Ngủ dậy bị đau cổ: Nguyên nhân do đâu và cách khắc phục

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Đau cứng cổ sau khi ngủ dậy kèm theo cảm giác nhức mỏi khó chịu, cử động khó khăn là tình trạng phổ biến xảy ra ở nhiều người. Những biểu hiện này có thể xuất phát từ thói quen ngủ sai tư thế hoặc căng thẳng quá mức, nhưng cũng có thể là triệu chứng của căn bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hóa đốt sống cổ.

Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, việc phát hiện và điều trị những căn bệnh này càng sớm thì cơ hội phục hồi càng cao, tránh biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân gây đau cứng cổ sau khi ngủ dậy

Đau cổ sau khi ngủ dậy xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là do ngủ sai tư thế bị đau cổ hoặc đó có thể là dấu hiệu của những bệnh xương khớp liên quan đến thoái hóa cột sống ở cổ.

Tư thế ngủ: Ngủ sai tư thế (nằm sấp, quay đầu sang một bên..) khiến các mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép, quá trình cung cấp oxy cho các tế bào cơ kém hẳn đi, axit lactic từ đó được giải phóng nhiều hơn – “thủ phạm” gây đau mỏi cơ. Hơn nữa, các chuyển động cổ diễn ra đột ngột trong khi ngủ cũng có thể gây sức ép khiến các cơ bị căng thẳng, dẫn đến đau.

Có thể bạn quan tâm:
> Trẹo cổ là gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
> Đau cứng cổ không xoay đầu được: Đừng chủ quan coi thường!

Gối kê đầu: Một số người sử dụng gối quá cao khi ngủ, về lâu dài có thể dẫn đến bệnh thoái hóa đốt sống cổ, với triệu chứng ban đầu là đau cứng vùng cổ, đau tê vùng vai gáy. Tuy nhiên, việc dùng gối quá thấp hoặc không dùng gối lại khiến cổ ngửa ra phía sau, tạo sức căng lớn cho dây chằng cột sống cổ, gây đau nhiều hơn.

Cổ bị chấn thương trước đó: Thông thường, các loại chấn thương như chấn thương cổ, chấn thương thể thao không gây ra cơn đau ngay lập tức. Thay vào đó, bạn cảm nhận tình trạng đau cổ sau một vài ngày. Đặc biệt, các triệu chứng đau mỏi và cứng cổ thường xuất hiện vào buổi sáng sớm khi ngủ dậy.

Chuyển động đột ngột khi ngủ: Các cử động đột ngột như ngồi bật dậy hoặc vung tay chân khi mơ ngủ, có thể gây ra tình trạng đau cứng cơ vùng cổ. Không chỉ vậy, một số tư thế lăn, trở người hoặc cố gắng ngủ, còn tạo ra áp lực nặng nề cho cổ. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ, đồng thời khiến vùng cổ đau mỏi khi ngủ dậy.

Đau cứng cơ cổ sau khi ngủ dậy
Đau cứng cơ cổ sau khi ngủ dậy gây khó chịu và trở ngại cho hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Thoái hóa các khớp ở cổ: Cột sống cổ của con người có 7 đốt sống (C1 – C7), theo thời gian các đốt sống C5, C6 và C7 là dễ bị thoái hóa nhất. Quá trình này làm bào mòn, xơ cứng các đốt xương, đĩa đệm và sụn khớp. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người trên 50 tuổi, họ thường cảm thấy đau cứng cổ sau khi ngủ dậy, về sau cơn đau còn lan ra vai và cánh tay, gây nên cảm giác tê tay và chân hoặc ngứa ran ở tứ chi.
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống kề cận, cấu tạo gồm bao xơ bên ngoài và nhân nhầy ở trung tâm. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy chui qua khe hở của bao xơ bị rách, chui vào ống sống và chèn ép dây thần kinh. Dây thần kinh bị chèn ép ở vùng cổ thường gây ra những cơn đau dữ dội, hoặc đau dai dẳng nhưng tăng dần theo thời gian.

Các nguyên nhân khác:

  • Chứng đau xơ cơ (Fibromyalgia) hoặc đau thắt cơ gây nên triệu chứng đau cơ lan rộng, cứng khớp và mệt mỏi.
  • Tình trạng căng cơđau cổ có thể diễn ra khi bạn đang gặp stress, căng thẳng.
  • Ngồi trước màn hình máy tính quá lâu hoặc xem tivi trong nhiều giờ liền không thay đổi tư thế, có thể khiến bạn bị đau mỏi vùng cổ, vai gáy.
  • Tình trạng viêm màng não khi cột sống và não tủy bị tổn thương, có thể gây ra tình trạng cứng cổ khi ngủ dậy.

Những tư thế ngồi sai gây đau cổ

Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận…

2. Ngủ dậy bị đau cổ phải làm sao?

Trong trường hợp ngủ sai tư thế bị đau cổ, bạn có thể tham khảo 5 cách sau đây để giảm thiểu cơn đau nhức:

2.1. Cho cổ nghỉ ngơi

Làm việc quá sức trong thời gian dài có thể khiến cổ bị đau nhức và cứng mỏi. Cách đơn giản để giảm đau cổ khi ngủ dậy là bạn nên cho vùng cổ được nghỉ ngơi trong 15 – 20 phút bằng cách nằm xuống thư giãn với một chiếc gối kê đầu phù hợp. Điều này đảm bảo lưu thông máu hiệu quả và hạn chế tình trạng sai cơ khớp cổ.

2.2. Massage cổ

Massage vừa hỗ trợ giải tỏa căng thẳng, vừa thuyên giảm cơn đau mỏi cổ khi ngủ dậy vào buổi sáng. Theo đó, bạn chỉ cần dùng bàn tay hoặc ngón tay để xoa bóp vùng cổ, vai, gáy theo chuyển động tròn. Chú ý không kéo căng quá mức để tránh tình trạng đau trở nên nghiêm trọng.

Massage cổ là cách khắc phục cơn đau cứng cổ sau khi ngủ dậy
Massage cổ là cách cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng và khắc phục cơn đau cứng cổ sau khi ngủ dậy

Khi bị đau nhức hoặc cứng cổ, phần đông mọi người cho rằng mình bị cảm gió, cảm mạo. Họ thường xử lý bằng cách xoa bóp với các loại dầu nóng, thuốc rượu hoặc cạo gió vùng cổ và vai gáy. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời nhưng có thể để lại biến chứng xuất huyết trong cơ bắp, gây nên hiện tượng tụ máu, cơn đau dễ quay trở lại với mức độ nặng hơn.

2.3. Thực hiện bài tập cổ

Chứng đau cổ sau khi ngủ dậy vào buổi sáng có thể được cải thiện nếu như bạn áp dụng một số bài tập vận động cổ nhẹ nhàng sau đây:

  • Nghiêng đầu sang bên trái hoặc bên phải để tai được chạm vào vùng vai. Thực hiện 10 lần cho mỗi bên, chú ý đưa cổ trở về vị trí ban đầu trước khi đổi bên.
  • Ngửa cổ để nhìn lên trần nhà càng xa càng tốt, sau đó đưa cổ về vị trí ban đầu, tiếp tục gập cổ nhìn dưới sàn nhà. Thực hiện 10 lần cho mỗi lần nhìn lên và xuống.
  • Dùng tay phải đặt ở cằm, sau đó đẩy nhẹ nhàng sang bên phải, giữ nguyên trong 10 giây. Tiếp đến, quay cổ về vị trí ban đầu rồi lặp lại động tác với bên trái. Đây là bài tập hỗ trợ khắc phục chứng cứng cổ khi ngủ dậy.
  • Sử dụng cằm của bạn như một con trỏ chuột, nhẹ nhàng phác thảo bảng chữ cái từ A – Z.

Bài tập 3 phút hỗ trợ giảm đau cổ vai gáy tại nhà

Bài tập giãn cơ giúp giảm đau lưng, đau cổ vai gáy khi ngủ dậy

2.4. Chườm nóng/lạnh

Thực hiện chườm đá hoặc túi gel lạnh vào vùng cổ bị đau trong 20 phút. Điều này giúp cải thiện triệu chứng viêm sưng ở cơ cổ. Nếu cơn đau không thuyên giảm hoặc kéo dài hơn một ngày, bạn có thể đổi qua liệu pháp chườm nóng bằng cách chườm túi đệm nóng ở nhiệt độ vừa phải trong 20 phút hoặc tắm nước ấm mỗi ngày để thư giãn và thả lỏng các cơ, từ đó khắc phục tình trạng đau cổ khi ngủ dậy.

2.5. Dùng thuốc giảm đau 

Sử dụng thuốc giảm đau là một trong những cách chữa đau cổ khi ngủ sai tư thế. Điển hình như thuốc Paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID), giúp cải thiện tình trạng cứng mỏi cổ sau khi ngủ dậy. Thế nhưng, quá trình sử dụng cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không được lạm dụng hoặc thay đổi liều lượng vì gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới dạ dày, gan và thận.

Sử dụng thuốc giảm đau cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
Nên sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ để ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe

3. Khi nào nên đi khám bệnh?

Tình trạng đau cứng cổ khi ngủ dậy có thể tự khỏi sau vài ngày chăm sóc. Tuy nhiên, bác sĩ Wade khuyến cáo, người bệnh nên chủ động đi khám ngay tại cơ sở chuyên khoa Thần kinh cột sống, xương khớp hoặc chấn thương chỉnh hình, nếu như tình trạng đau mỏi tiếp tục kéo dài 3 – 4 ngày, kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt cao.
  • Đau đầu.
  • Đau ngực và khó thở.
  • Xuất hiện cục u ở vùng cổ.
  • Khó nuốt thức ăn.
  • Cơn đau lan xuống cánh tay hoặc chân.
  • Ngứa hoặc tê bì tay chân.
  • Các vấn đề liên quan tới bàng quang hoặc ruột.

Ngoài ra, những người thuộc đối tượng lao động tay chân (thường xuyên khuân vác đồ nặng ở vùng vai, cổ), nhân viên văn phòng ngồi trước máy tính nhiều, người nghiện xem tivi hoặc dùng điện thoại di động nên kiểm tra và khám sức khỏe cột sống định kỳ tại phòng khám uy tín. Tại đây, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, tìm hiểu bệnh sử, kiểm tra cột sống, kiểm tra vận động của cổ, vai và gáy. Đồng thời, kết hợp với chụp X – quang để đánh giá mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phác đồ điều trị tận gốc căn bệnh.
Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị bảo tồn không xâm lấn, dựa trên nguyên lý giữa hệ thần kinh và cột sống, giúp chữa dứt điểm nhiều bệnh lý cơ xương khớp, kể cả chứng đau cứng cổ khi ngủ dậy. Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ chuyên khoa cột sống (Chiropractor) tiến hành nắn chỉnh nhẹ nhàng cấu trúc sai lệch tại cột sống về đúng vị trí vốn có, giải phóng chèn ép dây thần kinh, qua đó cải thiện hiệu quả cơn đau cổ và kích thích chữa lành bệnh tật ở các cơ quan, mà không phải dùng thuốc hay phẫu thuật.

Điiều trị đau cổ sau khi ngủ dậy bằng Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống là phương pháp điều trị đau cứng cổ hiệu quả

Tại Việt Nam, phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong áp dụng thành công phương pháp Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp như thoái hóa cột sốngthoát vị đĩa đệm.

Tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ của ACC còn kết hợp liệu trình vật lý trị liệuphục hồi chức năng bằng máy móc hiện đại như máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ thứ IV, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, giúp bệnh nhân khôi phục vận động cơ thể và sớm quay về cuộc sống ngày thường.

4. Cách ngăn ngừa tình trạng ngủ dậy bị đau cổ 

Để phòng ngừa chứng đau cổ sau khi ngủ dậy vào buổi sáng, bạn cần chú ý ngủ đúng tư thế, với gối và đệm nằm phù hợp. Cụ thể:

4.1. Chú ý tư thế ngủ

Đối với người nằm ngửa khi ngủ, bạn nên đặt một chiếc khăn được cuộn lại hoặc gối bên dưới cột sống cổ để duy trì tư thế ngủ thoải mái. Những người ngủ nằm nghiêng nên đặt thêm một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giữ cho cột sống thẳng hàng. Cần lưu ý không kê gối ngủ cao hơn so với đầu, nhằm ngăn ngừa tình trạng cứng cổ. Đặc biệt, bạn không được nằm sấp khi ngủ vì có thể gây áp lực lên dạ dày và vùng đầu vai cổ, khiến cổ bị sái mỏi khi ngủ dậy.

Gợi ý các tư thế ngủ tốt cho người bị đau cổ

Nhiều người sau khi thức dậy vào buổi sáng thường có cảm giác đau lan từ vùng cổ xuống vai gáy. Theo bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng GĐ Phòng khám ACC, nếu cơn đau không xuất phát từ bệnh lý, rất có thể bạn đã ngủ sai tư thế.…

4.2. Chọn gối kê đầu phù hợp

Ngoài thay đổi tư thế ngủ, bạn nên lựa chọn gối kê đầu phù hợp để nâng cao chất lượng giấc ngủ cũng như phòng ngừa đau cổ khi ngủ dậy. Cụ thể:

  • Lựa chọn gối ngủ có quy cách “chuẩn” là cao 8 – 15 cm, dài 60 cm, rộng 30 cm, đồng thời ưu tiên loại gối được làm bằng mút hoạt tính để hỗ trợ tốt cho đầu và cổ.
  • Không được sử dụng gối ngủ quá cứng vì có thể ảnh hưởng đến cơ vùng cổ.
  • Hãy lựa chọn một tấm nệm có độ cứng vừa phải để toàn thân được thư giãn, hỗ trợ nâng đỡ cho vùng lưng và cổ của bạn.

4.3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Để giảm đau cứng cổ, bạn cần nói “không” với những hoạt động sau đây:

  • Không sử dụng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
  • Không ngồi quá lâu trong cùng một tư thế.
  • Không để không khí lạnh (từ máy lạnh, máy quạt hoặc cửa sổ) thổi trực tiếp vào vùng đầu, mặt, cổ và vai gáy.
  • Tránh gập vai và cúi cổ về phía trước quá lâu.

Ngủ dậy bị đau cổ khiến quá trình sinh hoạt và vận động thường ngày gặp nhiều khó khăn. Vì thế, khi mắc phải chứng đau cứng cổ, người bệnh nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định phương pháp điều trị dứt điểm, điển hình như liệu pháp Chiropractic tại phòng khám ACC. Ngoài ra, bệnh nhân nên chú ý ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý và kết hợp vận động vừa phải để tăng độ dẻo dai cho cột sống, duy trì hiệu quả chữa bệnh lâu dài.

Bài viết cùng chủ đề:
> Cách ngăn ngừa đau cổ đơn giản cho dân văn phòng
> 4 bài tập cổ cơ bản dành cho phái đẹp nơi công sở
> Đau cổ do thiếu hụt vitamin: Nguyên nhân ít ai ngờ tới
> Đau cổ ở trẻ em: Dấu hiệu nguy hiểm không thể xem thường

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục