặc ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc của cột sống cổ mà còn làm biến đổi các mô xương, dây chằng và cơ, từ đó thúc đẩy nhanh quá trình thoái hóa.

 thoái hóa cột sống cổ do ngồi sai tư thế
Thường xuyên cúi đầu, ngồi sai tư thế gây biến dạng cấu trúc cột sống và đẩy nhanh quá trình thoái hóa

3.3. Gai xương

Gai xương hình thành do các tổn thương ở khớp gây ra nhằm củng cố độ chắc khỏe cho xương. Gai xương hình thành trong thời gian dài và tiến triển âm thầm. Các phần xương dư thừa đôi khi chèn ép lên các mô, cơ, tủy sống và rễ thần kinh, gây ra tình trạng đau nhức.

3.4. Đĩa đệm bị mất nước

Đĩa đệm giữ vai trò như một tấm đệm đàn hồi giữa các đốt cột sống, giúp chống đỡ trọng lượng đầu và giảm xóc chấn động. Từ sau tuổi 30, vật liệu giống như gel trong đĩa đệm bắt đầu khô lại. Điều này làm cho các đốt sống tiếp xúc với nhau nhiều hơn và có thể gây đau, cứng cổ.

3.5. Dây chằng bị xơ hóa

Dây chằng có tác dụng nối các xương cột sống với nhau và có thể trở nên xơ hóa theo thời gian. Đây cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới cử động cổ, khiến vùng cổ cảm thấy căng và kém linh hoạt.

đau cột sống cổ do dây chằng bị xơ hóa
Dây chằng bị xơ hóa theo tuổi tác là tác nhân khiến vùng cổ kém linh hoạt, khó vận động

4. Top 5 triệu chứng thoái hóa cột sống cổ

Ở giai đoạn đầu, thoái hóa cột sống cổ khó nhận biết vì không có dấu hiệu cụ thể nào. Người bệnh chỉ phát hiện khi thoái hóa chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, với 5 triệu chứng điển hình như:

4.1. Đau nhức

Xuất hiện các cơn đau mỏi, khu trú xung quanh vùng cổ – gáy, vùng cổ – vai, đôi khi gây nên tình trạng vẹo cổ hoặc sái cổ. Cơn đau sau đó lan tới đầu, có thể nhức đầu ở vùng chẩm và vùng trán, đau từ gáy lan xuống một bên hoặc cả hai bên cánh tay.

Xem ngay:
> Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
> Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì?

4.2. Chi trên mất cảm giác

Khi rễ thần kinh bị chèn ép nhiều, người bệnh có cảm giác đau tê như “điện giật” từ phần vai xuống cánh tay. Một số trường hợp nặng có thể khiến bệnh nhân bị teo cơ, yếu liệt hoặc mất cảm giác sâu ở đôi bàn tay (cầm vật dụng dễ bị rơi, khó thực hiện các động tác khéo léo).

4.3. Cứng cổ vào buổi sáng

Nếu thời tiết trở lạnh, kết hợp với tư thế ngủ ban đêm không thuận lợi thì người bệnh có thể bị cứng cổ vào sáng hôm sau. Tình trạng cứng cổ khiến bệnh nhân gặp phải khó khăn khi cúi gập, xoay cổ hoặc ngửa cổ.

Mặt khác, có người đau ê ẩm cả vùng gáy hoặc mảng sau đầu. Cơn đau tiếp đó lan sang mảng đầu bên phải và có thể tăng mức độ nếu như ho hoặc hắt hơi. Một số khác đau liên tục, không thể quay đầu sang trái hay sang phải, mà phải xoay cả người.

 đau cứng cổ vào buổi sáng
Cột sống cổ bị thoái hóa gây ra tình trạng đau nhức, căng cứng và ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh
Tin liên quan:
> Ngủ dậy bị đau cổ nguyên nhân do đâu?
> Đau cứng cổ không xoay đầu được - Không nên chủ quan!

4.4. Dấu hiệu Lhermitte

Dấu hiệu Lhermitte là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ đa xơ cứng. Đây là cảm giác khó chịu đột ngột như có luồng điện đi từ cổ xuống xương sống, lan sang ngón tay hoặc ngón chân. Tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu như bạn cúi cổ về phía trước.

4.5. Các triệu chứng khác

Trong trường hợp tổn thương ở các đốt sống C1 – C2 hoặc C4, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng nấc, ngáp, chóng mặt hoặc mất thăng bằng…

5. Biến chứng do thoái hóa đốt sống cổ

Bệnh thoái hóa cột sống cổ nếu không được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe:

Rối loạn tiền đình: Thoái hóa cột sống cổ không chỉ làm tổn thương lỗ tiếp hợp, mà còn gây thiếu máu não và rối loạn tiền đình, với các biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi và dễ bị ngã tai nạn (với người cao tuổi).

Thoát vị đĩa đệm cổ: Cột sống cổ bị thoái hóa lâu ngày không điều trị, có thể chuyển sang thoát vị đĩa đệm cổ. Lúc này quá trình chữa bệnh trở nên khó khăn và nguy cơ rối loạn cảm giác, rối loạn thực vật (đại tiểu tiện không tự chủ) hay bại liệt là rất cao.

Yếu và tê ở các vị trí từ cổ trở xuống: Đây chính là biến chứng nguy hiểm nhất. Khi gai xương và ống xương sống bị thu hẹp thì tủy sống nhanh chóng bị chèn ép. Điều này khiến người bệnh bị yếu liệt các vị trí dưới cổ, kèm theo cơn đau nhức dữ dội.

biến chứng thoái hóa cột sống cổ
Rối loạn tiền đình là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống cổ

Tìm hiểu các biến chứng do thoái hóa cột sống cổ:

6. Chẩn đoán bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Thông thường, thoái hóa cột sống cổ được chẩn đoán dựa trên các biện pháp khám lâm sàng hoặc xét nghiệm cận lâm sàng.

6.1. Khám lâm sàng

  • Kiểm tra khả năng vận động của cột sống cổ.
  • Kiểm tra khả năng phản xạ và sức cơ ở hai tay, nhằm phát hiện tác động của thoái hóa lên tủy sống hoặc dây thần kinh.

6.2. Chỉ định các xét nghiệm

  • X – quang: Chụp X – quang giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, gây thoái hóa cột sống cổ như gai xương hoặc cầu xương. Ngoài ra, X – quang còn loại trừ các nguyên nhân hiếm gặp hoặc nghiêm trọng hơn đối với bệnh đau cột sống cổ, điển hình như khối u, gãy xương hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp CT: Chụp CT cung cấp hình ảnh chi tiết về tình trạng tổn thương xương ở mức độ nhỏ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI giúp nhận biết chính xác các khu vực nơi dây thần kinh bị chèn ép.

7. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ

7.1. Nguyên tắc điều trị

Bệnh thoái hóa cột sống cổ là một tiến trình thoái hóa tự nhiên theo tuổi tác, không có yếu tố nào có thể đảo ngược. Tuy nhiên, chúng ta có thể ngăn ngừa thoái hóa bằng cách điều trị giảm triệu chứng và tăng khả năng vận động của cột sống cổ.

7.2. Các phương pháp chữa đau cột sống cổ

Nghỉ ngơi, thư giãn

Nếu thoái hóa cột sống cổ ở mức độ nhẹ thì người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi, giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đọc sách, dạo phố hoặc đi du lịch cùng người thân. Khi nằm ngủ nghỉ, cần kê gối thoải mái với độ cao vừa phải (không quá cao cũng không quá thấp), đồng thời thỉnh thoảng chuyển mình để máu được lưu thông tốt.

Gợi ý các tư thế ngủ tốt cho người bị đau cổ

Nhiều người sau khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác đau lan từ vùng cổ xuống vai gáy. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, nếu cơn đau không xuất phát từ bệnh lý, rất có thể bạn đã ngủ sai tư thế.…

Chườm nóng/ lạnh

Phương pháp chườm nóng/ lạnh giúp kích thích tuần hoàn máu và chế ngự cơn đau ở cổ. Thông thường, người bệnh nên bắt đầu chườm nóng trước, sau đó hãy tiến hành chườm lạnh. Ngoài ra, cần lưu ý không chườm trực tiếp nước đá mà phải quấn vào khăn mềm để chườm. Không chườm liên tục ở vị trí sưng đau cũng như các khu vực lưu thông máu kém.

Châm cứu

Châm cứu là liệu pháp chữa trị các chứng đau lưng, đau đầu hoặc các bệnh về cơ xương khớp của người Trung Hoa. Nguyên lý của châm cứu là dựa trên hoạt động của Khí trong cơ thể. Khí chạy dọc theo chiều thuận để cân bằng âm dương. Khi dòng chảy của Khí bị gián đoạn thì các triệu chứng đau nhức nhanh chóng xuất hiện. Lúc này, áp dụng liệu pháp châm cứu giúp giảm đau tự nhiên, khai thông khí huyết và phục hồi chức năng của các cơ quan.

Loại kim được sử dụng trong châm cứu tương đối nhỏ và mỏng. Tùy theo triệu chứng bệnh mà các bác sĩ tiến hành châm kim tại các huyệt đạo khác nhau từ 20 – 40 phút (mỗi vị trí).

Châm cứu chữa trị thoái hóa cột sống và 4 điều cần biết

Để chữa trị thoái hóa cột sống thì có rất nhiều cách không dùng thuốc, trong số đó có liệu pháp châm cứu. Tuy nhiên, có người giảm được triệu chứng của bệnh, nhưng cũng có người chẳng những không chữa được mà còn “tiền mất tật mang” sau châm…

chữa đau cột sống cổ bằng châm cứu
Châm cứu giúp khôi phục cân bằng của Khí, giảm nhẹ các triệu chứng đau cho người bệnh

Thuốc giảm đau, giãn cơ

“Đói ăn rau, đau ăn thuốc”. Thay vì đi khám khi xuất hiện dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, nhiều bệnh nhân có xu hướng tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới hình thức uống, bôi hoặc xịt ngoài da. Điển hình như:

  • Thuốc chống viêm, giảm đau không Steroid (NSAID).
  • Thuốc tiêm Corticosteroid.
  • Thuốc giãn cơ chứa Cyclobenzaprine.
  • Thuốc chống động kinh.

Trên thực tế, nguyên nhân gây đau cột sống cổ xuất phát từ cấu trúc cột sống bị sai lệch. Vì vậy, dùng thuốc giảm đau chỉ hỗ trợ “lành bệnh” tạm thời, hoàn toàn không hiệu quả trong chữa đau tận gốc.

Các khuyến cáo của Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) cho thấy, lạm dụng thuốc giảm đau có thể tăng nguy cơ thủng dạ dày, suy gan, suy thận, nhồi máu cơ tim và thậm chí là đột quỵ. Chính vì thế, các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được chẩn đoán và điều trị đúng cách, tránh các rủi ro đáng tiếc xảy ra.

Thuốc trị thoái hóa cột sống - lợi bất cập hại

Ngày nay, không ít người vẫn giữ quan điểm sử dụng thuốc để xoa dịu cơn đau do cột sống bị thoái hóa. Tuy nhiên, ít ai biết rằng thuốc trị thoái hóa cột sống không thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn. Thoái hóa cột sống phát…

Vật lý trị liệu

Các phương pháp vật lý trị liệu như kéo dãn, xoa bóp vùng hoặc điện sung giúp tăng cường sức cơ ở cổ và vai, từ đó giảm thiểu đáng kể các cơn đau. Lựa chọn vật lý trị liệu, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp – thần kinh, tránh vật lý trị liệu thô bạo, không đúng kỹ thuật khiến cho tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.

Tốt nhất là người bệnh nên chọn các phòng khám uy tín, được trang bị máy móc vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hiện đại để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ tại Phòng khám ACC

Nếu không tích cực tập vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ, nhiều bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như bại liệt một hoặc hai tay, rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn tiền đình. Vật lý trị liệu có…

Trị liệu Thần kinh Cột sống

Bà Nguyễn Thị Phấn (74 tuổi, Sóc Trăng) chia sẻ: “Trước đây, tôi hay dùng các loại thuốc tiêm giảm đau nhằm cải thiện triệu chứng đau đốt sống cổ. Tuy nhiên, hiệu quả không lâu dài và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe. Tình cờ được người thân giới thiệu về phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống. Điều trị khoảng 2 đợt, tôi đã hoàn toàn phục hồi, không còn đau nhức xương khớp.”

Tại Mỹ và các nước phát triển, Trị liệu Thần kinh Cột sống là phương pháp an toàn và hiệu quả, được sử dụng trong điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Cơ chế hoạt động là dùng tay nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch, trả chúng về vị trí tự nhiên như ban đầu, đồng thời giảm chèn ép vào rễ thần kinh, giúp chữa lành cơn đau mà không cần phẫu thuật hay dùng bất cứ loại thuốc nào.

Tin vui cho các bệnh nhân mắc thoái hóa cột sống cổ đó là bạn có thể chữa bệnh tận gốc tại ACC – phòng khám chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam, với hơn 15 năm hoạt động và đội ngũ bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm. Tại đây, các bác sĩ tiến hành chỉnh nắn các đốt sống để giảm áp lực lên các khớp, đĩa đệm và dây thần kinh, hoàn toàn không dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật nên đảm bảo tính an toàn và không tác dụng phụ.

Khi bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn, các bác sĩ còn xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, kết hợp vật lý trị liệu bằng máy móc hiện đại như máy kéo giảm áp DTS, chiếu tia laser cường độ cao, sóng xung kích Shockwave, với các chương trình phục hồi chức năng chuyên sâu, nhằm làm lành các mô tổn thương, khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.

Lắng nghe những chia sẻ và lời khuyên từ bác sĩ Wade Brackenbury (Chuyên gia Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC) khi điều trị thoái hóa cột sống cổ, bạn có thể xem TẠI ĐÂY.

điều trị thoái hóa đốt sống cổ bằng liệu trình kết hợp chiropractic và vật lý trị liệu phục hồi chức năng
Liệu trình kết hợp Chiropractic và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại ACC giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi cơn đau, hồi phục tới 95% khả năng vận động

8. Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Để phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ và nguy cơ tái phát bệnh, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt và làm việc theo các nguyên tắc sau:

  • Sau thời gian làm việc, bạn nên dành thời gian xoa bóp và chăm sóc vùng vai gáy cổ. Chú ý phân bổ thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, để giảm căng thẳng cho vùng cột sống cổ.
  • Những người thường xuyên làm việc văn phòng, ngồi trước máy tính nên đứng lên đi lại, vươn vai sau 1-2 giờ làm việc để thư giãn gân cốt.
  • Trang thiết bị tại nơi làm việc nên phù hợp và cân đối. Điều chỉnh ghế để cho 2 cẳng tay song song với nền nhà, giữ tư thế lưng thẳng và 2 vai ngang bằng. Khi ngồi làm việc nên chú ý đặt màn hình cách mắt 50-66 cm và dưới tầm nhìn mắt khoảng 10-20 độ, tránh để màn hình quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt.
  • Thường xuyên tập thể dục, vận động xương khớp bằng các bài tập yoga điều trị thoái hóa đốt sống cổ.
  • Chú ý bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi như tôm, cua, ốc, sữa; các loại rau, trái cây chứa nhiều vi chất, đặc biệt vitamin nhóm B vào bữa ăn hằng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng tránh bệnh xương khớp.
thực phầm phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin B vào khẩu phần ăn hằng ngày giúp củng cố xương chắc khỏe, phòng ngừa các bệnh thoái hóa

Thoái hóa cột sống cổ gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Để điều trị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh nên áp dụng phương pháp nắn chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch về vị trí bình thường, điển hình như liệu pháp Chiropractic tại phòng khám ACC. Đồng thời, cần kết hợp ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và vận động thường xuyên để tăng độ dẻo dai cho cột sống, duy trì hiệu quả lâu dài.

Để hiểu hơn về thoái hóa đốt sống cổ và cách khắc phục bệnh, mời bạn cùng xem cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Wade Brackenbury:

Nguồn tham khảo:

Cervical Spondylosis | Healthline
https://www.healthline.com/health/cervical-spondylosis

Cervical spondylosis | Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cervical-spondylosis/symptoms-causes/syc-20370787

Cảnh báo nguy cơ thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ
https://zingnews.vn/canh-bao-nguy-co-thoai-hoa-cot-song-co-o-nguoi-tre-post743396.html

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!