Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe.

Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương khớp là lập tức uống thuốc giảm đau. Thế nhưng, bệnh xương khớp không những không thuyên giảm, mà còn để lại nhiều biến chứng nặng nề ở gan, thận và dạ dày.

1. Các nhóm thuốc đau nhức xương khớp phổ biến

Với quan niệm “Đói ăn rau, đau uống thuốc”, khi cơn đau xương khớp xuất hiện, không ít người “nương nhờ” vào thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn. Trong đó, các loại thuốc dưới đây được sử dụng phổ biến vì giá thành thấp, hiệu quả nhanh:

1.1. Thuốc giảm đau Paracetamol

Đây là thuốc giảm đau không kê đơn, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa, không cải thiện trường hợp viêm khớp nặng như viêm sưng khớp cơ. Paracetamol tương đối lành tính nếu uống đúng liều.

1.2. Thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID)

Các loại thuốc NSAID như ibuprofen, celecoxib, diclofenac có công dụng giảm đau và kháng viêm mạnh, được sử dụng thay thế cho Paracetamol nếu thuốc này không có hiệu quả.

thuốc giảm đau xương khớp
Thuốc đau nhức xương khớp được sử dụng phổ biến vì hiệu quả nhanh, chi phí thấp.

1.3. Thuốc chống viêm nhóm Corticoid

Đây là nhóm thuốc có tác dụng giảm đau rất nhanh. Nhưng phải tăng số lần và số viên uống trong thời gian dài, người bệnh mới cảm thấy hiệu quả. Hiện nay, ngoài sử dụng ở dạng đường uống, thuốc corticoid còn dùng ở dạng tiêm, tiêm trực tiếp vào khớp nhằm cải thiện tình trạng đau nhức.

Thuốc tiêm khớp là gì? Có gây hại gì khi sử dụng không?

Thuốc tiêm khớp có tác dụng giảm đau nhanh cho những người bệnh xương khớp. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro nếu sử dụng không đúng cách.  1. Thuốc tiêm khớp là gì? Thuốc tiêm khớp là phương pháp khắc phục tình trạng đau, viêm khớp…

1.4. Thuốc giảm đau gây nghiện (liều đơn lẻ)

Loại thuốc này thường được dùng cho các trường hợp đau nhức xương khớp mức độ từ vừa đến nặng, có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh, giúp người bệnh giảm truyền tín hiệu đau nhanh và hiệu quả. Dù vậy, nhiều bác sĩ khuyến cáo, thuốc nên được sử dụng ngắn hạn để hạn chế nguy cơ lệ thuộc cũng như phát sinh tác dụng phụ không mong muốn (buồn nôn và nôn, rối loạn nhịp tim, thở chậm, chóng mặt, buồn ngủ hoặc rối loạn tiêu hóa).

1.5. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ là lựa chọn dành cho bệnh nhân bị đau xương khớp, đi kèm căng cơ và sưng phù do chấn thương cấp tính hoặc không đáp ứng tốt với NSAIDs. Tùy vào tình trạng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Cyclobenzaprine, Metaxalone hoặc một số loại thuốc giãn cơ khác.

1.6. Thuốc giảm đau thần kinh trung ương

Gabapentin là thuốc đau nhức xương khớp được dùng rộng rãi hiện nay. Thuốc có tác dụng giảm đau thần kinh trung ương, ngăn ngừa nhức mỏi do ảnh hưởng của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm hoặc đau thần kinh tọa. Ngoài ra, sử dụng Gabapentin giúp người bệnh giảm đau từ vừa đến nặng; phòng ngừa bệnh động kinh, hội chứng chân không yên và đặc biệt, có thể dùng với thuốc giảm đau gây nghiện để tăng hiệu quả.

2. Cảnh báo tác hại khi lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp

Để giảm đau nhanh, nhiều bệnh nhân đã tự ý thay đổi liều lượng khi chưa có chỉ định của bác sĩ, lâu ngày trở thành thói quen khó bỏ. Hậu quả là nhiều người đã phải nhập viện để điều trị biến chứng nặng nề tại hệ thống cơ quan nội tạng do sử dụng thuốc đau nhức xương khớp quá liều. Dưới đây là TOP 5 tác dụng phụ thường gặp, người bệnh phải nhất định chú ý:

2.1. Tác dụng phụ đến hệ tiêu hóa

Hầu hết thuốc giảm đau xương khớp đều ức chế thành phần duy trì lớp nhầy, khiến niêm mạc dạ dày bị axit dịch vị tấn công, gây đau loét, buồn nôn, ợ nóng, tiêu chảy và táo bón. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến thủng dạ dày, thủng ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.

2.2. Tác dụng phụ đến gan, thận

Dùng thuốc xương khớp kéo dài không chỉ tăng men gan, gây suy gan nghiêm trọng, mà còn tích nước ở thận, dẫn đến nguy cơ suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.

2.3. Tác dụng phụ trên hệ tim mạch

Lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp khiến người dùng có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp, đột quỵ và thậm chí tử vong.

2.4. Tác dụng phụ trên hệ xương khớp

Dùng thuốc giảm đau ở liều cao khiến quá trình phát triển xương sụn bị cản trở, dẫn đến mật độ xương giảm nhanh. Hiện tượng gãy xương và loãng xương xảy ra nhiều ở cột sống hoặc cổ xương đùi, đôi khi gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động của cơ thể.

2.5. Những tác hại khác

Ngoài biến chứng nguy hiểm trên nội tạng, tùy ý uống thuốc đau nhức xương khớp khiến người bệnh trở nên “lệ thuộc”, dễ xuất hiện cảm giác mệt mỏi, chán ăn, đau nhức và suy nhược cơ thể một khi ngưng sử dụng.

3. Những lưu ý khi dùng thuốc giảm đau nhức xương khớp

Khi dùng thuốc đau nhức xương khớp, người bệnh cần lưu ý 5 nguyên tắc sau để phòng ngừa nguy hại cho sức khỏe:

  • Để tránh tương tác giữa các thuốc với nhau, nên gặp bác sĩ để được tư vấn về công dụng và tác dụng phụ của từng loại thuốc. 
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: Đúng liều lượng (không tự ý thay đổi hoặc tăng liều), đúng thời điểm (uống thuốc sau khi ăn no) và đúng thời gian điều trị (không dùng thuốc quá lâu).
  • Trong thời gian sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh nên hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 
  • Người có tiền sử mắc bệnh mãn tính (tim mạch, đái tháo đường, huyết áp cao, béo phì) nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc. 
  • Nếu quá trình dùng thuốc xảy ra biến chứng, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
tác dụng phụ của thuốc xương khớp
Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa tác động bất lợi cho sức khỏe

Nếu cơn đau trở nên nghiêm trọng, kéo dài và không đáp ứng các loại thuốc cải thiện, bệnh nhân nên tiếp cận phương pháp khắc phục tự nhiên, không dùng thuốc như nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, vật lý trị liệu và đặc biệt, điều trị bảo tồn lành tính bằng kỹ thuật nắn chỉnh xương khớp Chiropractic tại phòng khám ACC.

Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ ACC tiến hành điều chỉnh cấu trúc xương bị sai lệch về đúng cấu tạo sinh học, giải phóng áp lực chèn ép dây thần kinh. Từ đó giảm đau hiệu quả và dứt điểm, giúp phục hồi khả năng vận động của cơ thể.

Chiropractic là gì? 7 điều có thể bạn chưa biết

Theo thống kê, mỗi ngày trên khắp nước Mỹ có khoảng một triệu ca nắn chỉnh cột sống được thực hiện. Phương pháp này được gọi là Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) - chuyên ngành chăm sóc sức khỏe lớn thứ ba tại Mỹ, sau ngành y khoa…

Bà Trần Thị Hảo (81 tuổi, ngụ tại Hà Nội) bị đau nhức xương khớp đã nhiều năm, lúc nào cũng cần dìu đỡ từ người thân trong sinh hoạt hằng ngày. Bà đã đến điều trị tại phòng khám ACC, với liệu trình chữa bệnh bao gồm nắn chỉnh xương khớp Chiropractic kết hợp cùng Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng bằng sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV và máy giãn áp cột sống DTS. Giờ đây, chỉ sau 3 tuần, bà Hảo đã thoát khỏi cơn đau khó chịu, thoải mái đi lại dễ dàng với hiệu quả lên đến 80%.

Tác hại khi lạm dụng thuốc đau nhức xương khớp đã được nhiều chuyên gia cảnh báo. Vì thế, người bệnh cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng hoặc tự ý tăng liều để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. Ngoài ra, nên gặp bác sĩ sớm khi xuất hiện triệu chứng bất thường do thuốc, để được tư vấn và tìm cách khắc phục sớm.

Có thể bạn quan tâm: 5 cách giảm đau xương khớp hiệu quả không cần thuốc

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục