Bệnh gù lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Ngày nay, bệnh gù lưng không còn là tình trạng hiếm gặp và ai cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, ít ai hiểu rõ căn bệnh này nguy hiểm ra sao và kéo theo những hệ lụy gì nếu không sớm được chữa trị hiệu quả.

Một cột sống khỏe mạnh sẽ cong ở mức độ nhất định. Độ cong này gọi là đường cong sinh lý của cột sống. Tuy nhiên, nếu các đốt sống cong về phía trước quá 45°, bạn có thể được chẩn đoán mắc chứng gù cột sống, còn gọi là bệnh gù lưng.

1. Tìm hiểu gù lưng là gì?

Gù lưng (tên tiếng anh là Kyphosis) hay còn gọi gù cột sống, là tình trạng phần lưng trên bị biến dạng, cong quá mức về phía trước. Tình trạng này có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, với người già thường xuất hiện loãng xương dẫn đến lún xẹp đốt sống. Còn với trẻ em và thanh thiếu niên, gù lưng đa phần xuất phát do dị tật hoặc khớp xương cột sống bị chèn ép theo thời gian.

gù lưng có nguy hiểm không
Gù lưng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không chữa trị kịp thời.

Gù lưng được phân thành các loại như sau: 

  • Gù tư thế: Đây là loại gù lưng phổ biến, thường xuất hiện ở giai đoạn niên thiếu và tỷ lệ cao ở nữ giới hơn là nam giới. Nguyên nhân gây gù tư thế là do khom lưng hoặc sinh hoạt sai cách, lâu ngày sẽ làm căng các dây chằng và cơ giữ cột sống, dẫn đến biến dạng cong ở cột sống. Gù tư thế hiếm khi gây đau và có thể tự điều chỉnh bằng cách tập bài tập chống gù lưng.
  • Gù Scheuermann: Tình trạng đốt sống phát triển thành hình nêm (hình lăng trụ tam giác) thay vì hình chữ nhật như bình thường. Các đốt sống hình nêm cong về phía trước, làm cột sống trông tròn hơn. Bệnh gù cột sống Scheuermann xuất phát từ cấu trúc cột sống bất thường, có thể gây đau đớn khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài

Gù bẩm sinh: Gù cột sống xuất hiện ở giai đoạn thai nhi, có thể tăng mức độ nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên. Phẫu thuật có thể được bác sĩ chỉ định để điều chỉnh độ cong của cột sống lúc trẻ ngay từ sớm, nhằm ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng hơn.

2. Làm sao để nhận biết một người mắc bệnh gù lưng?

Phần lớn trường hợp, tình trạng gù cột sống dạng nhẹ có thể không bộc lộ dấu hiệu rõ ràng. Mặc dù vậy, một số bệnh nhân cho biết họ thường gặp triệu chứng đau lưngcứng khớp.

Theo bác sĩ, dấu hiệu gù cột sống phổ biến có thể kể đến như sau:

  • Đau lưng với nhiều cường độ khác nhau (âm ỉ, nhức mỏi, đau nhói, dữ dội…)
  • Dáng người khom về phía trước; có thể quan sát rõ nhất từ hướng bên cạnh bệnh nhân (một số trường hợp người bệnh có thể cúi gập hẳn)
  • Giảm chiều cao
  • Gặp khó khăn trong việc đứng thẳng, đặc biệt là vào cuối ngày
  • Mệt mỏi toàn thân

Gù lưng có gây ra cong vẹo cột sống không?

Gù lưng không gây cong vẹo cột sống và ngược lại. Tuy nhiên, hai tình trạng này có thể xảy ra cùng một lúc trên người bệnh. 

Cách nhận biết gù cột sống dễ dàng nhất là quan sát thấy cột sống bị cong về phía trước. Trong khi đó, vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường, có thể đổ về phía trước hoặc phía sau hoặc vẹo sang trái hoặc sang phải.

vẹo cột sống là gì
Vẹo cột sống là cột sống bị cong bất thường từ trái sang phải hoặc có thể là sang một bên.

3. Các nguyên nhân gây gù lưng

Cột sống bình thường, khỏe mạnh được cấu tạo từ nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau theo quy tắc nhất định. Do đó, tình trạng cột sống cong quá mức dẫn đến gù lưng thường liên quan đến sự sai lệch vị trí trong cấu trúc đốt sống. Những vấn đề góp phần dẫn đến tình trạng này có thể đến từ:

3.1. Gãy xương kín

Nứt hoặc gãy bất kỳ đốt sống nào cũng đều gây suy giảm sức khỏe cột sống, có thể trực tiếp dẫn đến gù lưng trong một số trường hợp. Tình trạng này khó phát hiện ngay từ đầu vì gãy xương kín dạng nhẹ thường không bộc lộ dấu hiệu đặc biệt.

3.2. Thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm nằm giữa các đốt xương sống, đảm nhiệm vai trò giảm chấn động xóc nảy khi cơ thể vận động, đồng thời gia tăng khả năng chịu đựng của cột sống.

Theo thời gian, đĩa đệm có thể bị khô và co lại do thoái hóa. Điều này góp phần làm tăng rủi ro cột sống biến dạng, từ đó dẫn đến bệnh gù lưng.

3.3. Dị tật cột sống bẩm sinh

Trong một số trường hợp hy hữu, quá trình hình thành cột sống trong giai đoạn thai nhi phát triển gặp biến cố bất thường, dẫn đến cấu trúc đốt sống biến dạng ngay từ đầu. Dị tật cột sống bẩm sinh rất dễ kéo theo bệnh gù lưng xảy ra.

3.4. Bệnh Scheuermann

Căn bệnh này còn có tên gọi khác là tật gù cột sống Scheuermann, thường xuất hiện vào giai đoạn tăng trưởng trước khi dậy thì của trẻ. Theo thống kê, so với các bé gái cùng lứa, những bé trai dễ gặp phải vấn đề sức khỏe này hơn.

Mặt khác, bệnh gù lưng có nguy cơ trở nên tệ hơn sau khi trẻ ngừng phát triển.

3.5. Một số vấn đề sức khỏe khác

Ở người trưởng thành, gù lưng có thể là hệ quả từ tình trạng loãng xương. Người mắc chứng loãng xương có mật độ xương rất thấp. Vì vậy, cột sống rất dễ bị chấn thương dẫn đến nứt, gãy và gây gù lưng.

Thực tế, bệnh gù lưng do loãng xương không hiếm gặp. Ngược lại, tình trạng này còn phổ biến ở phụ nữ, người cao tuổi và người sử dụng corticosteroid liều cao trong thời gian dài.

Trong khi đó, ở trẻ nhỏ, chứng gù cột sống có nguy cơ phát sinh cùng lúc với một số vấn đề sức khỏe như hội chứng Marfan hoặc bệnh Prader-Willi.

Bệnh gù lưng ở trẻ nhỏ: Cha mẹ nên lưu ý gì?

Nắm được cách nhận biết gù lưng ở trẻ giúp phụ huynh chủ động hơn trong việc phòng tránh, điều trị và bảo vệ bé trước tình trạng sức khỏe này. Vậy nguyên nhân gây gù lưng cho bé là gì? Đâu là những triệu chứng thường gặp? Hãy cùng…

3.6 Sinh hoạt sai tư thế

Thói quen cúi người, đứng không thẳng, ngồi gục đầu trên bàn, một nghiêng người sang một bệnh, mang balo nặng, ngồi tại chỗ quá lâu,… có thể kéo căng các cơ và dây chằng, đồng thời làm tăng độ cong của cột sống. Về lâu dài, sinh hoạt, đi đứng hay ngồi sai tư thế sẽ làm tăng nguy cơ gù lưng.

gù lưng có chữa được không
Một số thói quen sinh hoạt nếu sai tư thế cũng là nguyên nhân gây gù lưng.

4. Gù lưng có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến sinh hoạt?

Bệnh gù lưng thường đi kèm với những cơn đau, nhức mỏi vô cùng khó chịu. Nếu tiếp tục kéo dài, tình trạng này còn có nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như: 

4.1. Hô hấp khó khăn

Chứng gù lưng liên quan đến sự thay đổi trong cấu trúc đốt sống. Dần dần, cấu trúc sai lệch sẽ tạo thành áp lực đè nặng lên các cơ quan xung quanh, đôi khi ảnh hưởng đến cả phổi. Khi đó, bệnh nhân có biểu hiện khó thở nghiêm trọng.

4.2. Hạn chế vận động

Sự thay đổi trong cấu trúc xương khớp – cột sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng cơ lưng, từ đó hạn chế khả năng vận động của cơ thể. Người bệnh có thể gặp khó khăn với cả hoạt động đơn giản nhất, chẳng hạn như:

  • Đi bộ
  • Đứng lên khỏi ghế
  • Lái xe
  • Ngả lưng xuống giường 

4.3. Vấn đề tiêu hóa

Tương tự phổi, đường tiêu hóa cũng có nguy cơ chịu ảnh hưởng từ bệnh gù lưng. Khó nuốt thức ăn và trào ngược axit là những vấn đề phổ biến nhất trong trường hợp này.

4.4. Ảnh hưởng ngoại hình

Cột sống biến dạng gây tác động tiêu cực rất nhiều đến ngoại hình của một người. Những người mắc bệnh gù lưng, đặc biệt là thanh thiếu niên, thường dễ cảm thấy mặc cảm, tự ti với tư thế, dáng đi bất thường. Nếu không sớm được chữa trị, chứng gù lưng có thể khiến họ trầm cảm hoặc bị cô lập với mọi người xung quanh.

Chính vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ gù cột sống, bạn nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

5. Gù lưng có chữa được không? Nên điều trị thế nào cho hiệu quả?

Gù lưng có thể chữa được. Tùy vào nguyên nhân và loại gù lưng mà sẽ có cách điều trị khác nhau. 

Trước khi có cách chữa gù lưng phù hợp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra chiều cao và yêu cầu bệnh nhân cúi về phía trước từ thắt lưng để quan sát cột sống từ phía bên hông. Nếu bị gù cột sống thì phần lưng trên sẽ cong thấy rõ hơn.

Chẩn đoán hình ảnh (chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính từ nhiều góc độ khác nhau, chụp cộng hưởng,…) cũng có thể được bác sĩ chỉ định. Qua hình chụp, bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát cột sống của người bệnh.

Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Một số cách chữa bệnh gù lưng như: 

5.1. Vật lý trị liệu chữa gù lưng 

Vật lý trị liệu (Physical Therapy) là phương pháp điều trị nội khoa, một nhánh của y học phục hồi chức năng. Phương pháp này giúp duy trì, cải thiện và khôi phục chức năng của cơ thể, hỗ trợ giảm đau nhanh chóng mà không dùng thuốc hay phẫu thuật xâm lấn. Đây được xem là cách giảm gù lưng hiệu quả và triệu chứng đau do gù lưng gây ra.

Có nhiều hình thức vật lý trị liệu khác nhau. Tùy vào tình trạng gù lưng, bác sĩ có thể chỉ định một số bài tập kéo giãn hoặc sử dụng các liệu pháp sóng âm,… để làm giảm đau lưng và giúp cột sống linh hoạt hơn.

Xem thêm một số bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng hỗ trợ chữa gù lưng đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà:

Tham khảo: TOP 5 bài tập hỗ trợ chữa gù lưng

5.2. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Trong quá trình tìm kiếm giải pháp an toàn hơn phẫu thuật nhưng vẫn có thể đem lại hiệu quả điều trị tương tự, nhiều chuyên gia y khoa hàng đầu thế giới đánh giá cao khả năng chữa đau tận gốc của Trị liệu Thần kinh Cột sống đối với những bệnh lý liên quan đến xương sống.

Kỹ thuật chữa trị hiện đại này áp dụng lực tay phù hợp để tác động chính xác đến cấu trúc đốt sống sai lệch, từ đó đưa chúng trở lại vị trí ban đầu. Bên cạnh đó, thông qua thao tác nắn chỉnh bằng tay, áp lực đè nặng lên rễ thần kinh hay tủy sống cũng được giải phóng một cách an toàn, đồng thời cơ chế tự chữa lành thương tổn tại khu vực này cũng sẽ kích hoạt.

Như vậy, không chỉ cấu tạo tự nhiên của cột sống khôi phục mà tình trạng đau nhức cũng được loại bỏ tận gốc. Đây cũng lý do vì sao Chiropractic có khả năng điều trị cho mọi trường hợp gù lưng, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng, đồng thời đối tượng thích hợp còn có thể bao gồm cả trẻ nhỏ từ 6 tuổi trở lên.

Hiện nay, phòng khám ACC được đánh giá là một trong số ít đơn vị y khoa uy tín tại Việt Nam có khả năng triển khai hướng trị liệu an toàn, hiệu quả trên tốt nhất. Nhờ tiếp thu tinh hoa của chuyên ngành Thần kinh Cột sống từ các quốc gia có nền y học phát triển vượt bậc như Hoa Kỳ, Canada, New Zealand… đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tại ACC biết cách làm thế nào để xác định chính xác vị trí đốt sống cần tác động cũng như kiểm soát tốt lực tay nhằm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

Mặt khác, nhằm giúp người bệnh thúc đẩy quá trình hồi phục, từ đó sớm tìm lại niềm vui cuộc sống, các bác sĩ tại ACC còn kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với chương trình tập vật lý trị liệuphục hồi chức năng phù hợp riêng cho từng tình trạng bệnh. Trong đó, không thể không nhắc đến sự hỗ trợ của các máy móc, thiết bị công nghệ cao, ví dụ như:

Điều trị gù lưng bằng thiết bị vận động trị liệu ATM2 tối tân tại ACC
Điều trị gù lưng bằng thiết bị vận động trị liệu ATM2 tối tân tại ACC

5.3 Đeo đai chỉnh tư thế

Nếu kết hợp các bài tập kéo giãn lưng và đeo đai chỉnh tư thế sẽ mang lại hiệu quả giảm gù lưng cao. Đeo đai sẽ duy trì tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng. Ngoài ra, đeo đai còn giúp giảm áp lực lên cột sống và nắn xương bị lệch dần về tư thế chuẩn.

cách nhận biết gù lưng
Đeo đai chỉnh tư thế cũng là một cách giảm gù lưng đơn giản mà bạn có thể áp dụng.

Tuy nhiên, đeo đai thường chỉ có khả năng ngăn chặn bệnh gù lưng phát triển thêm và khôi phục đường cong sinh lý của cột sống hiệu quả nhất khi bệnh nhân là trẻ em. Nguyên nhân là do xương sống của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển nên còn mềm, dễ uốn nắn.

Ngược lại, xương khớp của người trưởng thành đã đủ cứng cáp nên khi cấu trúc cột sống thay đổi, việc khắc phục không phải là điều dễ dàng. Hiệu quả chữa gù lưng bằng vật lý trị liệu và mặc áo chỉnh hình trong trường hợp này có thể không như mong đợi hoặc người bệnh sẽ cần rất nhiều thời gian để có được kết quả tốt nhất.

Do đó, người trưởng thành bị gù cột sống nên tìm kiếm hoặc phối hợp việc tập luyện với phương pháp điều trị khác hữu hiệu hơn.

5.4 Điều trị phẫu thuật

Nếu bệnh gù lưng tiến triển đến mức gây chèn ép tủy sống hoặc các cơ quan xung quanh, phẫu thuật có thể cần thiết để giảm độ cong của các đốt sống. Tuy nhiên, tương tự những hình thức điều trị xâm lấn khác, phẫu thuật chữa gù lưng đem lại nhiều rủi ro biến chứng, ví dụ như: 

  • Tổn thương rễ thần kinh gây tê ngứa hoặc nặng hơn là liệt tứ chi.
  • Mạch máu gần khu vực cột sống bị gù cũng có nguy cơ bị thương tổn dẫn đến xuất huyết.
  • Nhiễm trùng vết mổ.

Đặc biệt, ảnh hưởng của những biến chứng trên càng nguy hiểm khi đối tượng được chữa trị là trẻ nhỏ. Vì vậy, hầu hết bác sĩ chỉ đề xuất hướng giải quyết này trong trường hợp bệnh tiến triển nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị trước đó.

Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc và thăm khám bác sĩ để đưa ra những lời khuyên, thống nhất cách chữa gù lưng lành tính, ít xâm lấn phù hợp với mình nhất.

6. Làm thế nào để ngăn ngừa lưng bị gù?

Bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gù lưng bằng những cách duy trì tư thế tốt trong sinh hoạt, như: 

  • Giữ lưng thẳng khi ngồi, đi đứng cũng như tránh khom lưng thời gian dài.
  • Tránh mang vác đồ nặng.
  • Đảm bảo bàn ghế, không gian làm việc hợp lý, không phải khom người về phía trước khi đang ngồi.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi (hạt vừng, hạt chia, phô mai, sữa, cá hồi,…) và thực phẩm nhiều vitamin D (cá mòi, cá trích, hải sản, nấm, sữa chua,…) nhằm giúp duy trì hệ xương chắc khỏe. 
  • Từ bỏ thuốc lá vì có thể làm giảm mật độ xương. 
  • Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để giúp duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của lưng cũng như hệ cơ xương khớp. Các hoạt động như bơi lội, chạy bộ, yoga cũng hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh lý về cơ xương khớp.

Có thể thấy bệnh gù lưng liên quan đến sức khỏe cột sống kém, dẫn đến các đốt sống bị sai lệch vị trí. Ngoài ra, bệnh còn dễ kéo theo những biến chứng khôn lường nếu không sớm được điều trị. Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ cột sống có dấu hiệu cong quá mức về phía trước, đừng ngần ngại tìm đến chi nhánh gần nhất của phòng khám ACC để được đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm tại đây tư vấn và điều trị thích hợp nhé.

Có thể bạn quan tâm: Cách chữa gù lưng ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần biết sớm

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục