Chấn thương cổ nào thường gặp nhất? Điều trị sao hiệu quả?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Chấn thương cổ là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân. Những tổn thương này không chỉ gây đau nhức mà còn ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra chấn thương ở cổ, có những loại chấn thương nào và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Chấn thương cổ là gì và có triệu chứng thế nào?

Chấn thương ở cổ là tình trạng tổn thương xảy ra tại vùng cổ, bao gồm các cơ, gân, đốt sống, đĩa đệm, dây chằng và dây thần kinh. Chấn thương vùng cổ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi.

Khi bị chấn thương vùng cổ bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như đau và cứng cổ, co thắt cơ ở cổ và vai, giảm khả năng vận động đồng thời còn có thể gây yếu và tê chân, tay, bàn tay hoặc ngón tay.

chấn thương cổ

Chấn thương vùng cổ gây đau nhức và ảnh hưởng đến khả năng vận động khiến nhiều người khó chịu.

2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây chấn thương cổ

Phần lớn nguyên nhân chấn thương ở cổ là đến từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn thể thao hoặc bị ngã do rơi từ trên cao, tấn công bạo lực ở vùng cổ,…

Bên cạnh đó, tình trạng chấn thương vùng cổ còn có thể xảy ra do các yếu tố nguy cơ như:

  • Càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể sẽ diễn ra khiến các đĩa đệm giữa các đốt sống cổ có thể mất độ đàn hồi, trở nên khô cứng và dễ bị thoái hóa gây chấn thương.
  • Mang vác vật nặng không đúng cách, đặc biệt là những công việc đòi hỏi cổ phải chịu áp lực lớn.
  • Ngồi lâu trước máy tính, sử dụng điện thoại trong thời gian dài hoặc ngủ sai tư thế.
  • Đã từng bị té ngã trước đó với độ cao khoảng 1m hoặc 5 bậc cầu thang.
  • Trì hoãn điều trị ngay khi bị chấn thương.
  • Ít hoạt động làm giảm sức mạnh cơ cổ, khiến vùng cổ dễ bị tổn thương hơn.

3. 6 loại chấn thương cổ thường gặp

Dưới đây là những chấn thương vùng cổ phổ biến hiện nay:

3.1 Căng cơ cổ

Căng cơ cổ là tình trạng các cơ bị mỏi và co thắt, khi cổ luôn trong tư thế không thoải mái thời gian dài. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động như xoay, nghiêng cổ và đầu. Một số người khi bị căng cơ cổ còn cảm thấy đau nhức đầu, khó chịu.

Những tư thế ngồi sai gây đau cổ

Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận…

3.2 Đau cứng cổ

Đau cứng cổ có thể xảy ra khi bạn di chuyển không đúng cách hoặc giữ nguyên cổ ở một vị trí trong thời gian dài. Tình trạng chấn thương cổ này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như chấn thương khi chơi thể thao, các hoạt động thể chất,…

chấn thương vùng cổ

Đau cứng cổ cũng là một trong những chấn thương vùng cổ phổ biến thường gặp ở những người thường xuyên tham gia hoạt động thể chất.

>>> Xem chi tiết: Nguyên nhân bị đau cổ khi chơi thể thao có thể bạn chưa biết

3.3 Tổn thương dây chằng vùng cổ

Tổn thương dây chằng vùng cổ là một trong những chấn thương vùng cổ. Được biết cột sống ở cổ gồm 7 đốt sống nối với nhau bằng dây chằng và cơ. Khi có những chuyển động bất ngờ, cổ sẽ bị uốn cong quá mức và gây ra các tổn thương ở dây chằng hoặc cơ vùng cổ.

3.4 Chèn ép dây thần kinh

Chèn ép dây thần kinh là một dạng chấn thương cổ phổ biến, xảy ra khi các dây thần kinh vùng cổ bị áp lực từ các cấu trúc xung quanh như đĩa đệm thoát vị hoặc cơ bị căng cứng. Tình trạng này thường gây ra các triệu chứng như đau nhức, tê bì từ cổ vai gáy và lan xuống vai, cánh tay hoặc bàn tay.

3.5 Thoát vị đĩa đệm cổ

Thoát vị đĩa đệm cổ cũng là một dạng phổ biến của chấn thương vùng cổ. Đây là tình trạng một hoặc nhiều đĩa đệm ở giữa các đốt sống cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu và gây chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh dẫn đến đau nhức và rối loạn cảm giác vùng cổ. 

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong nhiều năm trở lại đây, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến tình trạng…

3.6 Gãy xương sống cổ

Gãy xương sống cổ là một dạng chấn thương cổ khá nghiêm trọng, xảy ra khi một hoặc nhiều đốt sống cổ bị nứt hoặc vỡ do va đập mạnh, tai nạn giao thông, té ngã từ độ cao hoặc chấn thương thể thao. Tình trạng này có thể gây ra các cơn đau dữ dội vùng cổ tại thời điểm chấn thương, đồng thời cơn đau còn có thể lan từ cổ xuống vai, cánh tay.

bị chấn thương cổ do đâu

Trường hợp gãy xương sống cổ không chỉ gây đau nhức vùng cổ mà còn lan xuống vai, cánh tay.

4. Chấn thương ở cổ có nguy hiểm không?

Tùy thuộc loại chấn thương và mức độ tổn thương ở cổ, đầu và cột sống sẽ có thể xuất hiện những biến chứng khác nhau như đau mạn tính; bị cứng đờ hoặc cảm giác suy yếu ở vùng cổ, vai hoặc cánh tay; giảm khả năng vận động; bị liệt và thậm chí là tử vong.

Do đó, bạn nên nhanh chóng đi khám khi bị đau ở cổ hoặc xuất hiện các triệu chứng chấn thương ở cổ, nhất là trường hợp vừa trải qua tai nạn trong lao động, giao thông, sinh hoạt. Bởi vì việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

5. Làm thế nào để điều trị chấn thương cổ?

Thông thường, chấn thương vùng cổ sẽ tự khỏi khi chăm sóc đúng cách tại nhà như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau không kê đơn. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hơn một tuần và có dấu hiệu tăng dần, bạn nên sớm tìm đến cơ sở y tế uy tín để có biện pháp xử trí kịp thời.

Để điều trị chấn thương ở cổ có thể áp dụng các biện pháp như:

  • Nghỉ ngơi tại chỗ: Giúp giảm vận động vùng cổ để cải thiện các cơn đau nhức và hạn chế tổn thương lan rộng. 
  • Chườm đá: Khi gặp nhiệt độ lạnh, các mạch máu sẽ co lại giúp ngăn ngừa tình trạng sưng, đồng thời làm tê các sợi thần kinh nhỏ, giảm cơn đau vùng cổ. Để thực hiện, bạn cho đá vào túi chườm rồi đặt vào khu vực bị đau trong vòng 15 phút mỗi giờ, thực hiện từ 3 – 4 giờ đầu sau chấn thương.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen, naproxen và thuốc theo toa của bác sĩ có thể giúp giảm đau, giảm viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tiêm corticosteroid: Sử dụng thuốc tiêm corticosteroid hoặc các loại tiêm khác có thể giúp giảm viêm và giúp giảm đau do nhiều chấn thương khác nhau ở cổ. 
  • Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp thực hiện các bài tập giãn cơ vùng cổ và những vùng bị ảnh hưởng khác sẽ giúp giảm đau, cải thiện độ linh hoạt và tăng cường sức mạnh cho các cơ ở cổ.

vật lý trị liệu vùng cổ

Phương pháp vật lý trị liệu cũng được đánh giá cao trong việc điều trị chấn thương cổ.

  • Xoa bóp: Các kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng như day ấn, xoa và vuốt có thể giúp thư giãn cơ cổ bị căng, giảm cảm giác đau và tê bì. Đồng thời, xoa bóp còn giúp làm giảm viêm và giảm bớt sự căng cứng của cổ. Tuy nhiên, trong trường hợp chấn thương cổ nghiêm trọng hoặc có vấn đề về xương khớp, xoa bóp cần được thực hiện cẩn thận và theo chỉ định của bác sĩ để tránh gây tổn thương thêm.
  • Kích thích tủy sống (spinal cord stimulation): Đây là phương pháp sử dụng các thiết bị cấy ghép vào cột sống phát ra các xung điện nhẹ và giúp ngăn chặn các cơn đau.
  • Phẫu thuật: Thông thường rất hiếm trường hợp chấn thương vùng cổ cần tới phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cho người bệnh. 

6. Hướng mới trong điều trị chấn thương cổ an toàn, hiệu quả

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu là biện pháp bảo tồn của nền y học hiện đại thay thế cho phẫu thuật trong điều trị các chấn thương thể thao, sinh hoạt. Khi thực hiện Chiropractic, các bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật nắn chỉnh cột sống để đưa các đốt sống cổ sai lệch về với vị trí đúng ban đầu, giúp giảm áp lực lên các dây thần kinh và xoa dịu cơn đau nhanh chóng. 

chấn thương vùng cổ nên làm gì

Bằng các thao tác nắn chỉnh và nhẹ nhàng đúng kỹ thuật của bác sĩ sẽ giúp đưa các đốt sống cổ sai lệch về với vị trí tự nhiên, giảm chèn ép dây thần kinh và chữa lành cơn đau.

Đồng thời, kết hợp Vật lý trị liệu gồm các phương pháp như massage, kích thích điện giúp giảm căng cơ và bài tập hỗ trợ giãn cơ phù hợp giúp thúc đẩy quá trình tự hồi phục. Qua đó, giúp tăng cường các cơ bảo vệ cột sống, khôi phục khả năng vận động và ngăn ngừa tình trạng chấn thương thêm.

Đặc biệt, đây cũng là liệu trình điều trị chấn thương cổ không dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật được ứng dụng tại Phòng khám ACC trong nhiều năm qua và đã giúp cho hàng nghìn khách hàng chấm dứt các cơn đau khó chịu. Hơn hết khi điều trị chấn thương vùng cổ tại ACC, khách hàng còn được yên tâm vì những lý do sau:

  • Đội ngũ bác sĩ chuyên gia Trị liệu thần kinh cột sống 100% là người nước ngoài, giàu kinh nghiệm, đã từng điều trị thành công các trường hợp chấn thương vùng cổ. Đến đây, bác sĩ sẽ thăm khám và tư vấn lộ trình điều trị phù hợp theo từng trường hợp chấn thương cụ thể.
  • Ngoài liệu trình Chiropractic và Vật lý trị liệu, ACC còn kết hợp với trang thiết bị máy móc hỗ trợ trị liệu hiện đại như thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV cường độ cao, máy vận động trị liệu ATM2,… Nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình điều trị đau nhức chấn thương vùng cổ và khôi phục khả năng vận động.
  • Bên cạnh đó, bác sĩ còn hướng dẫn các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt, theo dõi sát sao quá trình tập luyện giúp hỗ trợ điều trị giảm đau, tăng tuần hoàn, phục hồi chức năng nhanh chóng.

điều trị chấn thương cổ tại acc

Bên cạnh thế mạnh là liệu trình Trị liệu thần kinh cột sống – Vật lý trị liệu ACC còn đầu tư máy móc hiện đại để hỗ trợ điều trị chấn thương vùng cổ nhanh chóng.

>> Liên hệ đặt hẹn ngay ACC để các bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống thăm khám và tư vấn liệu trình điều trị thích hợp!

7. Cần lưu ý gì trong sinh hoạt để ngăn ngừa chấn thương vùng cổ?

Để ngăn ngừa chấn thương cổ, việc chú ý đến các thói quen sinh hoạt và bảo vệ cột sống cổ là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên biết:

  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp.
  • Đảm bảo tư thế đứng và ngồi đúng. Khi ngồi, bạn nên để lưng thẳng và cổ không bị cúi hoặc ngửa quá mức, có thể sử dụng ghế có hỗ trợ lưng và đầu. 
  • Chọn gối có độ cao vừa phải để duy trì cổ ở tư thế tự nhiên, không bị ngả quá mức về phía trước hoặc sau khi ngủ. 
  • Luyện tập thể dục đều đặn. Đồng thời, nên thực hiện các bài tập giúp tăng cường cơ cổ, lưng và vai giúp duy trì sự linh hoạt, sức mạnh cho vùng cổ, giảm nguy cơ căng cơ hoặc chấn thương do hoạt động mạnh.
  • Thận trọng khi thực hiện các hoạt động vặn và xoay cổ.
  • Đảm bảo màn hình máy tính ở mức ngang tầm mắt, không phải cúi hoặc ngẩng quá mức khi làm việc. 
5 cách ngăn ngừa đau cổ đơn giản cho dân văn phòng

Những người thường xuyên làm việc với máy tính thường gặp chứng đau cổ. Sự căng thẳng ở cổ và cột sống có thể làm giảm năng suất lao động, gia tăng mệt mỏi, thậm chí tăng nguy cơ trầm cảm. Có nhiều cách ngăn ngừa đau cổ tuy đơn…

8. Câu hỏi thường gặp

Sau đây là những thắc mắc thường gặp liên quan đến tình trạng chấn thương vùng cổ:

8.1 Chấn thương cổ được chẩn đoán như thế nào?

Để chẩn đoán chấn thương ở cổ, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp thăm khám lâm sàng (hỏi thông tin, thăm khám dọc theo cột sống cổ phía sau để tìm những điểm đau, khối tụ máu hoặc bầm tím). Đồng thời, bác sĩ còn chỉ định các phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng bệnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ (MRI).

8.2 Nên xử trí thế nào khi bị chấn thương cổ trong thể thao?

Trong trường hợp chấn thương vùng cổ khi chơi thể thao, các chuyên gia sẽ cố định cột sống cổ bằng nẹp chuyên dụng hoặc dùng bao cát, khăn chèn chặt vùng đầu cổ để hạn chế tác động và bất động khu vực này. Sau đó sẽ sơ cứu người bệnh theo hệ thống ABCDE, tức là:

  • A (Airway – đường thở): Đảm bảo rằng đường thở không bị tắc nghẽn và bảo vệ cột sống cổ.
  • B (Breath – hô hấp): Đảm bảo bệnh nhân được cung cấp Oxy, can thiệp thông khí nếu cần.
  • C (Circulation – tuần hoàn): Kiểm tra mạch, huyết áp xem có suy tuần hoàn hay không và xử lý chảy máu nếu có.
  • D (Disability – thần kinh): Đánh giá mức độ tỉnh táo của người bệnh bằng cách kiểm tra phản xạ thần kinh theo thang điểm Glasgow coma scale.
  • E (Exposure – bộc lộ): Tiến hành kiểm tra toàn bộ cơ thể người bệnh để phát hiện các tổn thương hoặc vết thương khác có thể bị bỏ qua hay không.

Chấn thương cổ là vấn đề không thể xem nhẹ, nhưng với cách điều trị đúng đắn và chăm sóc hợp lý, người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và trở lại cuộc sống bình thường. Song song với kết hợp các phương pháp điều trị bạn đừng quên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa tái phát và bảo vệ vùng cổ luôn khỏe mạnh.

>>> Bài viết liên quan:
Đau cổ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Chứng trẹo cổ là gì? Các dấu hiệu để nhận biết
Vôi hóa đốt sống cổ và những thông tin bạn cần nắm rõ

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục