Đau cột sống lưng: nguyên nhân và cách điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Hiện có hơn 80% dân số thế giới ít nhất một lần trong đời phải trải qua đau cột sống lưng. Người lao động cứ 6 ngày nghỉ làm việc vì lý do sức khỏe thì có 1 ngày nghỉ vì chứng đau lưng. Hầu như mọi người đều cho rằng đây là triệu chứng mỏi cơ thông thường và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các bác sĩ xương khớp, nếu đau lưng kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh lý cột sống nguy hiểm. Việc chậm trễ trong phát hiện sẽ khiến bệnh trở nặng, điều trị sẽ phức tạp hơn.

Có thể bạn quan tâm:

đau cột sống lưng
Đau cột sống lưng là triệu chứng thường gặp ở nhân viên văn phòng

Để chữa lành cơn đau tận gốc và ngăn ngừa tái phát, phòng khám ACC đã áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu, giúp hàng ngàn bệnh nhân đau lưng cấp và mãn tính nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Nhận biết triệu chứng đau cột sống lưng

  • Đau lưng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, bao gồm cả người trẻ tuổi.
  • Cơn đau khởi phát từ các vị trí: phần lưng trên (gọi là lưng vùng ngực, phần lưng có các xương sườn gắn vào), cột sống giữa lưng và phần lưng dưới (gọi là vùng thắt lưng). Trong đó, đau thắt lưng xảy ra phổ biến ở nhiều đối tượng.
  • Nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng, đau vài ngày đến vài tuần được xem là cấp tính, đau lưng kéo dài trên 3 tháng là mãn tính.
  • Thường đau vào buổi sáng hoặc ban đêm, ảnh hưởng giấc ngủ.
  • Cơn đau có thể lan dọc theo cột sống, lan xuống vùng hông, vùng chậu và cả 2 chân.
  • Đau nặng sau khi ngồi lâu hoặc tăng dần khi vận động.
  • Hạn chế tính linh hoạt và khả năng vận động hàng ngày, cơ thể không đứng thẳng.
  • Đau lưng kèm theo triệu chứng khác, báo hiệu bệnh lý nghiêm trọng: sốt, ớn lạnh, mất kiểm soát bàng quang và ruột…

Nguyên nhân gây đau cột sống lưng

Đau lưng là hậu quả của những thói quen xấu hàng ngày, khiến khớp xương chịu cáctổn thương cũng là triệu chứng của nhiều bệnh lý cột sống sau đây:

Thoát vị đĩa đệm: Do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc khi có một lực mạnh tác động đột ngột, vòng sụn bên ngoài của đĩa đệm bị xơ hoặc rạn nứt, nhân nhầy nhanh chóng thoát ra ngoài thông qua chỗ rách, chui vào cột sống, chèn ép rễ thần kinh, gây đau lưng. Thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, khiến cơn đau vùng thắt lưng diễn ra âm ỉ, cơn đau tăng mỗi khi vận động mạnh.

Thoái hóa cột sống: Khi tuổi càng cao, cột sống càng mất đi độ cong sinh lý trở nên thẳng, cả cơ thể có khuynh hướng gập cong về phía trước. Ăn uống thiếu dưỡng chất, lao động nặng, tư thế xấu theo thời gian góp phần đẩy nhanh quá trình thoái hóa cột sống thắt lưng. Cơn đau lưng kéo dài từng đợt (khoảng 6 tuần) rồi giảm nhưng lại tái phát tiếp tục nếu người bệnh hoạt động khớp cơ nhiều.

Gai cột sống: Khi thoái hóa cột sống diễn ra trong thời gian dài, sụn bị mất nước, bị canxi hóa, lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương ở lưng, gây đau đớn. Ngoài ra, gai xương còn được hình thành sau những chấn thương, va chạm mạnh tạo sức ép lên cột sống.

Viêm khớp: Căn bệnh này gây ảnh hưởng đến bất kỳ vị trí nào của lưng, đặc biệt phần thắt lưng vì nó chịu áp lực nhiều hơn từ trọng lượng cơ thể. Đau lưng dữ dội hoặc âm ỉ, kèm theo sưng khớp, gù lưng, giảm chiều cao là những triệu chứng do viêm khớp mang lại.

Ung thư: Trong trường hợp đau lưng dữ dội, nghiêm trọng vào ban đêm, xuất hiện cùng các triệu chứng toàn thân như: sốt, sút cân nhanh, nhiễm khuẩn…là dấu hiệu gợi ý nguyên nhân là ung thư tủy sống.

Bất kể đau lưng xuất phát từ nguyên nhân nào, nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc cường độ cao, bệnh nhân cần đi khám ngay để chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Chữa trị đau cột sống lưng dứt điểm, không dùng thuốc tại Phòng khám ACC

Hơn 95% bệnh nhân bị đau cột sống đã có thể phục hồi sau khi điều trị tại Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống. Sau hơn 15 năm hoạt động, ACC đã mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh tốt nhất, với phương châm: chữa đau tận gốc, không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau cột sống lưng, bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống sẽ thăm khám và đánh giá quá trình bệnh qua các triệu chứng. Đồng thời, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm, chụp hình ảnh cần thiết:

  • Siêu âm
  • Xét nghiệm máu
  • Đo độ loãng xương
  • Đo điện cơ
  • Chụp X-quang
  • Chụp cắt lớp (CT scan)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI).

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị cụ thể với mỗi bệnh nhân.

Trị liệu thần kinh cột sống được biết đến là phương pháp điều trị đau cột sống lưng xuất phát từ sự sai lệch cấu trúc cột sống hiệu quả nhất. Bằng thao tác nắn chỉnh đốt sống nhẹ nhàng, bác sĩ chuyên môn cao tại ACC giúp trả lại đúng cấu trúc và chức năng cột sống lưng cho người bệnh, khắc phục chứng đau lưng nhanh chóng.

Ngoài ra ACC còn tập trung đội ngũ chuyên gia vật lý trị liệu giỏi đến từ Đức, Philippines thiết kế và hướng dẫn các bài tập phù hợp với mỗi bệnh nhân, nhằm phục hồi chức năng vận động, giảm đau lưng.

Một số thiết bị hiện đại tại phòng khám còn có chức năng hỗ trợ khả năng vận động, nuôi dưỡng cột sống khỏe mạnh: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu phục hồi chức năng ATM2, sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV, thiết bị giảm áp Vertetrac

Đặc biệt, ACC đã mang liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack tiên tiến về Việt Nam để hỗ trợ chữa trị chấn thương thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau lưng, đau thần kinh tọa. Pneumex PneuBack kết hợp các ưu điểm của trị liệu thần kinh cột sống, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng và giảm áp kèm tần số rung ở 4 tư thế nổi trội:

  • Bàn giảm áp xung động PneuVibro (tư thế nằm)
  • Ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair (tư thế ngồi)
  • Thiết bị phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneuweight Treadmill (động tác đi bộ)
  • Thiết bị rung PneuVibe Pro (tư thế đứng).
chữa đau cột sống lưng
Liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack tiên tiến mang lại hiệu quả cao cho bệnh nhân bị đau cột sống nặng

Các bệnh nhân đau thắt lưng sau khi điều trị tại ACC thường hết đau lưng trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.

Bài viết chi tiết: Tìm hiểu về phục hồi chức năng đau lưng

Yếu tố nguy cơ hình thành cơn đau lưng cấp và tổn thương cột sống:

  • Tư thế sai: khom lưng, ngồi xổm, nâng hoặc kéo vật nặng…khiến cột sống bị cong đột ngột, gây đau vùng thắt lưng.
  • Chấn thương do chơi thể thao hoặc tập luyện quá sức gây ra tình trạng căng giãn cơ, đau lưng vùng ngực và vùng thắt lưng phổ biến ở các môn: golf, nâng tạ, tennis, chạy xe đạp…
  • Mang balo hoặc túi xách nặng quá 10% trọng lượng cơ thể, gây đau lưng.
  • Đặc thù một số công việc (văn phòng, bán hàng, thu ngân…) phải đứng lâu, ngồi lâu, ngồi gù hoặc ghế ngồi không phù hợp.
  • Thừa cân, béo phì do ít vận động, ăn uống không khoa học khiến cột sống chịu nhiều áp lực.
  • Yếu tố tâm lý, mệt mỏi và stress có thể gây ra cơn đau mạn tính vùng cổ, lưng trên và vùng cánh tay.
14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

Cách phòng ngừa chứng đau lưng hiệu quả

Có nhiều cách đơn giản để giúp cột sống khỏe hơn, ngăn ngừa sự thoái hóa cột sống:

  • Thường xuyên vận động, duy trì tập luyện thể thao đều đặn, đặc biệt môn bơi lội, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Luôn giữ lưng thẳng.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, 6 tháng/lần.
  • Tránh ngồi quá lâu, cúi người đột ngột, hạn chế ngồi xổm.
  • Bổ sung đủ vitamin D, canxi; sử dụng thực phẩm an toàn.
  • Tránh tiếp xúc các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh trầm cảm, lo âu, mệt mỏi.

Đau cột sống lưng vẫn đang ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến năng suất lao động, chất lượng cuộc sống của hàng triệu người ở mọi lứa tuổi. Vì vậy, khi nhận thấy cơn đau kéo dài, người bệnh cần đi khám sớm tại đơn vị y khoa uy tín để tiếp cận đúng phương pháp điều trị.

Xem thêm:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục