Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Wade Brackenbury
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Người bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân gửi đến phòng khám ACC. Thực tế, đi bộ là một loại hình thể dục đơn giản, giúp tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thoát vị đĩa đệm, khi áp dụng phương pháp thể dục này cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định để có thể đạt kết quả tốt nhất.

1. Tìm hiểu về bệnh thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, gây chèn ép vào ống sống và các rễ dây thần kinh xung quanh. Từ đó gây ra các triệu chứng như tê bì, đau cột sống. 

bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không
Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, khiến bệnh nhân di chuyển khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm, trong đó có thể kể đến là do tư thế làm việc hoặc mang vác đồ nặng sai cách; do các chấn thương như té ngã, tai nạn giao thông, chơi thể thao hoặc do cột sống bị thoái hóa tự nhiên,… 

>> Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

2. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?

Không ít người bệnh thoát vị đĩa đệm e ngại việc di chuyển nhiều vì cho rằng sẽ làm tình trạng đau nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, đi bộ là một hoạt động tương đối nhẹ nhàng, ít tác động đến cột sống nên người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể tập luyện được. 

Theo đó, việc đi bộ đúng cách có thể giúp cải thiện tích cực các triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Các triệu chứng tê bì, đau, khó chịu sẽ dần được cải thiện nhờ quá trình tuần hoàn máu đến cột sống và sức mạnh nhóm cơ hỗ trợ cột sống được tăng cường. 

Tuy nhiên, người bệnh cần lắng nghe cơ thể mình, có thời gian đi bộ phù hợp theo tình trạng bệnh (mức độ tổn thương đĩa đệm và các triệu chứng hiện tại). Không nên gắng sức vì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cột sống. Nếu cảm thấy quá lo lắng về việc đi bộ, người bệnh có thể tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.

3. Lợi ích của việc đi bộ đối với tình trạng thoát vị đĩa đệm

Đi bộ là hình thức vận động không chỉ hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh mà còn nâng cao sức khỏe tổng thể, cụ thể như sau: 

  • Tăng sức mạnh cho hệ cơ bắp hỗ trợ cột sống: Hoạt động đi bộ giúp cải thiện sức mạnh của hệ cơ bắp hỗ trợ cho cột sống.
  • Tăng cường tuần hoàn máu: Đi bộ thường xuyên giúp mạch máu giãn nở. Nhờ đó tăng cường tuần hoàn máu để cung cấp oxy và dưỡng chất đến cột sống và các cơ quan trong cơ thể.
  • Cải thiện tính linh hoạt cho vùng lưng dưới: Duy trì thói quen đi bộ mang đến lợi ích kéo căng vùng cơ và hệ dây chằng ở lưng, chân và mông. Nhờ vậy giúp vùng lưng dưới phục hồi thuận lợi và hoạt động linh hoạt hơn.
  • Giúp xương cứng chắc hơn: Đi bộ đều đặn giúp tăng độ cứng chắc cho hệ xương, từ đó ngăn ngừa tình trạng thoái hóa đĩa đệm.
  • Đào thải độc tố: Trong quá trình cơ bắp co lại và giãn ra sẽ tạo ra chất độc sinh lý tích tụ dưới các mô cơ dưới lưng và dẫn đến cứng khớp, có thể khiến bệnh thoát vị đĩa đệm thêm trầm trọng. Khi đi bộ, người bệnh có thể cải thiện tình trạng này.
bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không
Đi bộ nhẹ nhàng, chậm rãi mang đến những lợi ích giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Với những lợi ích trên, chắc hẳn bạn đã biết được người bệnh thoát vị đĩa đệm đi bộ có tốt không. Tuy nhiên, lợi ích này chỉ đến khi bạn đi bộ đúng cách, nếu không có thể làm cho tình trạng bệnh tiến triển nghiêm trọng.

Bài tập cần tránh cho người bị thoát vị đĩa đệm ở lưng

Người thoát vị đĩa đệm có thể tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga… Tuy nhiên trong các bài tập cho người thoát vị đĩa đệm, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nhằm tránh các chấn thương đáng tiếc hoặc…

4. Người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý gì khi đi bộ?

Bên cạnh tìm hiểu người bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ, bệnh nhân cũng cần nắm một số lưu ý khi tham gia hoạt động này:

  • Khi đi bộ, nên nhìn thẳng về phía trước, để toàn thân thư giãn, thả lỏng 2 tay. Kết hợp giữ người thẳng khi đi, đừng chúi ra phía trước hoặc ngửa về phía sau quá nhiều, hai tay vung vẩy biên độ vừa phải, nhẹ nhàng. Lưu ý, khi chân tiếp đất, bạn phải bắt đầu từ gót rồi đến cả bàn chân, sau đó là mũi chân.
  • Bạn không nên mang theo hoặc cầm nắm nhiều vật dụng trên tay (kể cả đồ ăn, thức uống hoặc dắt em bé theo) vì không chỉ làm chi phối tâm trí mà còn làm sai lệch tư thế khi vung vẩy 2 tay không thoải mái và đều đặn. Đồng thời, bạn nên thở tự nhiên, đừng gắng sức thở theo nhịp này nhịp kia hay theo các kĩ thuật nào.
  • Nếu có điều kiện, bạn nên thay đổi các lộ trình khác nhau, tránh nhàm chán phong cảnh. Để tâm trí được thư giãn, bạn không nên bàn chuyện công việc, gia đình hay sử dụng các thiết bị giải trí như nghe nhạc…

Có thể tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đi bộ đúng cách. Việc này sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai cơ bắp, giúp các khớp vận động tốt, hệ tuần hoàn lưu thông nhịp nhàng, giúp tinh thần thoải mái, rất tốt cho các người bị bệnh về cột sống, tim mạch…

> Xem thêm: Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở đâu tốt?

5. Gợi ý các môn thể thao khác cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Ngoài đi bộ, người bệnh thoát vị đĩa đệm cũng có thể tham gia các bộ môn thể thao khác như:

  • Đạp xe: Bộ môn này cũng phù hợp với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Đạp xe sẽ giúp kéo giãn cột sống và giảm áp lực lên vùng đĩa đệm.
  • Bơi lội: Đây là hình thức vận động giúp thư giãn cơ xương, hạn chế áp lực lên phần đĩa đệm. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bơi lội ở cường độ vừa phải để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Tập yoga: Môn thể thao này mang đến các lợi ích như giảm đau và tăng cường sức mạnh cho vùng lưng, kéo giãn cơ, giảm áp lực lên vùng lưng và thúc đẩy tuần hoàn máu. Nhờ đó giúp cải thiện tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm.

6. Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm tận gốc không dùng thuốc, phẫu thuật

Khi các triệu chứng đau bắt đầu xuất hiện thường xuyên, thì nhiều người bệnh lại tìm đến các thuốc giảm đau. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời, không hiệu quả trong việc điều trị triệt để bệnh thoát vị đĩa đệm.

thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không 2
Bác sĩ giải thích cơ chế chữa thoát vị đĩa đệm cho bệnh nhân

Vì vậy, Phòng khám ACC lựa chọn phương pháp trị liệu thần kinh cột sống nhằm điều trị các cơn đau kinh niên bằng những động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng đốt sống về vị trí tự nhiên. Đây là phương pháp chữa trị các bệnh cột sống không dùng thuốc rất hiệu quả được rất nhiều bệnh viện lớn ở Hoa Kỳ và các nước phát triển áp dụng, với tỷ lệ thành công cao.

Ngoài ra, ACC còn sử dụng các thiết bị hỗ trợ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy tăng động trị liệu ATM2máy chiếu laser Class IV giúp tăng khả năng chữa trị cho bệnh nhân lên mức tối ưu. Chỉ trong vài tuần điều trị bệnh nhân sẽ thấy rõ được những chuyển biến tích cực.

câu chuyện bệnh nhân đỗ thị lan

Với các phương chữa đau mà không dùng thuốc hay phẫu thuật, phòng khám ACC đã giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau khó chịu, hòa nhập lại với cuộc sống bình thường.

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên chạy bộ không?

Khi bị thoát vị đĩa đệm bạn không nên chạy bộ vì hoạt động này có thể gây chèn ép phần đĩa đệm, khiến cơn đau trở nên nặng hơn.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tránh bài tập nào?

Người bị thoát vị đĩa đệm nên hạn chế tập squat, nâng vật nặng, tập tạ, uốn cong cột sống đột ngột,…

Bị thoát vị đĩa đệm có nên leo cầu thang?

Không nên, vì leo cầu thang có thể gây áp lực lên vùng cột sống và khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng hơn.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được bị thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không. Người bệnh nên cố gắng tập luyện mỗi ngày, kết hợp ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và lành mạnh, sinh hoạt khoa học, duy trì thói quen đi đứng và ngồi tốt cho cột sống để đẩy nhanh quá trình hồi phục sức khỏe.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục