Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Theo nhiều bác sĩ và chuyên gia, tham gia thể thao có tác dụng giảm bớt những cơn đau dai dẳng do thoát vị đĩa đệm gây ra. Vậy bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Thoát vị đĩa đệm nên chơi môn thể thao nào?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng một hay nhiều đĩa đệm bị sai lệch vị trí, gây chèn ép tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống. Căn bệnh này gây ra cơn đau dai dẳng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo bác sĩ ACC, bên cạnh việc điều trị bệnh bằng phương pháp chuyên khoa, bệnh nhân cần kết hợp một số môn thể thao để giảm áp lực cho cột sống, hỗ trợ tối đa cho việc điều trị bệnh. Cụ thể, người bệnh được khuyến khích tham gia 5 bộ môn thể thao sau đây:

Xem thêm: Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm

1.1. Bơi lội

Bơi lội là môn thể thao có độ an toàn cao, hạn chế nguy cơ gây chấn thương cột sống. Đồng thời, hoạt động bơi lội còn có tác dụng giảm bớt áp lực tác động lên các khớp, giải tỏa sức ép của đĩa đệm, nhờ đó làm thuyên giảm cơn đau. Cùng với hoạt động nhịp nhàng giữa các bộ phận tay, chân, đầu và cổ, bơi lội giúp hệ xương khớp được cải thiện hiệu quả. Chưa kể, việc hít thở khi bơi cũng hỗ trợ tăng cường lưu thông máu và oxy, hạn chế tình trạng viêm đĩa đệm đốt sống.

Dù vậy, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm không nên tập luyện quá sức vì tăng nguy cơ tổn thương đĩa đệm. Thay vào đó, bạn nên bơi vừa sức và kiên trì tập luyện mỗi ngày để đạt hiệu quả cao. Tốt nhất, bệnh nhân nên tham gia bơi lội từ 3 – 4 lần trong tuần, mỗi lần khoảng 30 – 60 phút.

Bơi lội
Hoạt động bơi lội giúp giảm bớt cơn đau, được xem là giải đáp phù hợp cho câu hỏi thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào.

1.2. Yoga

Yoga có tác dụng giảm đau, giúp các cơ khỏe mạnh hơn, giảm áp lực của cơ thể lên cột sống và đĩa đệm. Đồng thời, các bài tập yoga cũng giúp cải thiện sức cơ ở lưng và bụng. Nhờ đó duy trì tư thế đứng thẳng cũng như điều hòa các hoạt động của cơ thể.

Song song đó, yoga còn giúp hệ cơ được kéo dãn, đạt trạng thái thư giãn nhất. Trong quá trình luyện tập môn thể thao này, các vấn đề cơ xương khớp được hỗ trợ giải quyết, cũng như các cơ hoạt động linh hoạt hơn. Chưa kể, vùng lưng được giải tỏa áp lực nhờ vào các động tác kéo giãn cơ gân kheo (nằm ở mặt sau của đùi).

Ngoài tác động tích cực đến hệ cơ xương khớp nhẹ nhàng, yoga còn hỗ trợ tăng lưu lượng máu, giúp quá trình lưu thông chất dinh dưỡng qua các cơ và mô mềm ở thắt lưng thuận lợi hơn.

Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không?

Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thật sự là một quan niệm sai lầm. Việc hạn chế vận động không chỉ làm các cơ mất đi tính linh hoạt mà…

1.3. Đạp xe

Nếu bạn đang thắc mắc thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào thì hãy thử đạp xe. Đạp xe là môn thể thao có ích cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Hoạt động này giúp kéo giãn cột sống, giải phóng áp lực lên đĩa đệm, đồng thời cải thiện hoạt động của hệ cơ xương khớp và dây chằng và tăng cường lưu thông máu. Nhờ đó, hệ thần kinh không bị chèn ép, giúp cơn đau thoát vị đĩa đệm giảm bớt đáng kể.

Tuy nhiên để hoạt động đạp xe mang lại hiệu quả cao nhất, bạn nên chọn xe có chiều cao và độ rộng yên phù hợp để đảm bảo dáng ngồi chuẩn, lưu ý giữ lưng thẳng thoải mái và không cúi đầu, lệch lưng hông. Về thời gian đạp xe, bạn có thể bắt đầu với 15 phút/ngày, sau đó tăng dần lên 30 – 45 phút/ngày và duy trì đều đặn hàng ngày.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đạp xe không?

Bên cạnh việc điều trị tích cực với chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống, các bác sĩ ACC còn khuyên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên kết hợp việc tập luyện các bài tập phù hợp để cải thiện triệu chứng đau. Tuy nhiên, người bệnh chỉ…

1.4. Đi bộ

Đi bộ là môn thể thao được khuyến khích với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với người mới bắt đầu đi bộ, nên giữ tốc độ chậm, dần dần tăng nhanh với bước chân nhẹ nhàng. Trong quá trình đi bộ, nên hít vào bằng mũi rồi nhẹ nhàng thở ra bằng miệng, điều hòa nhịp thở đều đặn. Ngoài ra, bạn cần lưu ý giữ lưng thẳng đứng, đầu thẳng, kết hợp với hoạt động đánh tay nhẹ nhàng, thoải mái.

Để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả, người bệnh nên đi bộ mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều trong khoảng 30 – 45 phút.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay không?

Tại nước ta, bệnh thoát vị đĩa đệm trở thành một vấn đề thường gặp nhất ở những người trưởng thành, chiếm tỷ lệ hơn 30% dân số. Nếu như trước đây bệnh chỉ phổ biến ở những người lớn tuổi thì ngày nay, do thói quen sinh hoạt, làm…

Thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào?
Hoạt động đi bộ kết hợp với hít thở đều đặn có lợi cho sức khỏe, đặc biệt tốt với bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

1.5. Tập xà đơn

Tập xà đơn giúp kéo giãn cột sống, từ đó giảm áp lực lên đĩa đệm. Chưa kể, môn thể thao này còn hỗ trợ giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh, từ đó làm dịu những cơn đau thoát vị đĩa đệm.

Cách thực hiện tập xà đơn tốt nhất là treo mình lên xà khoảng 45 giây rồi thả người xuống, thực hiện mỗi tuần 3 lần. Bên cạnh đó, để tránh làm đĩa đệm tổn thương, bạn cần tuân thủ đầy đủ các quy tắc tập xà đơn an toàn như khởi động, thực hiện đúng tư thế, kết hợp hít thở nhẹ nhàng, tập vừa sức,…

2. Những lưu ý khi người bệnh thoát vị đĩa đệm tập thể thao

Không thể phủ nhận tập thể thao mang tới nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Dù vậy, bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

  • Cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên môn để biết rõ bộ môn nào là phù hợp nhất.
  • Tránh chơi những môn không phù hợp như: tập gym, chạy bộ, bóng đá, bóng rổ…
  • Tập luyện đúng kỹ thuật – vừa sức.
  • Ngừng ngay nếu có triệu chứng bất thường.
  • Bên cạnh việc luyện tập, cần tuân theo lộ trình điều trị dứt điểm của bác sĩ đề ra.

Hiện nay, lộ trình chữa thoát vị đĩa đệm tối ưu được bác sĩ ACC áp dụng là Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu. Theo đó, Chiropractic chữa khỏi bệnh thoát vị đĩa đệm nhờ cơ chế sử dụng một lực nhẹ nhàng bằng tay để điều chỉnh lại cấu trúc sai lệch của khớp xương, đĩa đệm và giải phóng sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh, từ đó giải quyết dứt điểm nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh. Còn Vật lý trị liệu bao gồm các bài tập và sự hỗ trợ của nhiều thiết bị hiện đại (máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy vận động trị liệu tích cực ATM2, thiết bị giảm áp Vertetrac và Cervico 2000, máy chiếu Laser thế hệ thứ IV, sóng xung kích Shockwave…) giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh.

Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm tại ACC
Kết hợp Vật lý trị liệu và Chiropractic giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh thoát vị đĩa đệm.

Song song đó, để ngăn ngừa khả năng tái phát tối đa, các bác sĩ tại ACC còn tư vấn chế độ dinh dưỡng và luyện tập phù hợp, đảm bảo duy trì tình trạng sức khỏe ổn định sau khi điều trị.

Như vậy sau bài viết, bạn có thể biết được thoát vị đĩa đệm nên tập môn thể thao nào để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hãy nhớ nhé, bên cạnh việc tập luyện thể thao, bạn cũng cần tuân theo liệu trình điều trị chuyên biệt để nhanh hồi phục bệnh. Khi có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ TẠI ĐÂY để được phòng khám ACC tư vấn.

Bài viết liên quan: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục