Đau bả vai là một triệu chứng phổ biến mà hầu như ai cũng từng gặp ít nhất một lần trong đời. Từ những cơn đau nhẹ gây khó chịu cho đến những cơn đau dai dẳng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy nguyên nhân đau nhức bả vai là do đâu, triệu chứng cần lưu ý là gì, và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu đau bả vai là gì?
Đau bả vai là tình trạng đau nhức tại khu vực xương bả vai, gây khó khăn trong việc cử động cánh tay, sưng khớp và hạn chế khả năng vận động. Xương bả vai là một xương hình tam giác ở khu vực lưng trên, chịu trách nhiệm nối xương cánh tay trên với xương đòn và thành ngực. Bên cạnh đó, xương bả vai còn đóng vai trò thiết yếu trong việc di chuyển và xoay khớp vai.

2. Các triệu chứng đau bả vai thường gặp
Dưới đây là triệu chứng thường gặp khi bị đau ở bả vai:
- Đau âm ỉ hoặc đau nhói ở vùng bả vai.
- Hạn chế vận động cánh tay và vai.
- Cảm giác tê bì ở bả vai phải hoặc trái, châm chích hoặc yếu ở tay.
- Phát ra tiếng kêu ‘rắc rắc’ khi cử động vai.
- Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay, cổ hoặc ngực (trong trường hợp nghiêm trọng).
- Vùng bả vai có biểu hiện sưng, nóng, đỏ, có thể kèm sốt hoặc dấu hiệu nhiễm trùng.
- Xuất hiện tình trạng sưng tấy và bầm tím ở vùng bả vai, xung quanh khớp hoặc trên cánh tay.
- Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi và trở nên nặng hơn khi vận động.
- Trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp triệu chứng khác như đau bụng, khó thở hoặc nhịp tim tăng nhanh khi cơn đau xuất hiện.
3. Nguyên nhân gây đau bả vai
Đau nhức bả vai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các vấn đề liên quan đến cơ bắp, xương, khớp hoặc một số vấn đề liên quan đến tim, phổi, ngực, bụng và xương chậu. Cụ thể:
3.1 Đau bả vai do cơ bắp
Các vấn đề liên quan đến cơ bắp thường là những nguyên nhân chính gây đau bả vai bên phải hoặc bên trái. Chẳng hạn như:
3.1.1 Do căng cơ
Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo dãn quá mức hoặc chịu áp lực liên tục. Tình trạng này thường xuất hiện do làm việc và ngủ sai tư thế, tập luyện thể thao không đúng cách hoặc mang vác nặng. Kết quả là cơ bả vai bị đau nhức, co cứng, khó vận động hoặc khiến xương bả vai bị lồi.

3.1.2 Rách cơ chóp xoay vai
Rách cơ chóp xoay vai là tình trạng tổn thương một phần hoặc toàn bộ các cơ xoay quanh khớp vai. Tình trạng này tương tự như một cỗ máy vận hành quá lâu, khiến các gân cơ chóp xoay bị mài mòn và thoái hóa dần, dẫn đến hiện tượng rách hoặc đứt cơ chóp xoay. Khi rách cơ chóp xoay vai sẽ gây ra những cơn đau dữ dội và giảm khả năng nâng hoặc xoay cánh tay.
3.1.3 Hội chứng đau cân cơ
Hội chứng đau cân cơ (rối loạn chức năng – MFPDS) xảy ra khi các điểm kích hoạt trong cơ bắp bị co cứng, gây đau lan tỏa ra vùng xung quanh. Với bả vai, hội chứng này có thể dẫn đến cảm giác đau nhói và căng cứng.
3.1.4 Hội chứng đông cứng khớp vai
Hội chứng đông cứng khớp vai thường xảy ra do viêm khớp quá mức, có thể khởi phát sau chấn thương hoặc xuất hiện tự nhiên. Khi bị tình trạng này, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức, cứng khớp và khó khăn trong việc nâng hoặc xoay cánh tay.
3.1.5 Đau cơ xơ hóa bả vai
Đây là tình trạng đau mạn tính ảnh hưởng đến cơ, gân và dây chằng, bao gồm cả vùng bả vai. Đau cơ xơ hóa thường đi kèm với mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ và sự nhạy cảm quá mức tại các điểm đau.

3.2 Đau do xương và khớp bả vai
Những tổn thương hoặc bệnh lý liên quan đến xương và khớp ở vùng bả vai cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau nhói dưới bả vai trái hoặc phải, đặc biệt ở người lớn tuổi hoặc những người gặp chấn thương.
3.2.1 Viêm xương khớp
Viêm xương khớp xảy ra khi lớp sụn bảo vệ khớp bị mòn dần theo thời gian, dẫn đến đau khớp bả vai, sưng và giảm khả năng vận động của vai.
3.2.2 Loãng xương
Loãng xương là một trong những nguyên nhân gây đau bả vai, do tình trạng mật độ xương giảm làm xương yếu và dễ bị tổn thương. Khi các đốt sống hoặc xương bả vai mất đi sự chắc khỏe, áp lực hoặc chấn thương nhỏ cũng có thể gây ra cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội. Ngoài ra, loãng xương có thể dẫn đến chèn ép dây thần kinh, gây đau lan tỏa ra vùng vai và lưng trên.
3.2.3 Hẹp ống sống
Hẹp ống sống xảy ra khi không gian trong cột sống bị thu hẹp, gây áp lực lên các dây thần kinh. Từ đó có thể gây đau lan tỏa từ cột sống đến bả vai, kèm theo cảm giác tê bì hoặc ngứa ran.
3.2.4 Gãy xương bả vai
Gãy xương bả vai là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do chấn thương mạnh. Biểu hiện chính là đau dữ dội, sưng và mất khả năng cử động vai.
3.2.5 Thoái hóa đĩa đệm
Thoái hóa đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm cột sống mất đi độ đàn hồi tự nhiên và bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Điều này có thể gây ra cơn đau lan tỏa đến nhiều khu vực khác trên cơ thể, bao gồm cả vùng bả vai.

3.3 Do bệnh tim
Một số vấn đề sức khỏe liên quan đến tim như đau tim, bóc tách động mạch chủ, viêm ngoài màng tim cũng có thể gây ra các cơn đau lau tỏa đến vai, xương bả vai hoặc vùng giữa hai xương bả vai.
Nếu đau xương bả vai đi kèm với cảm giác đau tức ngực dữ dội, dai dẳng và không thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhồi máu cơ tim (myocardial infarction).
3.4 Một số bệnh ở phổi và ngực
Các vấn đề liên quan đến phổi, khoang ngực và thành ngực cũng có thể dẫn đến đau xương vai. Chẳng hạn, hội chứng khối u Pancoast (u ở đỉnh phổi) thường gây đau lan đến vai, bả vai và cánh tay. Tương tự, bệnh zona cũng có thể gây đau ở khu vực này khi các rễ thần kinh liên quan đến xương vùng bả vai bị ảnh hưởng.
3.5 Các vấn đề ở bụng và xương chậu
Các vấn đề ở vùng bụng và xương chậu cũng có thể gây đau ở xương bả vai. Điều này xuất phát từ việc cơ hoành, cơ ngăn cách giữa lồng ngực và khoang bụng, chứa một mạng lưới dây thần kinh có khả năng bị viêm hoặc đau, dẫn đến ảnh hưởng đến vùng vai. Cụ thể, các tình trạng như sỏi mật, loét dạ dày tá tràng, trào ngược axit hay bệnh lý về gan thường gây đau nhức bả vai phải, trong khi viêm tụy thường liên quan đến con đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng.

3.6 Do ung thư
Các khối u ác tính (ung thư) ở ngực hoặc vùng bụng trên cũng có thể gây ra đau bả vai trái hoặc bả vai phải. Chẳng hạn như ung thư phổi, u trung biểu mô, ung thư thực quản, ung thư dạ dày hoặc ung thư gan.
Ngoài ra, ung thư đường tiêu hóa khi di căn đến xương cũng có thể tác động đến vùng bả vai, gây ra cơn đau tại đây.
4. Phương pháp chẩn đoán đau bả vai
Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây đau bả vai bên phải hoặc bả vai bên trái, bác sĩ cần thực hiện các phương pháp từ khám lâm sàng đến các xét nghiệm chuyên sâu. Bao gồm:
4.1 Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán. Bác sĩ sẽ đánh giá tư thế của bệnh nhân, kiểm tra phạm vi chuyển động của vai và xác định mức độ đau. Những bất thường trong cử động hoặc biểu hiện đau tại các vị trí cụ thể có thể giúp bác sĩ chẩn đoán về nguyên nhân gây ra tình trạng đau ở bả vai.
4.2 Khám cận lâm sàng
Khám cận lâm sàng là sử dụng các phương pháp chẩn đoán hình ảnh để đánh giá chi tiết cấu trúc xương, khớp và các mô mềm xung quanh. Cụ thể:
- Chụp X-quang: Phương pháp này cung cấp hình ảnh chi tiết về xương và khớp của người bệnh. Kết quả chụp X-quang có thể chỉ ra các thay đổi do viêm khớp tại khớp vai như gai xương hoặc gãy xương.
- Chụp MRI hoặc CT scan: Hai phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện các tổn thương ở dây thần kinh, mô mềm hoặc xác định mức độ nghiêm trọng của chấn thương.
- Siêu âm vai: Phương pháp này được sử dụng để kiểm tra các tổn thương hoặc viêm ở gân, cơ và dây chằng xung quanh vai.

4.3 Kiểm tra tim
Cơ bả vai hoặc xương bả vai bị đau có thể liên quan đến các vấn đề về tim, đặc biệt là trong các trường hợp như đau tim hoặc viêm màng ngoài tim. Vì vậy, kiểm tra tim như đo điện tâm đồ (ECG) sẽ giúp bác sĩ theo dõi tốc độ cũng như nhịp điệu tim của người bệnh, từ đó phát hiện bất thường (nếu có). Hoặc xét nghiệm gắng sức tim để xác định những triệu chứng như đau ngực, khó thở, hồi hộp có phải nguyên nhân do tim mạch hay không.
4.4 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu như công thức máu toàn phần (CBC) hoặc xét nghiệm chức năng gan (LFT) được thực hiện để phát hiện các dấu hiệu viêm nhiễm, bệnh tự miễn hoặc các vấn đề chuyển hóa. Những chỉ số này có thể giúp bác sĩ xác định các nguyên nhân tiềm ẩn như viêm khớp, nhiễm trùng hoặc bệnh lý khác liên quan đến đau bả vai.
5. Các cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau ở bả vai, có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau, từ biện pháp đơn giản tại nhà đến các phương pháp chuyên sâu. Cụ thể:
5.1 Điều trị không dùng thuốc
Hầu hết trường hợp đau xương bả vai đều không quá nghiêm trọng, đặc biệt nếu nguyên nhân là do té ngã hoặc phải khuân vác vật nặng. Tuy nhiên, nếu không thể xác định vì đâu mình cảm thấy đau nhức ở khu vực bả vai, bạn nên mau chóng tìm gặp bác sĩ.
Theo đó, nếu nguyên nhân đau do căng cơ hay chấn thương, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau nhức bả vai, khắc phục đơn giản tại nhà chẳng hạn như:
- Nghỉ ngơi: Giúp cơ thể phục hồi và giảm thiểu cơn đau. Lúc này bạn cần tránh các hoạt động nặng hoặc làm căng thẳng vùng vai nhưng vẫn có thể thực hiện những động tác nhẹ nhàng, thư giãn để lưu thông máu và giảm đau.
- Chườm lạnh hoặc chườm nhiệt: Bạn có thể thực hiện chườm lạnh giúp giảm viêm hoặc chườm nhiệt giúp thư giãn cơ và giảm đau nhói dưới bả vai trái hoặc phải.
- Thực hiện một số bài tập co duỗi tác động đến vùng bả vai: Những bài tập này có thể tác động trực tiếp đến vùng bả vai, giúp giảm cứng cơ và cải thiện phạm vi chuyển động.
- Massage: Bài tập massage nhẹ nhàng vùng bả vai có thể giúp thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu và giảm căng thẳng tại khu vực này.

5.2 Uống thuốc điều trị
Nếu cơn đau trở nên dữ dội, gây khó chịu, không thể thực hiện các động tác hoặc có triệu chứng sưng viêm nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng và giảm sưng viêm cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào mức độ đau, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng một trong hai nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Nhóm thuốc này giúp giảm đau ở mức độ nhẹ và vừa, đồng thời giảm tình trạng sưng viêm. Các thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen sodium…
- Thuốc giảm đau: Những loại thuốc này giúp giảm nhanh các cơn đau nghiêm trọng bằng cách ức chế tín hiệu đau từ hệ thần kinh, mang lại cảm giác dễ chịu nhanh chóng. Một số loại thuốc giảm đau thường được kê đơn là Acetaminophen, Aspirin,…
Lưu ý: Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
5.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… tác động lên vùng bả vai giúp cơ thể phục hồi các chức năng suy giảm. Đồng thời, bác sĩ còn kết hợp các phương pháp kéo giãn, nắn chỉnh hoặc bài tập vận động chuyên biệt cho vùng bả vai để hỗ trợ điều trị và giảm đau nhức bả vai một cách hiệu quả.

5.4 Cách chữa đau nhức bả vai hiệu quả, an toàn với Trị liệu Thần kinh Cột sống
Đối với trường hợp các cơn đau bả vai xuất phát từ những vấn đề về cơ xương khớp như thoái hóa cột sống hay thoát vị đĩa đệm, bạn có thể sẽ cần đến liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Theo nghiên cứu, phương pháp điều trị này có khả năng giải quyết triệt để nguồn gốc cơn đau bằng cách điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch ở khớp và các đốt sống, từ đó giải phóng áp lực chèn ép ở dây thần kinh và thúc đẩy quá trình tự chữa lành tổn thương của cơ thể. Nhờ vậy, người bệnh có thể cảm thấy hết đau nhức bả vai mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Là đơn vị tiên phong và đầu tiên trong lĩnh vực Trị liệu Thần kinh Cột sống, phòng khám ACC đã có hơn 15 năm hoạt động và chữa trị cho các bệnh nhân tại Việt Nam. Với đội ngũ 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống giàu kinh nghiệm, liệu trình điều trị đau bả vai của ACC có những ưu điểm sau:
- Tùy vào thể trạng cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia tại ACC sẽ xây dựng một phác đồ điều trị kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng phù hợp riêng cho mỗi người bệnh.
- Trang thiết bị tân tiến, hiện đại, ví dụ như máy giảm giãn áp cột sống DTS, trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,… với khả năng thúc đẩy quá trình phục hồi khả năng hoạt động của các mô, cơ bị tổn thương.
- Đặc biệt, trong khu vực Đông Nam Á, phòng khám ACC là nơi duy nhất sở hữu hệ thống Pneumex PneuBack dành cho những ca cần phục hồi chức năng nặng.

>> Liên hệ ngay ACC để được các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, chấm dứt các cơn đau bả vai do các vấn đề cơ xương khớp nhanh chóng, an toàn!
5.5 Phẫu thuật
Phẫu thuật để giải phẫu xương bả vai là phương pháp hiếm khi cần thiết, chỉ được chỉ định trong một số trường hợp nghiêm trọng như:
- Gãy xương bả vai nặng.
- Viêm khớp vai ở mức độ nghiêm trọng.
- Rách vòng xoay vai.
- Tổn thương gân hoặc dây chằng nghiêm trọng không thể điều trị bằng phương pháp khác.
5.6 Các phương pháp điều trị khác
Nếu bả vai bị đau là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe cụ thể, bác sĩ sẽ đề xuất hướng chữa trị tập trung vào vấn đề đó. Chẳng hạn nếu nguyên nhân là ung thư, phương pháp điều trị có thể bao gồm xạ trị, hóa trị hoặc các giải pháp khác. Trong trường hợp đau xương vai do bệnh lý tim mạch, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc điều trị các vấn đề về tim.
6. Làm thế nào để phòng ngừa đau bả vai?
Để giảm nguy cơ mắc phải đau nhức bả vai hoặc đau xương bả vai, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:
- Trước khi chơi thể thao hay vận động, bạn nên khởi động kỹ giúp làm nóng cơ và khớp, giảm nguy cơ chấn thương.
- Sau khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để phục hồi, giảm căng thẳng và mỏi cơ.
- Tránh cúi người hoặc ngồi một chỗ quá lâu để giảm căng thẳng cho vùng bả vai.
- Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường sức mạnh cơ bắp và khớp vai linh hoạt hơn, giảm thiểu đau nhức.
- Khi nâng hoặc mang vác vật nặng, bạn hãy chú ý sử dụng sức mạnh từ chân và giữ thẳng lưng, tránh căng thẳng cho vai.
- Chọn gối và tư thế ngủ phù hợp để giảm áp lực lên vùng vai khi ngủ.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm giàu vitamin D và canxi, giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa những bệnh lý về xương khớp.

Đau bả vai không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống nếu không được xử lý kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng, bạn đừng ngần ngại tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị hiệu quả, giúp bả vai khỏe mạnh và linh hoạt hơn.