Nhận biết triệu chứng đau căng cơ lưng và cách khắc phục hiệu quả

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Timothy Gallivan

Đau căng cơ lưng là tình trạng có thể xuất hiện với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không nhận biết triệu chứng và khắc phục từ sớm có thể dẫn đến đau lưng mãn tính và thương tật vĩnh viễn.

1. Căng cơ lưng là gì?

Căng cơ lưng là hiện tượng các cơ ở lưng bị căng ra quá mức dẫn đến cơ bắp suy yếu dần, cột sống sẽ trở nên kém ổn định gây tình trạng đau lưng.

Đau cơ lưng có thể xuất hiện ở lưng trên, lưng dưới, bên trái hay bên phải. Trong đó, đau cơ thắt lưng (đau lưng cơ năng) rất thường gặp. Đây là tình trạng nhóm cơ ở vùng thắt lưng bị lực tác động mạnh, dẫn đến tổn thương và hình thành nên các cơn đau co thắt.

2. Các triệu chứng căng cơ lưng

Khi cơ lưng bị kéo căng, người bệnh có các dấu hiệu như:

  • Đau thắt lưng âm ỉ, nhức nhối; có thể đi kèm cảm giác nóng, tê và ngứa ran do rễ thần kinh bị kích thích.
  • Đau tập trung ở lưng dưới, đôi lúc lan xuống mông hoặc hông.
  • Cơn đau bùng phát khi đứng dậy, cúi người về phía trước hoặc khi bước ra khỏi giường lần đầu tiên vào buổi sáng.
  • Đau nặng hơn khi ho, hắt hơi, uốn hay duỗi lưng.
  • Cơ thắt lưng bị căng gây khó khăn cho việc cúi gập người, đi bộ, đứng… 
  • Hạn chế khả năng vận động do co rút cơ lưng dữ dội.

> Tham khảo: Nguyên nhân và phương pháp chữa đau lưng lan xuống hông

Các triệu chứng phổ biến của căng cơ lưng bao gồm đau lưng cục bộ, cứng và co thắt cơ.
Các triệu chứng phổ biến của căng cơ lưng bao gồm đau lưng cục bộ, cứng và co thắt cơ.

Thông thường, biểu hiện của chứng căng cơ thắt lưng rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều hội chứng đau phổ biến khác. Vì vậy bạn cần được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán rõ ràng, để tránh bệnh tiến triển nặng nề. Cùng với đó, nếu tình trạng đau căng cơ lưng đi kèm cảm giác tê yếu ở chân, hoặc các vấn đề về ruột và bàng quang thì nên đến ngay cơ sở y tế, bởi đó có thể là dấu hiệu của tổn thương dây thần kinh.

3. Nguyên nhân gây đau căng cơ lưng

Nguyên nhân căng cơ lưng trên, đau cơ lưng bên trái, bên phải hay ở dưới và các yếu tố nguy cơ thường liên quan đến chấn thương hoặc các tổn thương khác, cụ thể là do:

  • Bê vác đồ vật nặng quá sức của mình.
  • Trước khi chơi thể thao hoặc hoạt động thể lực không khởi động, kéo duỗi cơ đúng cách và kỹ càng.
  • Tai nạn hoặc chấn thương thể thao.
  • Ngồi một tư thế trong thời gian dài khi làm việc dẫn đến mỏi, căng cứng cơ lưng.
  • Hút thuốc lá.
  • Ho nhiều.
  • Bị thừa cân, béo phì.
Cảnh báo: Béo phì chính là nguyên nhân gây đau lưng?

Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp... người bị béo phì còn phải đối mặt với các chứng…

4. Phương pháp điều trị đau cơ lưng

Đau, căng cơ thắt lưng có thể được điều trị bằng các phương pháp như sau:

4.1. Chườm đá hay chườm nóng

Để giảm đau và sưng ngay sau khi bị chấn thương, nên thực hiện chườm đá trong 10-20 phút mỗi 3-4 giờ. Khi tình trạng sưng đã giảm, bạn hãy kết hợp chườm nóng bằng đệm sưởi điện hoặc bình nước nóng ở vùng lưng trong 10 phút, nhằm tăng cường lưu thông máu và giảm co thắt cơ, cứng khớp.

Chườm lạnh giúp giảm đau cơ lưng
Nên chườm lạnh trước để xoa dịu cơn đau căng cơ và giảm sưng tấy.

4.2. Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc giảm đau như thuốc không kê đơn (OTC) hoặc thuốc Opioid giúp giảm đau cứng cơ lưng, nhưng chỉ có tác dụng tạm thời và dễ gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng quá liều. Do đó, nếu phải điều trị tình trạng căng cơ lưng bằng thuốc, người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định của bác sĩ.

4.3. Đeo dụng cụ hỗ trợ lưng

Để cố định cột sống lưng và hỗ trợ điều chỉnh tư thế khi thực hiện các hoạt động hàng ngày, người bệnh có thể cân nhắc đeo đai hoặc nịt lưng. Lưu ý, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu trước để chọn được loại dụng cụ và hướng dẫn tần suất đeo phù hợp.

4.4. Trị liệu Thần kinh Cột sống

Tình trạng đau cơ thắt lưng xảy ra chủ yếu do xương cột sống bị lệch khỏi vị trí. Do đó, áp dụng phương pháp Chiropractic – nắn chỉnh cột sống là cách giảm đau cơ lưng hiệu quả từ gốc và an toàn mà không cần dùng đến thuốc giảm đau, không cần phẫu thuật. Bằng các thao tác nắn chỉnh cấu trúc xương khớp sai lệch quay về vị trí sinh lý ban đầu, giải phóng chèn ép dây thần kinh, từ đó kích hoạt cơ chế tự làm lành thương tổn của cơ thể. Nhờ vậy, tình trạng đau nhức sẽ dần dần thuyên giảm rồi biến mất theo thời gian.

Hiện phòng khám ACC tự hào là đơn vị đầu tiên ứng dụng phương pháp này tại Việt Nam. Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài và liệu trình điều trị chuyên biệt chuẩn Hoa Kỳ, ACC đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân bị căng cơ lưng.

Điều trị đau căng cơ lưng bằng phương pháp nắn chỉnh cột sống tại ACC
Với vốn kinh nghiệm dày dạn, các bác sĩ nước ngoài tại ACC sẽ thiết kế phác đồ điều trị phù hợp thể trạng và mức độ tổn thương của mỗi bệnh nhân.

4.5. Vật lý trị liệu

Để đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm các cơn đau nhức khó chịu sớm vận động lại như bình thường, người bệnh nên thực hiện các bài tập vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… 

4.6. Trị liệu đau mỏi cơ

Hiện nay để điều trị đau nhức cơ nhiều người cũng đã tìm đến phương pháp trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại phòng khám ACC. Liệu trình này tác động sâu vào mô cơ thông qua trị liệu bằng tay kết hợp các dụng cụ vật lý trị liệu, từ đó giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu và miễn dịch, giảm mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ…

Ngoài những phương pháp trên, người bệnh đau cơ lưng cần nghỉ ngơi, tránh hoạt động gắng sức hoặc nâng vật nặng, nhằm giảm áp lực lên cột sống và nguy cơ thoái hóa hay cứng khớp theo thời gian.

5. Cách ngăn ngừa tình trạng đau cơ lưng

Để ngăn ngừa đau cơ lưng tái phát, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Tập luyện các bài tập kéo giãn cơ để làm mạnh các cơ bảo vệ và hỗ trợ cột sống.
  • Luôn vươn vai, khởi động nhẹ nhàng trước khi thực hiện các bài tập.
  • Vận động cơ thể bằng các môn thể thao như đi bộ, đạp xe, bơi lội hoặc yoga…
  • Kiểm soát tốt trọng lượng cơ thể, nhằm tránh tạo áp lực đè nặng lên cột sống.
  • Tránh nằm sấp khi ngủ, nên nằm ngửa hoặc nằm nghiêng và kê một chiếc gối dưới chân.
  • Giữ đúng tư thế, ngồi thẳng lưng trên ghế và để chân vuông góc trên sàn nhà.
  • Khi nâng đồ vật, không nên cúi cong lưng xuống mà hãy gập đầu gối lại.

Tham khảo 6 bài tập giảm đau lưng hiệu quả cùng chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Phòng khám ACC:

Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng đau căng cơ lưng, vì vậy mỗi người hãy tự chủ động phòng bệnh ngay từ sớm. Nếu nhận thấy vùng lưng có dấu hiệu đau nhức bất thường, hay gặp khó khăn trong sinh hoạt và làm việc hàng ngày, người bệnh đau lưng nên thăm khám càng sớm càng tốt để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Xem thêm: Căng cơ bắp chân: Nguyên nhân và cách khắc phục

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục