Bệnh đau mỏi cổ, vai gáy khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những cơn đau ở vùng cổ, vai gáy gây ra nhiều khó khăn và bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy nguyên nhân đau vai gáy đến từ đâu và cách điều trị ra sao?
- 1. Đau vai gáy là gì?
- 2. Phân loại đau vai gáy
- 3. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp
- 4. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
- 5. Ai dễ bị đau cổ vai gáy?
- 6. Đau vai gáy có nguy hiểm không?
- 7. Bị đau cổ vai gáy khi nào nên gặp bác sĩ?
- 8. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau vai gáy
- 9. Bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao?
- 10. Phòng khám ACC – Địa chỉ chữa đau mỏi cổ gáy uy tín, hiệu quả cao
- 11. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khi điều trị bệnh
- 12. TOP 3 bài tập đau vai gáy đơn giản tại nhà
- 13. Phòng ngừa bệnh đau mỏi cổ vai gáy
- >> Xem thêm:
1. Đau vai gáy là gì?
Đau vai gáy là tình trạng cơ vùng vai gáy co cứng, gây đau đớn và hạn chế vận động khi quay cổ hay quay đầu. Hiện tượng đau cứng cổ vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng và có mối liên hệ mật thiết với hệ thống cơ – xương – khớp cũng như mạch máu ở khu vực cơ vùng cổ gáy.
2. Phân loại đau vai gáy
Dựa vào mức độ diễn biến của bệnh, đau vai gáy cổ được phân thành 2 loại chính gồm:
- Đau cổ vai gáy cấp tính: Đây là dạng đau khởi phát đột ngột do ngủ sai tư thế, vận động mạnh hoặc làm việc quá sức khiến các cơ căng giãn mạnh. Cơn đau có thể tự thuyên giảm sau vài ngày đến vài tuần nếu nghỉ ngơi và chăm sóc đúng cách.
- Đau cổ vai gáy mãn tính: Đau nhức vai gáy mãn tính thường kéo dài dai dẳng kèm cảm giác tê, dị cảm, đau lan sang cánh tay. Nếu gặp phải tình trạng này, người bệnh cần nhanh chóng đi khám để có hướng điều trị phù hợp, hạn chế tối đa biến chứng.

3. Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường gặp
Các cơn đau mỏi vai gáy có thể được nhận biết dựa trên những triệu chứng sau:
- Cơn đau cổ gáy thường xuất hiện sau khi ngủ dậy hoặc sau khi làm việc nặng, ngồi quá lâu trên bàn làm việc với cùng 1 tư thế.
- Triệu chứng đau vai gáy sẽ càng tăng khi người bệnh đi đứng, ngồi lâu, ho, hắt hơi, vận động cổ hay khi thời tiết thay đổi.
- Khi nghỉ ngơi thì cơn đau vai gáy cổ sẽ giảm xuống.
- Cơn đau từ bả vai lan xuống cánh tay (một hoặc hai bên) khiến vai và tay luôn bị tê mỏi, nặng nề, khó vận động.
- Khi sờ vào vùng bả vai, cánh tay sẽ thấy tê cứng (biểu hiện của tăng cảm giác).
- Đôi khi chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm vùng cổ, vai gáy đau.
- Nằm ngủ nghiêng về một bên sẽ gây đau (ví dụ người bệnh có thói quen ngủ nghiêng bên phải sáng dậy sẽ cảm giác khó chịu, đau cổ vai gáy bên phải).
- Tùy trường hợp, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng chóng mặt, ù tai, hoa mắt…
4. Nguyên nhân đau cổ vai gáy
Nguyên nhân gây nên đau mỏi cổ, vai gáy được chia ra thành 3 nhóm: nguyên nhân cơ học, nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân khác.
4.1. Nguyên nhân cơ học
- Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc trước màn hình máy tính quá lâu, cúi gập cổ trong gian dài, dựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… có thể ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy và máu cho các cơ vùng cổ vai gáy, từ đó dẫn tới đau nhức và cứng các vị trí trên.
- Thói quen sinh hoạt không tốt: Ngồi lâu trước quạt, máy lạnh; thói quen tắm đêm; dầm mưa dãi nắng thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ thần kinh điều khiển cảm giác và hoạt động của các bó cơ vùng vai gáy.
- Tập luyện quá sức: Nếu bạn tập luyện với cường độ cao, có tư thế tập không đúng hay không khởi động trước khi tập sẽ làm mỏi phần vai gáy, lâu dần gây nên những cơn đau.
- Đặc thù công việc: Những công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu khiến máu khó lưu thông tại vùng cổ, bả vai và dẫn đến đau mỏi.
- Chấn thương mô mềm: Nguyên nhân đau mỏi vai gáy có thể xuất phát từ tình trạng tổn thương mô mềm. Mô mềm bao gồm cơ, gân và dây chằng. Khi chấn thương mô mềm xảy ra, có thể dẫn tới nhiều cơn đau nhức, bao gồm cứng cổ, đau đầu và co thắt cơ bắp.
- Chấn thương cổ đột ngột (Whiplash): Đây là hiện tượng rách cơ, gân và dây chằng ở cổ do cử động cổ đột ngột. Các triệu chứng đau cổ vai gáy đặc trưng do chấn thương bao gồm đau và cứng cổ, đau đầu, chóng mặt hoặc mờ mắt.

4.2. Nguyên nhân bệnh lý
Không chỉ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu mà đau cổ vai gáy có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cổ, gai cột sống… gây chèn ép rễ thần kinh cột sống. Cụ thể là:
- Rối loạn chức năng thần kinh: Các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn, hoặc kéo căng quá mức có thể gây ra sự rối loạn chức năng dây thần kinh khu vực này. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp gây ra các cơn đau mỏi vai gáy.
- Thoái hóa cột sống cổ: Đau vai gáy là bệnh gì? Nhiều khả năng bị đau vai gáy do các gai xương xuất hiện trên cột sống cổ gây chèn ép dây thần kinh điều khiển cảm nhận phần cổ, vai, gáy. Điều này khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau mỏi, cứng cổ khi mới ngủ dậy. Đối tượng dễ mắc bệnh này là nhóm độ tuổi trên 40.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Các bao xơ đĩa đệm ở cột sống cổ yếu đi khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí trên đốt sống, chèn ép rễ thần kinh xung quanh gây đau mỏi vai gáy.
- Vôi hóa cột sống: Canxi đọng lại ở thân đốt sống khiến cột sống bị vôi hóa, tạo nên những gai xương. Các gai xương này sẽ chèn ép rễ thần kinh ống sống, gây nên đau cổ vai gáy.
- Viêm bao khớp vai: Do chấn thương hoặc tai nạn, khớp vai có thể bị viêm gây đau mỏi gáy và hạn chế vận động vùng cổ và vai.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Ngồi lâu một chỗ với tư thế sao khiến căng cơ bả vai và rút cơ lồng ngực quá mức gây nên đau vai cổ gáy.
- Đau thắt ngực ổn định (Stable Angina): Khi tìm hiểu đau mỏi cổ vai gáy là bệnh gì, bạn không nên chủ quan nếu thấy bị đau vai gáy, cổ, lưng hoặc hàm. Đây có thể là một trong những triệu chứng của đau thắt ngực ổn định, xảy ra do động mạch vành bị thu hẹp, không thể đáp ứng nhu cầu oxy trong máu.
- Đau vai gáy kèm theo đau đầu: Đây là một loại đau đầu do cơ siết chặt ở vùng sau cổ, đồng thời cổ bị sai trật, đôi lúc, cho cảm giác tương tự như đau nửa đầu. Các triệu chứng thường gặp bao gồm: đau ở một bên đầu hoặc một bên khuôn mặt; đau nhức quanh mắt; cứng cổ vai gáy và đau đầu sau khi cử động cổ nhất định.
- Ung thư: Một số trường hợp, dấu hiệu đau vai gáy dai dẳng là cảnh báo của ung thư đầu hoặc cổ. Khoảng 75% ung thư đầu và cổ xảy ra, do lạm dụng quá nhiều rượu bia và thuốc lá. Ngoài ra, đau vai gáy cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư phổi, người bệnh cần chú ý theo dõi.
> Tin xem nhiều: Biến chứng đau vai gáy không thể chủ quanbạn nên biết !
4.3. Nguyên nhân đau vai gáy khác
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn. Trong đó, các cơ quan, hệ xương khớp cũng bị thoái hóa dần và suy giảm chức năng. Chính vì thế là tỉ lệ người cao tuổi mắc các bệnh đau cổ vai gáy sẽ cao hơn so với những người trẻ tuổi.
- Thời tiết: Mỗi khi chuyển mùa, đặc biệt là khi trời lạnh thì vai gáy sẽ trở nên đau hơn do áp suất không khí giảm khiến các mạch máu bị co lại, khả năng vận chuyển oxy và máu giảm đi.
- Nhiễm lạnh: Dấu hiệu đau cổ vai gáy bên phải hoặc đau cổ gáy bên trái có thể do cơ thể nhiễm lạnh làm tổn thương dây thần kinh.
- Chế độ ăn uống thiếu chất: Thiếu hụt vitamin, khoáng chất làm cho dây thần kinh ngoại vi yếu đi và gây đau cổ vai gáy.
> Bài viết tham khảo: Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu đau mỏi vai gáy khi mang thai?
5. Ai dễ bị đau cổ vai gáy?
Căn cứ vào các nguyên nhân đau mỏi vai gáy kể trên, các đối tượng có nguy cơ cao gặp phải là:
- Những người làm công việc văn phòng, lái xe, lao động nặng: Do thường phải ngồi lâu, giữ nguyên tư thế trong thời gian dài hoặc mang vác nặng, nên dễ dẫn đến đau căng cơ, đau vai gáy bên phải trái hoặc đau lưng cổ vai gáy.
- Người mắc bệnh lý về cột sống cổ: Các bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao xương khớp hoặc ung thư vùng cổ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc thần kinh và cơ xương, gây đau cứng cổ gáy kéo dài và dai dẳng.
- Người có dị tật bẩm sinh hoặc nhạy cảm với thời tiết: Dị tật vùng cổ vai gáy hoặc thay đổi thời tiết đột ngột (nhất là khi trời lạnh) có thể khiến các cơ co rút, mạch máu co thắt, gây ra cảm giác đau và căng cơ vai gáy.
>> Xem thêm: Cảnh báo 5 nhóm nghề dễ mắc chứng đau cổ vai gáy
6. Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Ngoài việc gây hạn chế vận động, nhiều người còn lo lắng bệnh đau cổ vai gáy có nguy hiểm không, có gây ra vấn đề ảnh hưởng sức khỏe không?
Các bác sĩ cảnh báo, cơn đau vai gáy có thể lan xuống bả vai hoặc cánh tay, gây cảm giác tê bì, châm chích, rất khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chưa kể, trong nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời tác hại của bệnh đau vai gáy có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như: rối loạn tiền đình, tăng nguy cơ thiếu máu não, rối loạn cảm giác tứ chi, đau rễ thần kinh thực vật, thậm chí bại liệt một hoặc cả hai tay.
Đáng nói, theo thói quen thông thường, người bệnh đau mỏi cổ vai gáy thường sử dụng thuốc giảm đau, nhằm cắt đứt cơn đau nhanh chóng. Nhiều trường hợp, người bệnh tìm đến bác sĩ sau khi bị phù nề, viêm loét dạ dày, thậm chí lờn thuốc do đã uống thuốc hàng tháng trời. Vì vậy, để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa đau vai gáy đúng cách.
7. Bị đau cổ vai gáy khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi nhận thấy những dấu hiệu đau nhức cổ vai gáy bất thường dưới đây, người bệnh cần đi khám ngay để điều trị sớm, tránh biến chứng:
- Cơn đau cổ vai gáy kéo dài trên một tuần.
- Mức độ đau vùng cổ gáy ngày càng tăng dần với tần suất nhiều hơn, thậm chí cơn đau xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
- Kèm theo một số triệu chứng hoa mắt, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, khó thở.
- Đau cổ vai gáy cấp tính với mức độ đau dữ dội, xảy ra sau khi người bệnh gặp chấn thương đột ngột, gây tổn thương cơ và các dây chằng, trường hợp này cần được can thiệp y tế sớm.
8. Biện pháp chẩn đoán bệnh đau vai gáy
Một số phương pháp dùng để chẩn đoán bệnh đau mỏi cổ vai gáy:
- Thăm khám và kiểm tra tiền sử bệnh để loại trừ khả năng có bệnh khác.
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang giúp thấy được khe hẹp giữa hai đốt sống, khối u,…
- Chụp CT: Phương pháp cho thấy hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng vai gáy.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Kết quả cho thấy các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây chằng, dây thần kinh.
- Chụp tủy sống: Cách này có thể thay thế cho chụp cộng hưởng từ (MRI).

9. Bị đau mỏi cổ vai gáy phải làm sao?
Để chứng đau cổ vai gáy sớm thuyên giảm, bạn cần đi gặp bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp thường gặp:
9.1. Giảm đau tại nhà
Khi cơn đau vai gáy mới khởi phát, người bệnh nên nghỉ ngơi và hạn chế các cử động mạnh như xoay cổ, xoay đầu đột ngột. Đồng thời tránh ngồi trước quạt gió mạnh hoặc điều hòa vì dễ khiến cơ co cứng, gây đau dữ dội hơn.
Trong 3 ngày đầu tiên, có thể chườm lạnh vùng vai gáy bằng túi gel lạnh hoặc đá bọc trong khăn mềm. Mỗi lần chườm khoảng 15 – 20 phút, thực hiện tối đa 5 lần/ngày để giúp giảm sưng, viêm và cảm giác cứng cổ.
Nếu cơn đau vẫn kéo dài, người bệnh có thể chườm ấm bằng đệm nhiệt, túi chườm nóng hoặc xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy trong 10 – 15 phút/ngày. Việc này giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ và hỗ trợ hồi phục nhanh hơn.
Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

9.2. Dùng thuốc
Nếu đau vai gáy kéo dài, không thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số thuốc để giảm đau nhanh hơn, điển hình như thuốc Paracetamol, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas. Khi uống thuốc cần lưu ý tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không lạm dụng hoặc tự ý thay đổi liều lượng vì có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng tới dạ dày, gan và thận.
9.3. Phẫu thuật
Nhiều người có xu hướng phẫu thuật khi dùng thuốc không còn tác dụng giảm đau. Song, tùy vào từng tình trạng mà bác sĩ cân nhắc có nên phẫu thuật hay không. Đặc biệt, sau khi phẫu thuật, bạn cần phải chăm sóc sức khỏe cẩn thận, để không làm tổn thương vùng vai gáy.
9.4. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu điều trị cổ vai gáy hiện đang được áp dụng rộng rãi với độ hiệu quả cao. Tùy vào tình trạng bị mỏi cổ vai gáy của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn các bài tập (giãn cơ, duỗi vai, xoay cổ…) kết hợp các liệu pháp thủy liệu, nhiệt liệu… với thiết bị hỗ trợ phù hợp, giúp cải thiện đáng kể cơn đau.
9.5. Trị liệu thần kinh cột sống
Phương pháp Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống (Chiropractic) được nhiều chuyên gia đánh giá cao về mặt giảm đau vai gáy cổ hiệu quả lâu dài mà không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Theo đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các đốt sống về đúng vị trí ban đầu nhằm tác động trực tiếp đến nguyên nhân gây ra hiện tượng đau vai gáy, giúp phục hồi cấu trúc cột sống cổ bị sai lệch, giảm đau vai gáy hiệu quả.
Lắng nghe những chia sẻ bổ ích về chứng đau vai gáy của bác sĩ Erik W. Waardenburg thuộc phòng khám ACC qua video dưới đây:
10. Phòng khám ACC – Địa chỉ chữa đau mỏi cổ gáy uy tín, hiệu quả cao
Gần 20 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp với phương châm “Chữa đúng cách, lành cơn đau”, Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC áp dụng thành công liệu trình chữa đau vai cổ gáy kết hợp phương pháp Chiropractic và Vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại. Qua đó giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi các cơn đau mỏi vùng vai gáy cổ và phục hồi chức năng vận động cột sống cổ an toàn, hiệu quả dài lâu.
Không chỉ được các khách hàng tin chọn nhờ ứng dụng các phương pháp điều trị bảo tồn, KHÔNG PHẪU THUẬT – KHÔNG DÙNG THUỐC, phòng khám ACC còn nhận nhiều đánh giá cao bởi sở hữu nhiều điểm ưu việt:
- Đội ngũ bác sĩ Chiropractic 100% nước ngoài chuyên môn cao và đầy tận tụy: Các bác sĩ tại ACC đều được đào tạo chính quy về Chiropractic tại nhiều quốc gia tiên tiến. Không chỉ dày dặn kinh nghiệm hành nghề tại Mỹ, Canada, Đông Nam Á,… bác sĩ ACC còn có nhiều năm gắn bó và am hiểu cấu trúc cơ xương khớp của người Việt. Từ đó đưa ra những chẩn đoán chính xác và lộ trình điều trị tối ưu cho từng trường hợp.
- Trang thiết bị trị liệu tân tiến: Nhằm rút ngắn thời gian điều trị và nâng cao tỷ lệ phục hồi, ACC không ngừng đầu tư hàng loạt trang thiết bị hỗ trợ trị liệu nhập khẩu từ châu Âu như thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy kéo giãn giảm áp cột sống cổ DTS, máy tập phục hồi chức năng ATM2, công nghệ chiếu tia Laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave,…
- Cơ sở vật chất hiện đại: Mong muốn tạo sự thoải mái cho khách hàng khi đến thăm khám hoặc điều trị, ACC chú trọng xây dựng không gian phòng khám rộng rãi. Đặc biệt phòng tập Vật lý trị liệu & Phục hồi chức năng được đầu tư chuyên nghiệp, trang bị nhiều máy móc và thiết bị tối tân.
- Bác sĩ và đội ngũ chuyên viên đồng hành sát sao: Khách hàng an tâm trong suốt quá trình chăm sóc sức khỏe tại ACC luôn có sự đồng hành xuyên suốt của đội ngũ bác sĩ và chuyên viên. Qua đó đảm bảo khách hàng được thăm khám kỹ lưỡng, tinh chỉnh phác đồ phù hợp để đạt kết quả sau cùng tốt nhất, ngăn ngừa tái phát.
- Quy trình thăm khám chuyên nghiệp, tiết kiệm thời gian: Khám chữa bệnh tại ACC, quý khách được trải nghiệm quy trình chuyên nghiệp chuẩn quốc tế. Ngay từ khâu tiếp nhận, khách hàng được hướng dẫn cụ thể, sắp xếp lịch hẹn rõ ràng, giúp giảm thiểu tối đa thời gian chờ đợi. Đặc biệt, quý khách có thể đặt hẹn nhanh chóng, dễ dàng qua Hotline/Zalo/Whatapps +84 946 740 066 hoặc truy cập TẠI ĐÂY.
>> Đến ngay ACC để trải nghiệm dịch vụ chữa đau mỏi cổ vai gáy chất lượng quốc tế với chi phí hợp lý!
> Mời bạn xem thêm bài viết trên báo Thanh Niên: Đau vai gáy phải làm sao để điều trị hiệu quả?
11. Chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng khi điều trị bệnh
Để quá trình điều trị đau vai gáy đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như chế độ dinh dưỡng hằng ngày:
- Tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý ngừng điều trị khi thấy cơn đau đã thuyên giảm.
- Hạn chế các hoạt động xoay vặn mạnh cột sống cổ vì có thể gây thêm các tổn thương cho dây thần kinh.
- Tránh nằm hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu có thể khiến các cơ vùng cổ bị co cứng, kém linh hoạt.
- Thực hiện các động tác thể dục nhẹ nhàng để giúp cơ cổ được thư giãn như xoay cổ, ngửa đầu trước sau, xoay đầu qua 2 bên,…
- Bổ sung các khoáng chất cần thiết cho xương khớp như Canxi, Omega -3, Vitamin C-D-E, Vitamin nhóm B, Glucosamine & Chondroitin,…
- Hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
> Tham khảo chế độ ăn cho người bị đau cổ vai gáy: XEM TẠI ĐÂY.
12. TOP 3 bài tập đau vai gáy đơn giản tại nhà
Tích cực luyện tập giúp giảm đau mỏi vai gáy, thư giãn các cơ và tăng cường cấu trúc xương xung quanh vùng cổ, giúp người bệnh rút ngắn thời gian hồi phục.
Dưới đây là 3 bài tập tại chỗ, có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc tại văn phòng, được hướng dẫn bởi chuyên viên Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng ACC.
Bài tập 1
Bài tập giúp thư giãn một bên hoặc hai bên vùng cơ cổ và vai gáy.
- Người bệnh ngồi thẳng lưng trên ghế.
- Tay trái đưa ra phía sau lưng để cố định phần vai của mình.
- Tay phải choàng qua đầu, đồng thời kéo giãn đầu về phía bên phải nhằm căng cơ vùng cổ bên trái.
- Giữ yên tư thế trong 10 giây.
- Sau đó đổi bên và thực hiện tương tự.
Bài tập 2
Bài tập giúp thư giãn các cơ vùng cổ, vai và bắp tay.
- Tư thế ngồi trên ghế.
- Đan hai tay vào nhau và đưa thẳng về phía trước, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
- Tiếp tục đưa tay cao lên qua đầu cho đến khi thấy căng vùng bắp tay, lưu ý mắt nhìn theo tay.
- Giữ yên 10 – 15 giây, lặp lại động tác 3 lần.
Bài tập 3
Các động tác dưới đây giúp kéo giãn vùng cổ và vùng vai, góp phần xoa dịu cơn đau cổ và vai gáy.
- Người bệnh đứng thẳng và giữ thẳng lưng.
- Đan hai tay vào nhau ở phía sau lưng.
- Cố gắng giữ thẳng tay và đưa tay lên cao trong 10 giây.
- Thực hiện động tác 3 lần.
Xem bài tập chi tiết tại đây:
Xem ngay:
13. Phòng ngừa bệnh đau mỏi cổ vai gáy
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng thường gặp của nhân viên văn phòng hoặc những đối tượng thường xuyên làm việc với tư thế cố định, ít vận động như nhân viên lập trình máy tính, kế toán, kiến trúc sư… Để phòng ngừa đau vai gáy, mọi người nên thay đổi thói quen khi ngồi làm việc:
- Không ngồi quá lâu trong thời gian dài, nên thay đổi tư thế hoặc đứng lên vươn vai đi lại sau mỗi 45 phút làm việc.
- Đặt màn hình máy tính ngang tầm mắt, điều chỉnh chiều cao bàn ghế phù hợp sao cho khuỷu tay vuông góc với mặt bàn khi gõ máy.
- Khi sử dụng điện thoại nên đặt màn hình điện thoại ngang tầm mắt, tránh cúi đầu nhìn màn hình quá lâu.
- Không dùng bả vai và đầu để giữ điện thoại khi nói chuyện.
- Không nằm ngủ gục mặt trên bàn.
Khi nhận thấy triệu chứng đau mỏi cổ, vai gáy xuất hiện thường xuyên, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng cách. Hiểu đúng bệnh, chữa đúng cách sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi cơn đau vai gáy và cải thiện chất lượng cuộc sống.
>> Xem thêm:
- Đau sau gáy cổ cảnh báo bệnh gì và điều trị được không?
- Đau cổ vai gáy sau sinh do đâu? Cách khắc phục hiệu quả
- Châm cứu chữa đau vai gáy hiệu quả và giải đáp các thắc mắc thường gặp