Giải đáp thắc mắc khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Tất cả bàn chân của trẻ vừa chào đời đều bằng phẳng. Khi các mô cơ, xương và dây chằng dần dần phát triển theo thời gian, lõm bàn chân mới bắt đầu hình thành. Nếu bàn chân của bé không phát triển được độ lõm này, trẻ sẽ được chẩn đoán mắc chứng bàn chân bẹt.

Hiện nay, mặc dù bàn chân bẹt xảy ra ở trẻ nhỏ không còn là vấn đề hiếm gặp nhưng vẫn có không ít bố mẹ chưa hiểu rõ về căn bệnh này cũng như hướng điều trị tốt nhất cho bé.

thắc mắc khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ
Phát hiện sớm hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ giúp việc điều trị đơn giản hơn

Là đơn vị chuyên khoa đi đầu trong điều trị hội chứng bàn chân bẹt, phòng khám ACC sẽ giúp bố mẹ giải đáp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh vấn đề này thông qua bài viết sau đây.

1. Bàn chân bẹt có phải do di truyền không?

Di truyền chỉ là một trong nhiều yếu tố góp phần hình thành bàn chân bẹt. Hầu hết tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ em phát triển từ tác động môi trường.

Ở Việt Nam, mọi người, bao gồm cả trẻ em, thường có thói quen mang dép tông hoặc sandals khi ra đường. Theo đánh giá từ các chuyên gia, thói quen này không tốt cho bàn chân của trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, việc thường xuyên đi lại trên bề mặt cứng sẽ làm cho lõm bàn chân khó phát triển, lâu ngày phát sinh vấn đề bàn chân bẹt.

Mặt khác, không ít trường hợp trẻ em bị bàn chân bẹt có nguyên nhân bắt nguồn từ tình trạng ăn uống thiếu chất dinh dưỡng.

Có thể bạn quan tâm:
> 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt
> Hướng dẫn cách kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ
> Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?

2. Trẻ bị bàn chân bẹt nếu không điều trị kịp thời có thể xảy ra điều gì?

Thực tế, một số trẻ bị bàn chân bẹt có thể trưởng thành mà không gặp phải vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, trường hợp này khá ít gặp.

Tình trạng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến cấu trúc xương và gây biến dạng.

biến chứng của bàn chân bẹt
Trẻ bị bàn chân bẹt nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

Cụ thể hơn, xương cổ chân của bé có thể xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài bất thường, từ đó khiến cấu trúc khớp gối và cột sống thay đổi, có thể dẫn đến nguy cơ thoái hóa khớp gối hoặc cong vẹo cột sống trong tương lai. Biện pháp duy nhất để chấm dứt tình trạng đau nhức này là điều trị hội chứng bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống

Bàn chân bẹt là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng chứa đựng những mối nguy hiểm tiềm ẩn, nổi bật nhất là chứng vẹo cột sống, gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi. Thông qua chương trình…

Ngoài ra, một số biến chứng sức khỏe khác hình thành từ tình trạng bàn chân bẹt còn có thể bao gồm:

  • Viêm gân Achilles
  • Viêm khớp ở mắt cá chân hoặc bàn chân
  • Biến dạng ngón chân cái
  • Ngón chân hình búa
  • Viêm cân gan chân
  • Đau cẳng chân

Xem ngay bài viết chi tiết trên báo Lao Động: Tật bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

3. Thời điểm nào nên điều trị bàn chân bẹt cho trẻ?

Các chuyên gia đánh giá độ tuổi của trẻ để điều trị mang lại hiệu quả tốt nhất là từ 3 – 7 tuổi. Mặc dù vậy, họ cho rằng thời gian chỉnh hình bàn chân bẹt cho trẻ có thể bắt đầu từ khi bé 2 tuổi rưỡi.

Khi trẻ còn nhỏ, các cấu trúc xương, khớp, cơ cũng như dây chằng đóng vai trò hình thành lõm bàn chân còn mềm nên việc chỉnh hình đúng hướng có thể diễn ra thuận lợi hơn. Như vậy, việc chữa trị diễn ra ngay từ đầu có thể nâng cao tỷ lệ thành công, đẩy nhanh quá trình điều trị, đồng thời sớm cải thiện chất lượng cuộc sống của bé.

4. Đâu là cách điều trị bàn chân bẹt tốt nhất cho trẻ? Liệu trẻ có gặp khó khăn khi đi lại trong quá trình chữa trị?

Theo các chuyên gia ở phòng khám ACC, sử dụng đế chỉnh hình là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất cho hiện tượng bàn chân bẹt, đặc biệt khi đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ. Đế chỉnh hình có khả năng điều chỉnh lại cấu trúc cũng như chức năng của bàn chân cho bé mà không cần đến sự can thiệp của phẫu thuật.

Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?

Nhiều người không có vòm bàn chân thường có xu hướng lựa chọn phương pháp mổ bàn chân bẹt để điều trị. Tuy nhiên, họ không biết rằng thực tế giải pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi trường hợp. Bàn chân bẹt là một dạng…

đế chỉnh hình bàn chân
Đế chỉnh hình bàn chân được “đo ni đóng giày” tại ACC

Mặt khác, bố mẹ cũng có thể yên tâm rằng trẻ sẽ không gặp khó khăn khi đi lại trong suốt quá trình điều trị bàn chân bẹt. Đế chỉnh hình của phòng khám ACC được làm từ nguyên liệu cao cấp mang lại độ êm và linh hoạt cho bàn chân của bé khi di chuyển.

5. Liệu đế chỉnh hình có thể áp dụng cho các trường hợp bàn chân bẹt?

Mỗi người đều có một hình dáng, kích cỡ bàn chân khác nhau nên đế chỉnh hình dành cho mỗi người bệnh cũng không giống nhau.

Để làm ra đế chỉnh hình bàn chân phù hợp riêng cho bệnh nhân, trước tiên các bác sĩ ở phòng khám ACC sẽ áp dụng công nghệ kỹ thuật số đến từ Hoa Kỳ và Thụy Sĩ là máy CAD-CAM để quét độ cong của bàn chân, từ đó xác định độ cao của lõm bàn chân mà người bệnh cần.

kiểm tra bàn chân bẹt tại ACC
Đo mật độ lòng bàn chân bằng Công nghệ CAD-CAM của Thụy Sĩ

Tiếp theo, bác sĩ sẽ xử lý hình dạng cũng như kích thước của đế chỉnh hình trên máy tính rồi chuyển toàn bộ thông tin cho đội ngũ chuyên viên kỹ thuật chất lượng cao. Từ đó, đế chỉnh hình tiêu chuẩn sẽ được tạo ra theo kết quả phân tích cùng với chỉ định của bác sĩ dựa trên thể trạng đặc thù của người bệnh.

6. Sau bao lâu thì trẻ cần tái khám và đổi đế chỉnh hình bàn chân?

Hệ thống cơ, xương và dây chằng sẽ cần thời gian để tạo lõm bàn chân. Do đó, trẻ nhỏ có thể cần đi đế chỉnh hình bàn chân trong vài năm nhằm đảm bảo quá trình này diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất.

Một chiếc đế chỉnh hình bàn chân thường có “tuổi thọ” kéo dài khoảng 3 – 4 năm. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến nghị bố mẹ nên để trẻ thường xuyên thay đế hơn vì bé vẫn đang trong độ tuổi phát triển. Kích thước cũng như hình dạng bàn chân của bé 3 tuổi có sự thay đổi đáng kể so với trẻ lên 5.

Mặt khác, các chuyên gia ở phòng khám ACC cũng sẽ hướng dẫn bố mẹ cho bé thực hiện một số bài tập hỗ trợ quá trình phát triển lõm bàn chân ổn định hơn, từ đó nâng cao hiệu quả điều trị hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em.

Mách nhỏ 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt

Mặc dù các bài tập cho bàn chân bẹt có thể hỗ trợ hình thành độ lõm bàn chân cần thiết, nhưng chúng cần được kết hợp với phương pháp khác, ví dụ như mang đế chỉnh hình bàn chân, nhằm nâng cao kết quả điều trị bàn chân bẹt.…

Nếu trẻ bộc lộ dấu hiệu bàn chân bẹt, bố mẹ nên sớm đưa bé đến khám và điều trị tại chi nhánh phòng khám ACC gần nhất. Điều này không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ chữa trị thành công mà còn hỗ trợ rút ngắn thời gian trẻ phải sử dụng đế chỉnh hình, đồng thời giúp bé mau chóng cải thiện chất lượng cuộc sống.

Bạn có thể đăng ký đặt lịch khám Bàn chân bẹt trước cho con để không phải chờ lâu TẠI ĐÂY.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục