Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 và cách điều trị dứt điểm

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Timothy Gallivan

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là căn bệnh thường gặp không chỉ ở người cao tuổi, mà còn xuất hiện phổ biến ở những người trẻ thường xuyên ngồi nhiều, sai tư thế. Bệnh rất khó chữa do người bệnh chủ quan, không tiếp cận đúng hướng điều trị.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Giám đốc Phòng khám ACC, hơn 90% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể điều trị bảo tồn mà không cần sự can thiệp của phẫu thuật. Với liệu trình kết hợp giữa Trị liệu thần kinh cột sống và vật lý trị liệu, Phòng khám ACC đã chữa trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm cho hàng ngàn bệnh nhân.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là bệnh gì?

Trên cơ thể con người, cột sống là phần trụ cột nâng đỡ toàn bộ cơ thể, được tạo thành từ 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, bao gồm:

  • 7 đốt sống ở cổ: C1 – C7
  • 12 đốt sống ở lưng: D1 – D12
  • 5 đốt sống ở thắt lưng: L1 – L5
  • 5 đốt sống ở hông: S1 – S5
  • 4 đốt sống cụt.

Ở giữa hai đốt sống có đĩa đệm (cấu tạo gồm 2 phần chính là nhân nhầy trung tâm và bao xơ bên ngoài) làm nhiệm vụ phân tán và chịu lực, giúp cột sống tránh được những chấn động khi chịu nhiều lực tác động khác nhau.

L4 L5 là các đốt sống nằm ở vị trí thấp nhất của vùng cột sống thắt lưng. Đây là 2 đốt sống chịu nhiều ảnh hưởng nặng nhất khi có lực mạnh tác động vào cột sống.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 và L5 bị rách hoặc đứt, tạo nên khe hở, nhân nhầy bắt đầu chui qua khe hở này với tốc độ rất nhanh, hình thành nên khối thoát vị. Cơn đau bắt đầu xuất hiện rõ ràng khi khối thoát vị chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Triệu chứng và cách điều trị

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt đối tượng thường xuyên lao động nặng hoặc nhân viên văn phòng. Tình trạng này gây nên…

2. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm L4 L5

Thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống. Theo thời gian, đĩa đệm ngày càng bị mất nước và bào mòn. Bất kỳ tác động mạnh nào vào cột sống, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng tại vị trí đốt sống L4 L5 đều gây áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị.

Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn do các tác động cơ học từ chấn thương hoặc vận động sai cách thường ngày như: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã mạnh, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cột sống, đứng lâu, khuân vác nặng, cong lưng và nhấc vật lên đột ngột…

Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm mà nhiều người còn chưa biết như thừa cân, béo phì, bệnh lý cột sống bẩm sinh (gù vẹo cột sống, gai cột sống, viêm xương khớp…).

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 - L5
Đa số người trẻ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 là do ngồi quá nhiều

3. Dấu hiệu nhận biết thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5

Một số dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm như:

  • Đau âm ỉ hoặc dữ dội, đột ngột tại vùng thắt lưng.
  • Kèm theo đau thần kinh tọa, cơn đau lan dọc từ lưng eo phía ngoài xuống tới đầu gối hoặc bàn chân.
  • Mức độ đau tăng dần khi ho, hắt hơi, khom người, đi lại nằm nghiêng hoặc đại tiện.
  • Có cảm giác tê bì hoặc ngứa ran ở bàn chân và mông.

Thoát vị đĩa đệm thường gây đau, vậy Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

4. Các biến chứng nguy hiểm

Nếu để lâu không chữa trị, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Đau rễ thần kinh: Các đốt sống L4 có xu hướng trượt về phía trước trên các đốt sống L5, tác động đến rễ thần kinh, vì vậy cơn đau tái phát nhiều lần với mức độ ngày càng nặng, làm cản trở các hoạt động thường ngày.
  • Rối loạn cảm giác: Khi rễ thần kinh bị tổn thương, những phần da tương ứng sẽ bị rối loạn cảm giác nóng, lạnh và xúc giác.
  • Rối loạn vận động: Hai chân tê yếu và bại liệt, hạn chế khả năng đi lại và vận động.
  • Rối loạn cơ thắt: Bí tiểu hoặc tiểu không kiểm soát.

Khi phát hiện các cơn đau nhức bất thường ở vùng cột sống thắt lưng, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Việc thăm khám và điều trị sớm làm tăng khả năng chữa lành bệnh, tiết kiệm thời gian và chi phí.

5. Cách chữa trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không dùng thuốc, không phẫu thuật tại ACC

Tại Phòng khám ACC, các bác sĩ áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống, nắn chỉnh các sai lệch trong cấu trúc cột sống, làm giãn rộng khoang đốt, tạo điều kiện cho đĩa đệm thoát vị trở về vị trí ban đầu, từ đó các đốt sống cũng trở về vị trí thẳng hàng, cơn đau dần biến mất mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Đây là phương pháp hiệu quả, an toàn, được áp dụng phổ biến ở Mỹ và nhiều nước châu Âu, với khảo sát hơn 80% bệnh nhân cảm thấy hiệu quả rõ rệt sau điều trị.

Ngoài ra, các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống ACC còn kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng vào liệu trình điều trị. Các loại hình vật lý trị liệu hiệu quả, an toàn:

Kéo giãn giảm áp cột sống bằng máy DTS: tạo ra áp lực ngay trong lòng đĩa đệm, nhằm giải nén, giúp nhân nhầy đĩa đệm dịch chuyển về vị trí tự nhiên ban đầu.

Vận động trị liệu tích cực với máy ATM2: kích thích các cơ thần kinh chuyển động theo cường độ khác nhau, tác động đến hệ thống thần kinh điều khiển trung ương, giúp chỉnh sửa những điểm sai lệch trên cột sống, từ đó chữa dứt cơn đau tạm thời và kinh niên ở nhiều vị trí trên cơ thể, đặc biệt là vùng thắt lưng.

– Giảm áp cột sống thắt lưng cùng thiết bị Vertetrac: tác động một lực kéo giảm áp thắt lưng trong khi di chuyển, giảm các chèn ép lên dây thần kinh, giúp giảm đau hiệu quả.

Trị liệu laser thế hệ IV: là công nghệ mới giúp kích thích sâu các mô trong khớp xương, cải thiện tuần hoàn máu, giảm đau nhanh chóng.

Sóng xung kích Shockwave: là dạng sóng âm mang năng lượng cao tương tác với các mô trong cơ thể, thúc đẩy quá trình phục hồi mô, tế bào, giảm đau và khôi phục khả năng vận động.

Đối với trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị với trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack – một giải pháp mới nhất trong điều trị thoát vị đĩa đệm lưng hiện nay. Mời bạn lắng nghe chia sẻ của  bác sĩ Wade về hiệu quả vượt trội phương pháp này:

Tùy mức độ và tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định loại hình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm phù hợp theo thời gian và tần suất khác nhau.

Tham khảo thêm:

>>> Xem thêm thông tin từ báo Sức Khỏe Đời Sống: Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5 giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục