Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5- S1: Nguyên nhân và cách điều trị an toàn

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Will Gunson

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở độ tuổi 30 – 50. Đa số bệnh nhân chỉ phát hiện và điều trị khi bệnh đã tiến triển nặng. Việc nhận biết các triệu chứng ngay từ sớm và tiếp cận đúng hướng điều trị sẽ tăng khả năng phục hồi, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là gì?

Cột sống con người được cấu tạo bởi 33 đốt sống, được chia thành:

  • 7 đốt sống cổ (C1 – C7)
  • 12 đốt sống vùng lưng trên, ngang ngực (D1 – D12)
  • 5 đốt sống thắt lưng (L1 – L5)
  • 5 đốt xương cùng tại vùng chậu (S1 đến S5)
  • 4 đốt xương cụt

> Khám phá những sự thật thú vị về cột sống con người: XEM TẠI ĐÂY

thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Đĩa đệm ở vị trí L5 S1 thường dễ bị thoát vị và chèn ép vào rễ thần kinh, gây đau nhức cho người bệnh

Đĩa đệm L5-S1 nằm ở đoạn xương thấp nhất của cột sống, giữa đốt sống thắt lưng thứ 5 (L5) và đốt xương cùng thứ nhất (S1). Vị trí này được xem là bản lề của cột sống thắt lưng, chịu sức ép từ tải trọng phần trên cơ thể và sự chuyển động từ nhiều phía như: cúi, khom người, nghiêng, ưỡn, xoay… Do phải chịu chịu nhiều tác động của lực nên vị trí đốt sống L5 – S1 dễ xảy ra tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 là hiện tượng đĩa đệm ở vị trí L5 S1 bị rạn nứt bao xơ bên ngoài, nhân nhầy bên trong thoát ra, chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh và màng tủy gây ra đau nhức và tê liệt ở một số bộ phận của người bệnh.

2. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 có nguy hiểm không?

Người bị thoát vị đĩa đệm L5 S1 thường gặp các cơn đau vùng thắt lưng, đau buốt từng cơn hoặc âm ỉ. Cơn đau biểu hiện rõ khi đi lại, đứng hoặc ngồi lâu, ho, hắt hơi, rặn đại tiện. Cơn đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi, có cảm giác tê bì. Một số trường hợp, cơn đau còn lan xuống khu vực mông và một trong hai mặt chân.

Ngồi làm việc lâu trong thời gian dài càng khiến cơn đau thắt lưng thêm trầm trọng
Ngồi làm việc lâu trong thời gian dài càng khiến cơn đau thắt lưng thêm trầm trọng

Phần đông mọi người đều chủ quan, tự ý mua thuốc về sử dụng. Theo Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc phòng khám ACC, có không ít bệnh nhân chỉ khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng mới chịu đi khám bác sĩ.

Nếu để lâu không chữa trị, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng ở vị trí L5 S1 có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt. Các biến chứng thường gặp:

  • Đau rễ thần kinh.
  • Rối loạn cảm giác, xúc giác: mất cảm giác nóng lạnh tại một số vùng da trên cơ thể, mất cảm giác ở đầu ngón chân.
  • Rối loạn vận động, bại liệt ở hai chân .
  • Rối loạn cơ thắt gây bí tiểu hoặc mất kiểm soát tiểu tiện, luôn có nước tiểu chảy rỉ một cách thụ động.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc mà Phòng khám ACC - chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống thường xuyên nhận được từ nhiều bệnh nhân. Đây là một bệnh lý thường gặp, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế…

3. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1

Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm xuất phát từ quá trình thoái hóa cột sống. Bắt đầu từ tuổi 30, cấu trúc của sụn khớp bắt đầu có dấu hiệu hư tổn, đĩa đệm mất nước, nhân nhầy bị khô, vòng sụn bên ngoài bị thoái hóa gây rách vỡ. Khi có các vận động đột ngột liên quan đến vùng cột sống thắt lưng sẽ gây áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng bị thoát vị.

Một số vận động hàng ngày trong sinh hoạt và lao động như: cúi cong lưng và nhấc vật lên đột ngột, cố gắng kiễng chân để lấy vật trên cao, ngồi nhiều, ngồi cong vẹo cột sống, tập luyện thể thao quá sức (đặc biệt các bộ môn bóng đá, bóng rổ, tennis, cử tạ, leo cầu thang…) cũng gây tổn thương đĩa đệm và vùng cột sống thắt lưng.

Tư thế ngồi và nằm cho người thoát vị đĩa đệm

Bên cạnh các phương pháp trị liệu thông thường, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh nên tập các tư thế ngồi cũng như tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Vậy, người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm và…

Ngoài ra còn một số yếu tố làm tăng nguy cơ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L5 S1 như:

– Chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc một cú ngã từ trên cao, va đập mạnh.

– Các bệnh lý cột sống bẩm sinh: gai đôi cột sống, gù vẹo, viêm xương khớp ở vùng thắt lưng…

– Thừa cân, béo phì: Tình trạng này cứ lặp đi lặp lại kéo dài trong nhiều năm sẽ gây áp lực lên sụn khớp và đĩa đệm, khiến đĩa đệm mất đi độ đàn hồi và tính linh hoạt, dễ dẫn đến phình hoặc thoát vị.

> Tham khảo thêm: Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì để đẩy nhanh hiệu quả điều trị?

4. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng an toàn, hiệu quả tại ACC

Trên thế giới, trị liệu thần kinh cột sống nổi tiếng là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn các bệnh về xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật. Phòng khám ACC đã tiên phong trong việc đưa phương pháp này về Việt Nam từ năm 2006. Bằng việc nắn chỉnh nhẹ nhàng các đốt sống bị lệch vào đúng vị trí, trị liệu thần kinh cột sống sẽ giải quyết gốc rễ của bệnh – tác nhân gây ra cơn đau.

Bên cạnh trị liệu thần kinh cột sống, liệu trình điều trị còn kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng với máy móc hiện đại: thiết bị kéo giãn giảm áp cột sống DTS và Vertetrac, máy trị liệu vận động tích cực ATM2, sóng xung kích Shockwave và máy chiếu Laser thế hệ thứ IV.

Đối với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng vị trí L5 S1 ở giai đoạn biến chứng nặng, liệu trình Pneumex PneuBack (được phát minh bởi kỹ sư Gerry Cook – thuộc nhóm kỹ sư phát triển Boeing 747) đã mang lại nhiều thành công đáng kể, khi các phương pháp giảm áp khác không phát huy tác dụng. Liệu trình nổi trội với 7 bước và 4 loại máy giảm áp được thiết kế linh hoạt:

– Thiết bị rung PneuVibe Pro: giảm áp trong tư thế đứng.

– Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmill: giảm áp khi đi bộ.

– Bàn giảm áp xung động PneuVibro: giảm áp trong tư thế nằm.

– Ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair: tạo lực giảm áp trong tư thế ngồi.

Các bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống tại ACC sẽ thăm khám kỹ càng, chỉ định thực hiện một số xét nghiệm cần thiết và đưa ra liệu trình chữa thoát vị đĩa đệm phù hợp với từng bệnh nhân.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm trước và sau khi điều trị tại ACC

Hơn 15 năm hoạt động, Phòng khám ACC – Chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống đầu tiên tại Việt Nam tự hào là lựa chọn hàng đầu của quý bệnh nhân mắc bệnh xương khớp trong và ngoài nước. Bằng liệu trình kết hợp phương pháp trị liệu thần kinh cột sống vật lý trị liệu, ACC đã chữa trị dứt điểm thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc – không phẫu thuật, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, với tỷ lệ thành công hơn 95%.

5. Cách phòng ngừa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm L5 S1 để lại nỗi lo cho không ít bệnh nhân. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ mỗi người nên thay đổi thói quen gây áp lực lên cột sống:

– Hạn chế ngồi quá lâu, đặc biệt nhân viên văn phòng nên có một số bài thể dục cho lưng ngay tại ghế làm việc. Đồng thời cứ sau 1 giờ, nên đứng dậy đi lại, vận động nhẹ nhàng.

– Tránh thay đổi tư thế đột ngột hoặc bất ngờ quay vẹo cột sống. Tốt nhất nên giữ cho cột sống luôn thẳng trong sinh hoạt hàng ngày.

– Tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật ở tư thế khom lưng.

– Không chơi thể thao quá sức hoặc kéo dài, không tập luyện khi cơ thể đang yếu.

– Tập luyện đều đặn 30 phút mỗi ngày, nên chơi những môn thể thao phù hợp với giới tính, tuổi tác và thể trạng bản thân. Tìm hiểu các môn thể thao dành cho người thoát vị đĩa đệm TẠI ĐÂY

– Kiểm soát cân nặng tránh thừa cân béo phì gây áp lực lên cột sống.

– Bổ sung nhiều canxi và vitamin để xương khớp chắc khỏe. Đồng thời, hạn chế các chất kích thích vào cơ thể, bỏ rượu và thuốc lá.

– Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng đau đột ngột, đau từng cơn dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, người bệnh cần đi khám ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục