Các chấn thương vai thường gặp và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Các chấn thương vai thường gặp bao gồm trật khớp vai, hội chứng chóp xoay, đông cứng khớp vai,… Tình trạng này có thể xảy ra do té ngã, tập luyện sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao,… Thậm chí, một số sinh hoạt trong cuộc sống thường ngày cũng có thể khiến bạn có nguy cơ đối mặt với chấn thương ở vai.

1. Chấn thương khớp vai xảy ra khi nào?

Khớp vai là một trong những khớp linh động nhất của cơ thể, tuy nhiên ưu điểm này cũng là điều khiến đây trở thành khu vực dễ bị chấn thương nhất.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến chấn thương ở vai như:

  • Do vận động quá mức, lặp đi lặp lại nhiều lần, chẳng hạn như bơi lội, chơi quần vợt, cầu lông.
  • Chơi thể thao sai kỹ thuật, không khởi động hoặc khởi động không kỹ trước khi thực hiện các động tác đưa tay qua đầu, xoay vai lặp đi lặp lại nhiều lần; chẳng hạn như chơi tennis, cầu lông, bơi lội, cử tạ…
  • Chấn thương vai cũng có thể xảy ra khi mang vật nặng hoặc tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
  • Với những người lớn tuổi, gân cơ đã bị thoái hóa nên ngay cả khi gặp chấn thương nhẹ hoặc chỉ với các vận động vai quá mức cũng có thể dẫn đến rách gân.
chấn thương vai
Những chấn thương ở khớp vai có thể gây tổn thương ở dây chằng, cơ, gân, thậm chí là xương đòn ở vùng bả vai.

Khi khớp vai bị chấn thương, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Cơn đau ở khớp vai thường kéo dài âm ỉ, lan dần từ khớp vai, bắp tay đến khuỷu tay.
  • Cơn đau tăng dần khi người bệnh cố vận động khớp vai như vung tay hay nâng tay lên.
  • Có cảm giác tay yếu đi.
  • Có thể kèm theo sưng, lỏng hoặc cứng khớp.

Có thể bạn quan tâm: Đau khuỷu tay: Nguyên nhân và cách điều trị

2. 6 chấn thương vai thường gặp

Những chấn thương thường gặp ở vai bao gồm:

2.1. Giãn, rách dây chằng bao khớp vai

Ít hoạt động hoặc lạm dụng chức năng bả vai quá nhiều đều có thể khiến dây chằng bao quanh khớp vai bị giãn hoặc rách hoàn toàn. Lúc này, người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau hoặc nhức mỏi vô cùng khó chịu ở khớp vai. Nếu không được điều trị đúng cách, cơn đau sẽ lan rộng xuống cánh tay, lưng và gây ra hàng loạt vấn đề như teo cơ, trật khớp vai, thoái hóa khớp (viêm xương khớp),…

Bài viết liên quan: Thoái hóa khớp vai: Triệu chứng và biện pháp chữa trị dứt điểm

2.2. Trật khớp vai

Trật khớp vai là tình trạng dây chằng bị giãn đột ngột khiến hai mặt khớp của chỏm xương cánh tay trật khỏi ổ khớp, từ đó làm cho hệ thống sụn viền và dây chằng bao khớp bị tổn thương. Trật khớp vai có thể gây ra nhiều hệ quả khôn lường như tổn thương dây thần kinh mũ, tổn thương mạch máu, tổn thương chóp xoay vai, gãy xương…

2.3. Cứng khớp vai

Cứng khớp vai còn được biết đến là tình trạng dính của bao khớp, chiếm khoảng 2% các tổn thương ở vai. Ngoài chấn thương, một vài bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc đông cứng vai gồm đái tháo đường, cường giáp, nhược giáp, bệnh Parkinson, bệnh tim,…

2.4. Tổn thương sụn viền khớp vai

Sụn viền là cấu trúc sụn – sợi nằm ở rìa ổ chảo xương bả vai. Mặc dù có cấu trúc khá vững chắc, thế nhưng sụn viền có thể bị tổn thương do té ngã chống tay, té đập vai, kéo giật vai,… hoặc do thoái hóa tự nhiên của cơ thể. Các dấu hiệu cho thấy sụn viền khớp vai bị tổn thương bao gồm có cảm giác đau trong khớp vai, xuất hiện tiếng lạo xạo khi cử động vai, cơ ở vai có biểu hiện yếu đi,…

tổn thương sụn viền khớp vai
Tổn thương sụn viền khớp vai là một trong những dạng chấn thương vai thường gặp ở các vận động viên cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền,…

2.5. Gãy xương vai

Trong trường hợp gãy xương xảy ra, người bệnh sẽ ngay lập tức cảm nhận được cơn đau nhức dữ dội, đồng thời có dấu hiệu sưng và bầm tím xung quanh vùng chấn thương. Bên cạnh đó, vai có thể chảy xệ và người bệnh không thể nhấc cánh tay lên.

2.6. Hội chứng chóp xoay

Hội chứng chóp xoay hay viêm chóp xoay thường gặp ở những người có động tác đưa tay lên quá đầu lặp lại nhiều lần như thợ sơn, vận động viên chơi bóng gậy, vận động viên cầu lông… Cơn đau do hội chứng này gây ra thường âm ỉ, có thể lan lên cổ hoặc lan xuống cánh tay nhưng không vượt quá khuỷu tay. Ngoài ra, người bệnh còn kèm theo cảm giác yếu cánh tay và mất ngủ về đêm.

3. Làm gì khi bị chấn thương vai?

Khi bị chấn thương ở vai, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:

3.1. Nghỉ ngơi

Người bệnh cần tích cực nghỉ ngơi và tránh tham gia thể thao, đặc biệt là các môn cần vung tay quá đầu như quần vợt, cầu lông,… cũng như không nên khiêng vác các đồ vật nặng.

3.2. Chườm lạnh

Chườm lạnh có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm tình trạng sưng nề, đồng thời giảm co thắt cơ và giảm đau hiệu quả. Theo đó, trong khoảng 1 – 3 ngày đầu (kể từ lúc xảy ra chấn thương), bạn nên chườm lạnh vùng vai bị thương trong vòng 15 – 20 phút/lần, ngoài ra mỗi lần chườm nên cách nhau 2 – 3 giờ

chườm lạnh giảm đau vai
Người bệnh có thể dùng túi gel chườm lạnh chuyên dụng để giúp bả vai giảm sưng và đau nhanh chóng.

3.3. Dùng thuốc giảm đau

Các loại thuốc loại thuốc không kê đơn như Aspirin hoặc Ibuprofen có tác dụng giảm đau và sưng. Ngoài ra, tiêm steroid (corticoid) vào khớp vai cũng rất phổ biến với những trường hợp trầm trọng hơn hoặc cần giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, các thuốc uống và thuốc tiêm giảm đau đều có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

3.4. Phẫu thuật

Trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nên thường được chỉ định cho những trường hợp chấn thương vai nghiêm trọng.

3.5. Chiropractic kết hợp Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng

Trong điều trị chấn thương vai, kết hợp phương pháp Chiropractic (Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống) và Vật Lý Trị Liệu – Phục Hồi Chức Năng được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi giúp phục hồi cấu trúc vai hiệu quả và an toàn cho sức khỏe nhờ không dùng thuốc, không phẫu thuật.

Tại phòng khám ACC, liệu trình điều trị kết hợp này được áp dụng như sau:

  • Chiropractic: Bác sĩ sẽ thực hiện nắn chỉnh khớp bị lệch để đưa chúng trở về vị trí ban đầu, từ đó xua tan cơn đau và cải thiện sức mạnh vùng khớp vai hiệu quả.
  • Vật Lý Trị LiệuPhục Hồi Chức Năng: Song song với các bài tập giảm đau và phục hồi được thiết kế riêng cho từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ ACC còn ứng dụng sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao nhằm đẩy nhanh quá trình lành thương, giảm đau và rút ngắn thời gian điều trị tối đa.

Xem chi tiết quá trình điều trị của cô Thơm TẠI ĐÂY.

4. Cách phòng ngừa chấn thương ở bả vai

Để phòng ngừa chấn thương ở vai, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Luôn khởi động kỹ càng trước khi tập luyện hoặc thi đấu thể thao.
  • Tránh tập luyện với cường độ cao, đột ngột vì dễ dẫn đến chấn thương, thay vào đó nên nâng cường độ tập luyện từ từ.
  • Với những bài tập có kỹ thuật phức tạp, bạn nên thực hiện dưới sự giám sát và hỗ trợ của huấn luyện viên chuyên nghiệp.
  • Bổ sung những dưỡng chất tốt cho cơ, xương, khớp trong bữa ăn hàng ngày.

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân chấn thương vai do chủ quan, lơ là không điều trị dứt điểm ngay từ sớm mà hệ quả là để lại nhiều di chứng nặng nề, thậm chí là phải từ bỏ môn thể thao yêu thích. Chính vì thế ngay khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở vai xảy ra sau khi gặp chấn thương, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và có phác đồ điều trị tối ưu.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục