Bạn thường xuyên bị đau cổ bên phải nhưng không rõ nguyên nhân do đâu? Tình trạng này khiến bạn khó khăn khi xoay cổ, có thể kèm theo cảm giác đau nhức, ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc hàng ngày. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả tình trạng đau cổ phải. Cùng khám phá ngay!
1. Đau cổ bên phải và các triệu chứng liên quan
Đau cổ bên phải là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở vùng cổ phải, và có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:
- Cứng cổ, không thể xoay cổ bình thường.
- Đau đầu, đặc biệt là ở vùng bên phải.
- Đầu có xu hướng nghiêng sang bên phải.
- Khi chuyển động cổ có âm thanh lách cách hoặc rít.
- Nếu dây thần kinh bị ảnh hưởng, người bệnh có thể cảm thấy tê, ngứa ran hoặc sức yếu ở cánh tay/bàn tay phải hoặc khu vực bị ảnh hưởng.
- Khi di chuyển đầu cảm thấy khó khăn hoặc đau ở vùng bên phải.

2. Các nguyên nhân gây đau cổ bên phải
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng đau cổ phải:
2.1 Tư thế ngủ
Tình trạng đau cổ bên phải có thể xuất phát từ thói quen ngủ không tốt. Nếu bạn có thói quen nằm sấp, cổ sẽ bị nghiêng sang một bên trong thời gian dài, điều này khiến cơ ở cổ căng ra, dẫn đến các cơn đau ở bộ phận này. Ngoài ra, bạn nằm ngủ với gối quá cao/quá nhiều gối, nằm trên đệm quá mềm,… cũng khiến cho đầu, cổ không nằm thẳng hàng với cột sống dẫn đến tình trạng đau cổ.
2.2 Căng cơ cổ
Tình trạng căng cơ cổ xuất hiện khi người bệnh hoạt động/ làm việc quá sức, căng thẳng, duy trì tư thế quá lâu,… Ví dụ như xem máy tính/điện thoại/tivi, nằm đọc sách, lái xe đường dài,… Khi các thói quen này lặp đi lặp lại, khiến nhóm cơ cổ bên phải căng ra, dẫn đến suy yếu. Điều này khiến khớp cổ có thể bị cứng lại, không thể di chuyển linh hoạt, khi vận động có thể chạm dây thần kinh, cơ xoay dẫn đến đau.
2.3 Chấn thương cổ
Khi vùng cổ bị tác động mạnh, nó có thể bị kéo giãn quá mức đột ngột rồi nhanh chóng trở lại vị trí ban đầu. Sự chuyển động này dễ khiến dây chằng và cơ bị tổn thương, dẫn đến bong gân cổ, gây đau. Những chấn thương vùng cổ thường gặp có thể do tai nạn xe, chơi thể thao, chơi tàu lượn siêu tốc, bơi/lặn,…

2.4 Chèn ép thần kinh (bệnh lý rễ thần kinh cổ)
Bệnh lý rễ thần kinh cổ xảy ra khi dây thần kinh bắt nguồn từ tủy sống ở cổ bị chèn ép, gây ra các cơn đau từ cổ truyền đến cánh tay. Nếu tổn thương thần kinh cổ xuất hiện ở bên phải thì người bệnh sẽ cảm thấy đau cổ bên phải và ngược lại. Ngoài ra, bệnh lý rễ thần kinh cổ còn có thể đi kèm thêm một số triệu chứng như tê cánh tay, có cảm giác như kim châm ở tay, đau hoặc yếu bên tay phải.
2.5 Vẹo cổ
Vẹo cổ là tình trạng cổ bị nghiêng sang một bên, gây đau ở một bên phải hoặc bên trái. Nguyên nhân người bệnh bị vẹo cổ có thể do bong gân nhẹ ở dây chằng hoặc các nhóm cơ ở cổ. Một số trường hợp, vẹo cổ có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như nhiễm trùng, khối u,…
2.6 Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay
Chơi các môn thể thao đối kháng hoặc gặp tai nạn nghiêm trọng ở vùng cánh tay phải có thể làm tổn thương các đám rễ thần kinh cánh tay – kết nối cột sống, vai, cánh tay và bàn tay. Khi đám rối thần kinh tay phải bị ảnh hưởng, có thể gây ra những cơn đau lan lên vùng vai và cổ bên phải.
2.7 Thoái hóa đốt sống cổ
Đau cổ bên phải có thể bắt nguồn từ những cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ. Được biết, bệnh lý bắt đầu từ tình trạng viêm hoặc lắng đọng canxi trên dây chằng quanh cột sống, làm hẹp đi các lỗ liên hợp nằm sau đốt sống, cản trở lưu thông máu và có thể chèn ép các dây thần kinh. Từ đó dẫn đến các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ xuất hiện, gây nên tình trạng đau cổ gáy, có thể kèm theo một số triệu chứng khác như cứng cổ buổi sáng, chi trên mất cảm giác, chóng mặt, mất thăng bằng,…

3. Cách giảm đau bên phải cổ tại nhà
Các cơn đau cổ bên phải nhẹ có thể được kiểm soát thông qua một số biện pháp giảm đau tại nhà như:
– Chườm lạnh:
Việc chườm lạnh hỗ trợ làm co các mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng cổ phải bị tổn thương, làm chậm quá trình viêm và sưng tấy, giúp cải thiện tình trạng sưng đau hiệu quả. Để chườm lạnh, bạn bọc túi đá vào khăn khô sạch, sau đó đặt lên vùng cổ phải bị đau trong 15 – 20 phút, tần suất 2 – 4 giờ/ một lần đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Lưu ý: Chườm lạnh nên được áp dụng kể trong 48 – 72 giờ đầu tiên sau khi khởi phát cơn đau cổ.
– Chườm ấm:
Sau 72 giờ cơn đau cổ xuất hiện, người bệnh nên thực hiện chườm ấm, vì hơi nóng có tác dụng giãn mạch máu, kích thích lưu thông máu về vị trí cổ bị đau bên phải. Nhờ đó cải thiện tình trạng căng cứng cổ, điều hòa thần kinh cảm giác giúp người bệnh cảm nhận cơn đau nhẹ nhàng hơn.
Để thực hiện chườm ấm đúng cách, bạn thực hiện một trong các cách sau đây:
- Dùng khăn ấm/ túi chườm ấm/ đai quấn nóng đắp lên vị trí cổ bên phải bị đau trong 10 – 15 phút mỗi lần thực hiện.
- Ngâm mình trong bồn tắm nước ấm 33 – 37 độ C trong 10 – 15 phút.
– Điều chỉnh tư thế ngủ và sinh hoạt:
Các cơn đau cơ cổ bên phải có thể xuất phát từ tư thế ngủ, sinh hoạt không hợp lý. Nên để cải thiện tình trạng đau do tư thế sinh hoạt không đúng, bệnh nhân có thể áp dụng các thay đổi như:
- Thay nệm phòng ngủ thành loại nệm cứng, độ chắc chắn cao.
- Sử dụng loại gối ngủ hỗ trợ cố định cổ hoặc tìm một chiếc gối cổ chuyên dụng.
- Tư thế nằm ngủ đúng với phần cổ, cơ thể thẳng hàng với nhau.
- Nếu ngủ nằm ngửa, bệnh nhân có thể đặt một gối nhỏ dưới gáy và một gối dưới đầu gối.
- Tránh nằm sấp khi ngủ.
- Không nên cúi, ngồi ngửa đầu để xem điện thoại, đọc sách hoặc làm việc quá lâu, vì có thể tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
- Giữ tư thế ngồi làm việc máy tính đúng: Cổ giữ thẳng ở vị trí trục cột sống; vai thả lỏng; cẳng tay đặt trên mặt phẳng vuông góc với khuỷu tay; chân đặt bằng phẳng trên sàn nhà.
- Không nên ngồi bắt chéo chân trên ghế có thể làm cong vẹo cột sống.
- Sau 1 – 2 tiếng làm việc, học tập, bạn nên đứng lên đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.
- Khi lái xe, đầu và cổ giữ thẳng trục với thân.
- Tránh lái xe nếu không thể cử động cổ hoàn toàn sang bên trái hoặc phải.
- Hãy tránh đứng nhiều trong thời gian dài.
- Mang giày có đế đệm, tránh mang giày cao gót.
– Thực hiện bài tập kéo giãn và tăng cường cơ cổ:
Các bài tập kéo giãn và tăng cường cơ cổ có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động của cổ, cải thiện tình trạng đau và căng cơ. Một số bài tập kéo giãn và tăng cường cơ cổ mà bệnh nhân có thể thực hiện như di chuyển đầu lên xuống và sang hai bên; sử dụng ngón trỏ và 3 ngón còn lại miết nhẹ từ chân tóc xuống cổ, hai vai gáy; kéo giãn hai bên cột sống cổ;…
Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điểm trước khi tập bài kéo giãn và tăng cường cơ cổ là:
- Trước khi tập cần làm ấm cơ cổ, lưng trên bằng các bài tập khởi động hoặc chườm nóng.
- Nếu bệnh nhân bị đau cổ bên phải nghiêm trọng, bị chèn ép dây thần kinh ở cổ thì nên hỏi ý kiến bác sĩ để được thiết kế các bài tập phù hợp.

4. Bị đau cổ bên phải khi nào nên đi khám?
Tình trạng đau bên phải cổ có thể khỏi trong vòng 1 – 2 tuần khi chăm sóc tại nhà đúng cách và tránh các hoạt động gây căng cơ cổ. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan vì đau cổ có thể là triệu chứng của các bệnh lý về cơ xương khớp, nhất là sau khi bị chấn thương cổ.
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng đau cổ kéo dài kèm theo một số dấu hiệu bất thường như đau lan tỏa xuống vùng vai/ tay; tay/chân (các bộ phận khác) có cảm giác tê, ngứa ran, yếu, lạnh; đầu khó di chuyển; bị sốt, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh; cổ cảm thấy tê hơn vào buổi sáng;…
5. Phương pháp điều trị đau cổ bên phải hiệu quả
Thông thường các phương pháp điều trị đau cổ phổ biến là dùng thuốc giảm đau theo toa, thuốc giãn cơ, tiêm corticosteroid… Tuy nhiên dùng thuốc chỉ giúp giảm đau tạm thời, không tác động vào nguyên nhân gốc rễ gây đau cổ bên phải. Sau một thời gian, bệnh vẫn có thể tái phát, ngoài ra còn có thể gặp một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nếu uống lâu ngày.
Ngày nay, Y học hiện đại ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn giúp điều trị dứt điểm tình trạng đau cổ do các bệnh lý liên quan đến cột sống cổ. Đó là phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh cột sống xương), bằng việc áp dụng kỹ thuật nắn chỉnh tác động trực tiếp lên cột sống vùng cổ, giúp đưa xương đốt sống sai lệch về đúng vị trí. Từ đó giải phóng thần kinh bị chèn ép, giảm triệu chứng đau nhức vùng cổ, thúc đẩy quá trình tự lành của cơ thể.

Đến với phòng khám ACC – Thành viên của Tập đoàn FV, chuyên khoa Trị liệu Thần kinh cột sống, người bệnh được tiếp cận phương pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm đau cổ bên phải bền vững, không cần thuốc, không cần phẫu thuật. Đặc biệt, tại ACC nổi bật với:
- Đội ngũ bác sĩ nước ngoài thuộc chuyên khoa Thần kinh cột sống có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm điều trị sẽ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân và xây dựng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh lý. Sau khi lên kế hoạch điều trị rõ ràng, bác sĩ thực hiện nắn chỉnh đúng thao tác, chuẩn xác giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép ở cổ, các cơn đau ở vùng cổ thuyên giảm hiệu quả.
- Khi người bệnh khỏe hơn, bác sĩ thiết kế bài tập phục hồi chức năng phù hợp với máy móc hiện đại như máy kéo giãn áp cột sống DTS, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000,… nhằm đẩy nhanh quá trình hồi phục và khả năng vận động vùng cổ. Cùng với đó, quá trình tập luyện Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại ACC của khách hàng đều có sự hướng dẫn xuyên suốt của chuyên viên.
- Người bệnh có thể an tâm khi bác sĩ ACC luôn theo dõi sát sao quá trình điều trị, đồng thời đưa ra những tư vấn trong chế độ sinh hoạt ăn uống, nhằm tránh cơn đau tái phát.

Tạm biệt những cơn đau cổ bên phải dai dẳng, khó chịu với phương pháp điều trị Trị liệu Thần kinh cột sống chuyên sâu, chuyên nghiệp tại ACC. Đặt lịch hẹn thăm khám TẠI ĐÂY.
Đến đây chắc hẳn bạn đã nắm được các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau cổ bên phải hiệu quả. Thông thường, các cơn đau cổ phải có thể giảm dần sau 1 – 2 tuần, tuy nhiên nếu triệu chứng không thuyên giảm, kèm theo đau vùng vai, đầu khó di chuyển, bị sốt, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh,… thì nên đến gặp bác sĩ ngay để thăm khám và điều trị sớm.