Đừng chủ quan với bệnh vôi hóa đốt sống cổ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Thường xuyên chịu nhiều đau nhức, tê mỏi ở vùng cổ là triệu chứng phổ biến của căn bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Trước đây, đối tượng mắc bệnh này thường trên 40 tuổi hoặc phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh. Tuy nhiên bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, ai cũng có thể gặp vấn đề này, đặc biệt là những người lao động nặng nhọc và nhân viên văn phòng.

> Xem ngay: Đau cổ nguyên nhân do đâu và cách điều trị hiệu quả

1. Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ (hay gai cột sống cổ) là tình trạng lắng đọng canxi ở các dây chằng nối từ thân đốt sống cổ đến các mấu vai, mấu ngang khiến cột sống bị vôi hóa và hình thành các gai xương. Nếu các gai chèn ép dây thần kinh hoặc đè ép vào mạch máu sẽ gây nên cảm giác rất đau đớn.

Cột sống cổ có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, từ C1 – C7. Trong đó gai mọc ở đốt sống cổ C4 C5 C6 là phổ biến nhất.

Có thể bạn quan tâm: Vôi hóa xương khớp nguy hiểm đến mức nào?

2. Nguyên nhân gây bệnh

– Hoạt động quá sức, khuân vác đồ vật nặng sai cách, ngồi làm việc quá lâu trong một tư thế.

– Chấn thương hoặc va đập mạnh trong lúc vận động, làm ảnh hưởng đến vùng cổ, gây tổn thương dây chằng, dây thần kinh. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng thoái hóa, vôi hóa đốt sống cổ.

– Tuổi càng cao, các đốt sống cổ và đĩa đệm bị thoái hóa dần, hình thành các gai xương.

– Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi và dưỡng chất thiết yếu tốt cho xương khớp, dễ gây ra thoái hóa.

vôi hóa đốt sóng cổ
Đừng chủ quan với các dấu hiệu đau nhức cổ vai gáy
Xem thêm:
> Những tư thế ngồi sai gây đau cổ
> Đau cổ khi chơi thể thao là do đâu?
> Thoái hóa cột sống cổ là bệnh gì?
> Đau cổ do thiếu hụt vitamin: Nguyên nhân ít ai ngờ tới

3. Vôi hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?

Vôi hóa cột sống cổ nếu để lâu ngày không chữa trị có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng khả năng vận động như:

Rối loạn tiền đình: Tại các đốt sống cổ tập trung nhiều dây thần kinh quan trọng, khi chúng bị thoái hóa sẽ làm suy giảm quá trình tuần hoàn máu lên não, gây rối loạn tiền đình với các biểu hiện buồn nôn, chóng mặt, lo lắng, mệt mỏi, kém trí nhớ, mất ngủ triền miên.

Tình trạng thoát vị đĩa đệm: Khi bị vôi hóa, đĩa đệm hai đốt sống cổ nằm kề nhau có khả năng đàn hồi kém, nguy cơ thoát vị đĩa đệm rất cao.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Trong nhiều năm trở lại đây, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ hay thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đang trở thành một trong nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến nhất. Tuy nhiên, rất nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này, dẫn đến tình trạng…

Hẹp tủy sống: Các gai xương làm cho không gian trong tủy sống thu hẹp lại, cấu trúc cột sống cổ dần bị thay đổi, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đầu, đau nhức bả vai và vùng cánh tay.

Thiểu năng hệ động mạch đốt sống phân liệt: Gai cột sống chèn ép động mạch đốt sống cổ, gây ra cảm giác hoa mắt, chóng mặt, ù tai, suy giảm trí nhớ…

Chèn ép rễ thần kinh: Vôi hóa đốt sống cổ làm tổn thương dây thần kinh khiến quá trình truyền dẫn thông tin bị gián đoạn. Biến chứng chèn ép rễ thần kinh tủy sống là nguy hiểm nhất, gây bại liệt một hoặc hai tay rối loạn cảm giác tứ chi, rối loạn thực vật.

Xem thêm: Vôi hóa cột sống chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị

4. Điều trị vôi hóa đốt sống cổ bằng phương pháp bảo tồn, không phẫu thuật

Có không ít bệnh nhân gặp vấn đề về xương khớp, vì muốn giải tỏa cơn đau ngay lập tức nên đã chọn cách uống thuốc. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không thể chữa dứt điểm, thậm chí còn tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm cho gan, thận và dạ dày.

Cảnh báo tác dụng phụ của thuốc xương khớp: XEM NGAY

Theo các bác sĩ chuyên khoa tại Phòng khám ACC, các cơn đau cấp tính nếu không được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và nỗ lực điều trị tận gốc, rất dễ trở thành mạn tính, kèm theo nhiều biến chứng khó lành.

Nền y học hiện đại đang đánh giá rất cao tính an toàn và hiệu quả lâu dài của Trị liệu thần kinh cột sống – phương pháp bảo tồn chữa đau tận gốc, giải quyết được gốc rễ vấn đề gây bệnh.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đầu tiên áp dụng phương pháp trị liệu thần kinh cột sống trong điều trị dứt điểm các bệnh về xương khớp. Nhiều bệnh nhân vôi hóa đốt sống cổ (đặc biệt là người cao tuổi, nhân viên văn phòng) đã đến và chữa trị tại ACC với tỷ lệ thành công trên 95%.

Quy trình điều trị bao gồm:

Trị liệu thần kinh cột sống: Các bác sĩ dùng tay tác động một lực chính xác vào các điểm sai lệch trong cấu trúc cột sống cổ, đưa các đốt sống trở về vị trí cân bằng, đĩa đệm và dây chằng phục hồi tự nhiên. Phương pháp này an toàn với tất cả mọi người, phù hợp mọi lứa tuổi.

Tìm hiểu thêm về Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) TẠI ĐÂY

Vật lý trị liệu: Mỗi bài tập được thiết kế riêng với từng bệnh nhân, nhằm phục hồi hoàn toàn chức năng cổ, hiệu quả ngay cả với những bệnh nhân đã có chỉ định phẫu thuật do gai xương chèn ép nhiều lên rễ thần kinh và tủy sống.

Thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000: kéo giãn giảm áp cột sống cổ theo cả ba chiều (3D), giảm chèn ép rễ thần kinh, giảm đau đáng kể cho vùng cổ.

– Hệ thống máy móc và thiết bị hỗ trợ điều trị khác: máy kéo giãn giảm áp DTS, máy trị liệu vận động ATM2, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo xương, gân và các mô mềm.

Hơn 15 năm hoạt động, đội ngũ bác sĩ và nhân viên tại ACC luôn nỗ lực hết mình, giúp các bệnh nhân tiếp cận với kỹ thuật chữa bệnh tiên tiến theo đúng tiêu chuẩn Hoa Kỳ, từ đó rút ngắn thời gian điều trị và tiết kiệm chi phí.

vôi hóa đốt sống cổ
Bác sĩ chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống đang nắn chỉnh cột sống cổ cho bệnh nhân

5. Dấu hiệu nhận biết

– Nhức mỏi, cứng cổ, đau khi xoay chuyển, mọi vận động cổ đều gây nên đau đớn.

– Nhức mỏi bả vai và vùng cánh tay.

– Nhức đầu ở vùng chẩm, vùng trán.

– Đau đỉnh đầu và tức hốc mắt.

– Đau lan xuống bả vai, tê, ngứa ran ở một hoặc hai cánh tay, giảm khả năng vận động.

Để nhận biết dấu hiệu vôi hóa cột sống, bác sĩ sẽ thăm khám các cử động của cổ. Đồng thời, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X quang hoặc MRI cột sống cổ để phát hiện các gai xương, hẹp đốt sống cổ, cột sống cổ mất đường cong sinh lý rõ rệt.

6. Cách phòng ngừa vôi hóa đốt sống cổ

– Duy trì tư thế đúng, giữ thẳng lưng và hai vai ngang bằng nhau khi ngồi làm việc.

– Sau mỗi ngày làm việc, nên xoa bóp vùng cổ và thực hiện bài tập ngăn ngừa thoái hóa đốt sống cổ: nghiêng cổ sang phải rồi sang trái mỗi bên 10 lần, cúi cổ về phía trước và ngửa cổ ra phía sau mỗi phía 10-15 lần.

5 cách ngăn ngừa đau cổ đơn giản cho dân văn phòng

Những người thường xuyên làm việc với máy tính thường gặp chứng đau cổ. Sự căng thẳng ở cổ và cột sống có thể làm giảm năng suất lao động, gia tăng mệt mỏi, thậm chí tăng nguy cơ trầm cảm. Có nhiều cách ngăn ngừa đau cổ tuy đơn…

– Khi ngủ nên thường xuyên chuyển mình, tránh nằm ở một tư thế quá lâu. Không nằm sấp vì tư thế này không tốt cho cột sống, cổ bị gập xuống lâu ngày dễ dẫn đến hiện tượng vôi hóa. Nên lựa chọn gối có chất liệu tốt, không dùng các loại gối quá cứng, không kê gối quá cao.

Dành cho bạn: Gợi ý các tư thế ngủ tốt cho người bị đau cổ

– Hạn chế đến mức tối đa các tác động mạnh đến vùng cổ.

– Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất canxi, protein, vitamin B, vitamin C, vitamin E, glucosamine qua thức ăn và thực phẩm chức năng.

Những thói quen và hành động tưởng chừng như đơn giản mỗi ngày lại có thể phòng ngừa bệnh vôi hóa đốt sống cổ hiệu quả. Khi có dấu hiệu đau hoặc khó vận động ở vùng cổ, cần đi khám ngay để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Bài viết tham khảo:

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục