Đau lưng dưới hay còn được hiểu là đau thắt lưng cột sống là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai, kể cả người trẻ tuổi. Cơn đau có thể xuất hiện dai dẳng, tái phát nhiều lần, gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đau lưng dưới là bệnh gì, nguyên nhân đau lưng cũng như cách điều trị hiệu quả nhất.
1. Triệu chứng đau lưng dưới thường biểu hiện thế nào?
Các dấu hiệu đau lưng dưới có thể bắt đầu đột ngột rồi tự hết hoặc dần dần trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
Một số triệu chứng đau lưng dưới thường gặp có thể kể đến như:
- Xuất hiện cơn đau mỏi lưng dưới âm ỉ.
- Đau nhói, có cảm giác nóng rát từ thắt lưng di chuyển xuống mặt sau của đùi. Đôi khi lan xuống cẳng chân hoặc bàn chân, có thể bao gồm tê hoặc ngứa ran.
- Cơ thắt cơ và căng tức ở vùng thắt lưng, xương chậu và hông.
- Khi ngồi hoặc đứng lâu, cơn đau thắt lưng dưới càng dữ dội hơn.
- Khó đứng thẳng hoặc đi bộ, thay đổi các tư thế khi đi đứng, ngồi hay nằm.
2. Những ai thường bị đau lưng dưới?
Hiện nay, tình trạng đau cột sống lưng dưới đang có xu hướng ngày càng tăng. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc phải tình trạng này bao gồm:
- Người ở độ tuổi 30 – 50 (theo tiến trình lão hóa tự nhiên sẽ kéo theo các vấn đề về xương khớp).
- Trẻ em thường xuyên mang balo quá nặng.
- Nhân viên văn phòng do đặc tính công việc ngồi làm việc nhiều giờ, ít vận động.
- Người lao động nặng nhọc, công việc thường xuyên phải nâng, đẩy hoặc kéo vật nặng.
- Người thừa cân, béo phì.
- Những ai thường xuyên lo lắng hoặc trầm cảm.
- Những người hút thuốc lá, nghiện bia rượu.
3. Các nguyên nhân gây đau lưng dưới
Có rất nhiều nguyên nhân gây chấn thương lưng dưới, đó có thể là:
3.1. Nguyên nhân phổ biến
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở các đốt L4, L5 hoặc S1 có thể xuất hiện các cơn đau ở vùng lưng dưới và có nguy cơ lan rộng xuống chân nếu tình trạng trên chuyển biến xấu.
Tin liên quan:
Không chỉ vậy, tình trạng đĩa đệm thoát vị chèn lên dây thần kinh nối giữa chân và cột sống sẽ kéo theo chứng đau thần kinh tọa bộc phát. Trong trường hợp này, cường độ đau tương đối cao. Đồng thời, phạm vi ảnh hưởng bởi cơn đau thần kinh tọa có khả năng mở rộng xuống mông hoặc thậm chí là bàn chân.
Thoái hóa cột sống
Theo thời gian, cột sống sẽ bị mất dần cấu trúc và suy giảm chức năng vốn có. Tình trạng này gọi là thoái hóa cột sống. Thực tế, thoái hóa cột sống không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà còn có thể xuất hiện ở người trẻ nếu có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, lối sống không lành mạnh…
Bên cạnh triệu chứng đau lưng dưới, người bệnh có thể cảm nhận cơn đau kéo dài dọc theo cột sống. Cường độ đau cột sống lưng dưới sẽ tăng lên nếu ngồi quá lâu hoặc thực hiện một số động tác cúi, xoay người hay nâng vật nặng.
Hẹp ống sống
Chứng hẹp ống sống đề cập đến tình trạng ống tủy sống bị co thắt, từ đó gây áp lực lên cột sống và dây thần kinh. Bệnh chủ yếu phổ biến ở người từ 60 tuổi trở lên với những triệu chứng đau nhức ở nhiều vị trí như lưng dưới, chân và vai.
Chấn thương
Những tai nạn trong quá trình luyện tập thể thao, vận động, di chuyển hàng ngày có thể tác động đến vùng lưng dưới và gây ra những cơn đau. Nghiêm trọng hơn, nếu cột sống bị chấn thương mạnh sẽ gây áp lực lên các đĩa đệm khiến chúng bị vỡ hoặc thoát vị, từ đó chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh, khởi phát tình trạng đau lưng và đau thần kinh tọa. Ngoài ra, bong gân cũng là một nguyên nhân có thể dẫn đến các cơn đau cột sống lưng dưới.
Đau thắt lưng cột sống khi chơi thể thao là tình trạng xảy ra phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Cơn đau dữ dội xuất phát từ bên này rồi chuyển sang bên kia hoặc đau cả hai bên cùng lúc, diễn ra từ 1-2…
Rối loạn chức năng khớp cùng chậu
Khớp cùng chậu chịu trách nhiệm giảm sốc giữa phần thân trên cơ thể với xương chậu. Do đó, bạn có thể cảm thấy đau nhức khó chịu ở vùng lưng dưới nếu bộ phận này bị rối loạn chức năng.
Hội chứng đau cơ xơ hóa
Đôi khi, một cơn đau lưng dưới có thể đến từ hội chứng đau cơ xơ hóa. Tình trạng này gây tác động tiêu cực lên các nhóm cơ và mô mềm, đặc biệt ở những vị trí như vùng lưng trên và dưới, cổ hoặc hông. Cơn đau do hội chứng đau cơ xơ hóa gây ra có xu hướng lan rộng ở cả hai bên cơ thể và kéo dài ít nhất 3 tháng. Do thường xuyên bị cơn đau quấy rầy, người bệnh sẽ trở nên khó ngủ và dẫn đến mệt mỏi, khả năng tập trung giảm và hàng loạt vấn đề khác như trầm cảm, đau đầu, đau bụng dưới,…
Mặc dù không phổ biến như đau lưng dưới hay đau cổ, đau lưng trên vẫn gây trở ngại trong cuộc sống của không ít người. Theo thống kê, khoảng 10% nam giới và 20% nữ giới trên toàn cầu đã gặp phải vấn đề này trong nhiều năm qua.…
Vẹo cột sống hoặc gù lưng
Vẹo cột sống hay gù lưng đều làm cho cột sống mất độ cong tự nhiên. Tình trạng này có thể gây rách đĩa đệm ở đốt sống L4 và L5, từ đó kéo theo những cơn đau lưng dưới xảy ra. Mặt khác, cột sống cong vẹo bất thường còn ảnh hưởng đáng kể đến tư thế của người bệnh.
Viêm khớp
Đau cột sống lưng dưới có thể xảy ra có các bệnh viêm khớp, bao gồm viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống, viêm cột sống…
> Tham khảo bài viết: Viêm khớp là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị
Loãng xương
Loãng xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy xương. Nếu tình trạng gãy xương nén xảy ra ở đốt sống lưng, có thể gây ra cơn đau thắt lưng dưới đột ngột.
3.2. Các bệnh lý không liên quan xương khớp
Ngoài những nguyên nhân liên quan đến xương khớp, đau thắt lưng dưới còn có thể xảy ra do một bệnh lý khác như:
- Viêm tụy.
- Bệnh lý phụ khoa.
- Bệnh về thận.
- Nhiễm trùng.
3.3. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thắt lưng
Các yếu tố sau cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng dưới:
- Đeo balo quá tải so với vóc dáng, trọng lượng của cơ thể.
- Ngồi sai tư thế, ngồi làm việc lâu.
- Không tập luyện thể dục, vận động thường xuyên.
- Thừa cân hay béo phì gây tăng áp lực lên cột sống lưng, từ đó có thể dẫn đến đau thắt lưng dưới.
- Chế độ ăn uống thiếu canxi.
- Khối u (hiếm gặp).
- Phụ nữ mang thai cũng có thể gặp tình trạng đau mỏi lưng dưới do khung xương chậu phải thay đổi để thích ứng với trọng lượng và kích thước thai nhi.
- Mắc các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài.
4. Cần làm gì để giảm đau lưng dưới?
Thực tế, đau nhức ở khu vực lưng dưới không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nên bạn có thể thử một số biện pháp khắc phục tại nhà trước khi tìm gặp bác sĩ.
Theo nhiều chuyên gia, các phương pháp tự chăm sóc này tương đối hữu ích trong vòng 72 giờ kể từ khi cơn đau xuất hiện. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài quá ba ngày mà không có dấu hiệu cải thiện tích cực, bạn nên đến tiếp nhận điều trị y tế càng sớm càng tốt. Tìm hiểu nơi điều trị đau lưng uy tín TẠI ĐÂY
4.1. Các cách chăm sóc tại nhà
Khi cảm thấy đau ở khu vực lưng dưới, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để khắc phục:
- Tạm ngưng mọi hoạt động thể chất thường ngày, bao gồm cả tập thể dục có thể giúp giảm triệu chứng đau lưng dưới.
- Hãy áp dụng phương pháp chườm ấm hoặc chườm lạnh lên vị trí đau nhức. Một số bác sĩ cho rằng bạn nên chườm lạnh trong 48 – 72 giờ đầu tiên, sau đó mới chuyển sang chườm ấm.
- Thay đổi tư thế nằm để cảm thấy dễ chịu hơn. Theo đó, bạn có thể nằm nghiêng và co chân lại. Bạn cũng có thể chèn thêm một chiếc gối giữa hai chân hoặc tiếp tục nằm ngửa và kê gối dưới đùi nhằm giảm bớt áp lực tác động lên lưng dưới.
- Tắm nước ấm và massage nhẹ nhàng cũng là những lựa chọn lý tưởng cho việc thư giãn các cơ bị căng cứng ở lưng.
4.2. Đau lưng dưới khi nào cần đi khám?
Bạn nên thăm khám y tế càng sớm càng tốt khi:
- Người bệnh đau lưng dưới là trẻ em.
- Đau thắt lưng dưới do tai nạn, chấn thương.
- Các triệu chứng đau lưng dưới đi kèm sốt và buồn nôn.
- Có cảm giác yếu, tê hoặc ngứa ran ở chân và bàn chân.
- Đau cơ lưng dưới kèm theo biểu hiện mất kiểm soát bàng quang.
- Đau dữ dội, liên tục, đột ngột hoặc nặng dần, không biến mất.
- Cơn đau cột sống thắt lưng dưới ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bạn.
5. Các cách điều trị đau mỏi lưng dưới
Dưới đây là các cách chữa trị đau lưng dưới được áp dụng hiện nay:
5.1. Dùng thuốc kê toa (cần bổ sung thêm nội dung)
Khi cơn đau cơ lưng dưới xuất hiện, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen, Acetaminophen… Nếu những loại thuốc này không mang lại hiệu lực, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc theo toa như:
- Thuốc chống động kinh để giảm đau liên quan đến dây thần kinh.
- Thuốc giãn cơ.
- Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)
- Steroid.
- Corticosteroid dạng tiêm tĩnh mạch.
Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ giảm đau lưng dưới tạm thời, khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể tái phát. Không chỉ vậy, khi sử dụng thuốc, cần phải tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua hoặc uống quá liều lượng vì có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
> Có thể bạn muốn biết: Cách chữa đau lưng hiệu quả không dùng thuốc
5.2. Phẫu thuật
Đối với trường hợp nghiêm trọng, phương án phẫu thuật có thể cần thiết, đặc biệt khi người bệnh có dấu hiệu mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột.
Mặc dù vậy, phẫu thuật vẫn là lựa chọn điều trị có nhiều rủi ro, chẳng hạn như nhiễm trùng. Thêm vào đó, chi phí dành cho loại thủ thuật y tế này khá đắt đỏ. Sau phẫu thuật, người bệnh phải dành thời gian nghỉ ngơi, tuân thủ liệu trình phục hồi chức năng để khôi phục lại khả năng vận động.
Chính vì vậy, người bệnh nên cân nhắc trước khi phẫu thuật, nên ưu tiên lựa chọn các phương pháp điều trị bảo tồn để tránh những rủi ro khi can thiệp xâm lấn.
5.3. Trị liệu thần kinh cột sống
Nguyên nhân đau nhức ở vùng lưng dưới chủ yếu đến từ những vấn đề cơ xương khớp. Vì vậy, việc dùng thuốc chỉ có thể tạm thời xoa dịu cơn đau. Trong khi đó, phẫu thuật lại mang nhiều rủi ro tiềm ẩn cùng chi phí điều trị đắt đỏ.
Để khắc phục nhược điểm của hai phương pháp điều trị trên, một số chuyên gia đã tìm ra hướng đi mới là phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic). Ở Việt Nam, Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống tự hào là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực này.
Liệu trình chữa đau lưng dưới ở phòng khám ACC không chỉ có Trị liệu thần kinh cột sống mà còn bao gồm chương trình Tập vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng phù hợp với thể trạng của mỗi người. Nhờ vậy, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm từ nước ngoài về tại đây có thể đảm bảo cơn đau ở vùng lưng dưới của bạn sẽ khỏi hoàn toàn sau khi liệu trình kết thúc mà không cần nhờ đến thuốc hay phẫu thuật.
Ngoài ra, khi điều trị tại phòng khám ACC, bạn còn có cơ hội tiếp cận với những công nghệ, máy móc tân tiến đến từ Hoa Kỳ, chẳng hạn như thiết bị giảm áp thắt lưng Vertetrac hay máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS.
Đặc biệt, nổi bật nhất trong những thiết bị trên là hệ thống Pneumex Pneuback duy nhất có tại ACC trong toàn khu vực Đông Nam Á. Liệu trình bảy bước phục hồi chức năng này có thể hỗ trợ người bệnh khôi phục khả năng đi lại đang dần mất đi, từ đó mau chóng quay về cuộc sống thường ngày.
5.4. Vật lý trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu như liệu pháp nhiệt, sử dụng sóng âm, siêu âm, ánh sáng, kích thích điện, nắn hoặc xoa bóp khớp… cũng có thể giúp cải thiện tình trạng đau cơ thắt lưng dưới. Ngoài ra, một số bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng cũng có thể được bác sĩ chỉ định tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh để hỗ trợ đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Lưu ý, khi tập vật lý trị liệu, người bệnh nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên. Tuyệt đối không tự ý tập tại nhà vì có thể khiến tình trạng đau cột sống thắt lưng thêm nghiêm trọng.
Đau lưng là triệu chứng phổ biến trong cộng đồng, có thể gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cơn đau lưng có thể xuất hiện đột ngột, vào bất cứ thời điểm nào, khi đi đứng, vận động hoặc thậm chí là lúc nghỉ ngơi.…
5.5. Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu
Đối với các trường hợp đau thắt lưng dưới do chấn thương, bong gân hay do ngồi làm việc lâu hay do công việc nặng nhọc… bạn có thể áp dụng liệu trình trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC để cải thiện. Phương pháp này tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng tay kết hợp với các dụng cụ vật lý trị liệu hiện tại, giúp giảm đau nhức hiệu quả, tăng cường tuần hoàn máu và miễn dịch; đồng thời giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ…
Liệu trình trị đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC được xây dựng theo tình trạng sức khỏe của mỗi người và được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên viên giàu kinh nghiệm. Vì vậy, bạn có thể an tâm chữa trị để thoát khỏi tình trạng đau thắt lưng dưới.
Đau lưng dưới dù là một tình trạng khá phổ biến nhưng không được chủ quan bởi đây là triệu chứng của rất nhiều vấn đề cơ xương khớp cũng như các bệnh lý nghiêm trọng. Khi xuất hiện dấu hiệu đau cột sống lưng dưới dai dẳng, không thuyên giảm, hãy liên hệ ngay với phòng khám ACC để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xem thêm các vị trí đau lưng thường gặp khác: > Đau lưng giữa > Đau cột sống thắt lưng > Đau lưng lan xuống hông > Đau lưng dẫn đến đau gối