Cẩn trọng với biến chứng của hội chứng đau vai gáy

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Hội chứng đau vai gáy khá phổ biến, có thể xảy ra ở mọi độ tuổi (nhưng chủ yếu là ở người già hoặc nhân viên văn phòng). Bệnh có tiến triển từ nhẹ đến nặng và sẽ không quá nguy hiểm nếu người bệnh có hướng điều trị thích hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

1. Tìm hiểu hội chứng đau vai gáy là gì?

Hội chứng đau vai gáy là những cơn đau nhức khó chịu, kèm theo khó vận động ở vùng cổ và vai do cơ bị co cứng. Thêm vào đó, bệnh thường xuất hiện đột ngột và bất ngờ vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

Khi bị đau cổ vai gáy, người bệnh có những dấu hiệu như:

  • Đau nhức, cơn đau có thể lan xuống vai và cánh tay.
  • Đau tăng lên khi đi lại, ngồi lâu, ho, hắt hơi, thời tiết thay đổi và đau giảm khi nghỉ ngơi.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Cảm giác tê bì, căng cứng, khó chuyển động vùng cổ vai.
  • Nếu bị đau vai gáy ở mức độ nặng thì ngay cả khi đi lại nhẹ nhàng, nghỉ ngơi cũng bị đau.
Đau vai gáy lan xuống cánh tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau vai gáy lan xuống cánh tay để lại nhiều biến chứng nguy hiểm về xương khớp nếu người bệnh chủ quan, không tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị kịp thời.  1. Đau vai gáy là bệnh gì? Đau vai gáy là bệnh lý cột sống…

Hội chứng cổ vai được chia ra làm 2 tình trạng:

Tình trạng cấp tính: Nguyên nhân do ngủ, ngồi, hoạt động sai tư thế làm cơ bị căng hoặc giãn đột ngột, người bệnh có thể giảm đau tại nhà bằng các cách đơn giản như nghỉ ngơi, thay đổi tư thế, tập thể dục nhẹ nhàng… Khi đó, cơn đau sẽ sớm biến mất và không gây ảnh hưởng gì lớn đến sức khỏe.

Tình trạng mãn tính: Nếu cơn đau kéo dài dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm và ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, ăn uống và giấc ngủ… thì người bệnh nên đi thăm khám ngay nhé! Bởi vì đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm và có thể gây ra các biến chứng khó lường.

Hội chứng cổ vai gáy khiến người bệnh đau nhức vùng vai gáy, khó khăn khi vận động
Hội chứng cổ vai gáy là bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp, mạch máu ở vùng vai gáy, cần được theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.

2. Các biến chứng của đau vai gáy

Hội chứng đau vai gáy có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

Bệnh lý về xương khớp: Các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn chức năng thần kinh, vôi hóa cột sống, viêm bao khớp vai, rối loạn khớp bả vai lồng ngực gây nên sự chèn ép, kéo giãn quá mức dây thần kinh khiến cho vùng vai gáy bị đau mỏi, căng cứng và khó vận động.

Chấn thương: Những chấn thương ở vùng vai gáy do tai nạn lao động, tai nạn giao thông hoặc té ngã có thể làm dây chằng, đốt sống bị tổn thương và gây nên đau cổ vai gáy.

Các chấn thương vai thường gặp và cách điều trị

Các chấn thương vai thường gặp bao gồm trật khớp vai, hội chứng chóp xoay, đông cứng khớp vai,... Tình trạng này có thể xảy ra do té ngã, tập luyện sai kỹ thuật, không khởi động kỹ trước khi chơi thể thao,... Thậm chí, một số sinh hoạt trong…

Hoạt động sai tư thế: Ngồi cong lưng, nghe điện thoại bằng cách kẹp vào một bên vai, ngủ gục xuống bàn, cúi cổ xuống nhìn điện thoại quá lâu,… khiến mạch máu lưu thông kém đi và làm cho vùng vai gáy bị đau nhức.

Tính chất công việc: Những công việc buộc phải đứng/ngồi một chỗ quá lâu làm cho các cơ vùng vai gáy bị chèn ép, máu lưu thông chậm nên bị tê cứng và đau nhức.

Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Ăn uống không khoa học, thiếu vitamin, canxi,… làm cho dây thần kinh ngoại vi trở nên yếu đi và khiến vùng vai gáy bị đau nhức khó chịu.

Hội chứng vai gáy có thể để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời
Nhiễm lạnh, tắm đêm, ngồi trước máy tính, quạt hoặc máy lạnh quá lâu cũng gây ra hội chứng cổ vai.

Nếu không xử lý, điều trị hội chứng vai gáy kịp thời thì người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Chèn ép tủy sống vùng cổ: Biến chứng này có thể làm người bệnh bị rối loạn cảm giác ở tay chân, liệt nửa người hoặc rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn tiền đình: Người bệnh cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, khó tập trung, trí nhớ suy giảm,…

Đau rễ thần kinh: Người bệnh đau nhức dữ dội, tê tái, bỏng rát ở vùng cổ vai gáy, lưng, cánh tay và đầu.

Tổn thương đám rối thần kinh cánh tay: Bệnh gây tê bì, mất cảm giác, hạn chế vận động, teo cơ hoặc bị liệt ở vùng cánh tay.

Một số biến chứng khác: U hố sau, huyết áp tăng, trầm cảm, cơ thể bị suy nhược,…

> Xem thêm tại: Điểm danh các biến chứng đau vai gáy không thể chủ quan!

Người bị hội chứng đau vai gáy gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt
Người bị hội chứng đau vai gáy gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, chất lượng cuộc sống suy giảm.

3. Điều trị hội chứng cổ vai gáy như thế nào?

Hiện nay, hội chứng vai gáy có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:

Nghỉ ngơi: Người bệnh đau cổ vai gáy nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế cử động ở vùng bị đau. Đồng thời, không ngồi trước quạt hoặc điều hòa quá lâu vì dễ làm các cơ bị co cứng, hãy thường xuyên tắm bằng nước ấm thay vì nước lạnh.

Chườm ấm: Người bệnh có thể dùng khăn ấm để chườm vào vùng cổ vai gáy hoặc chiếu đèn hồng ngoại.

Massage: Thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng vùng vai gáy bị đau khoảng 10 – 15 phút để tăng lưu thông máu và thư giãn các cơ.

Miếng dán giảm đau: Người bệnh sử dụng miếng dán chứa chất Methyl Salicylat vào vùng cổ vai gáy để làm dịu cơn đau nhức.

Thuốc giảm đau: Với trường hợp nhẹ thì bác sĩ sẽ kê các loại thuốc như Paracetamol, Ibuprofen, Decontractyl,… để làm giảm đau. Còn nếu trường hợp nặng thì sẽ sử dụng thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh như Lidocain, Novocain,… để làm mềm cơ và giảm đau nhanh chóng. 

Châm cứu: Khi tình trạng đau vai gáy trở nặng hơn thì châm cứu sẽ giúp ổn định hoạt động của dây thần kinh, làm giảm sự đau nhức và co thắt.

Tuy nhiên, những phương pháp trên chỉ mang lại hiệu quả giảm đau tạm thời và bệnh hoàn toàn có thể tái phát trong tương lai. Hơn nữa, việc dùng thuốc hoặc châm cứu cần có sự chỉ định và kiểm soát của bác sĩ có chuyên môn. Nếu người bệnh tự ý uống thuốc hoặc châm cứu ở nơi không uy tín thì có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hại cho sức khỏe. 

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic): Đây là cách chữa trị ưu tiên việc hồi phục tự nhiên, không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật và đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả với người bệnh. Tại Việt Nam, phòng khám ACC là cơ sở tiên phong trong việc điều trị đau vai gáy bằng phương pháp Chiropractic, nhờ vào đội ngũ bác sĩ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm cùng với trang thiết bị, máy móc hiện đại.

Dưới đây là quy trình chữa trị hội chứng đau vai gáy AN TOÀN – HIỆU QUẢ tại ACC:

Phương pháp điều trị đau cổ vai gáy tại ACC

Nhìn chung, hội chứng đau vai gáy là bệnh có thể kiểm soát được nếu bạn quan tâm nhiều hơn vào việc chăm sóc sức khỏe như ăn uống đủ chất, sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục với cường độ hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi – thư giãn và hoạt động với tư thế đúng, tránh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu. Ngoài ra, bất cứ khi nào bạn cảm thấy có dấu hiệu bất thường liên quan vùng cổ vai gáy thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Tham khảo ngay video hướng dẫn thực hiện các bài tập giãn cơ giúp giảm đau cổ vai gáy sau khi ngủ dậy:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục