Viêm cân gan bàn chân: Định nghĩa, dấu hiệu và điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Viêm cân gan bàn chân được biết đến là nguyên nhân phổ biến gây ra khoảng 70% trường hợp bị đau gót chân. Bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ mắc phải bệnh này. Vậy viêm cân gan bàn chân là gì? Triệu chứng và cách chữa trị ra sao? Cùng ACC tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Viêm cân gan bàn chân là bệnh gì?

Cân gan bàn chân là dải gân cơ trải dài từ chỏm xương bàn đến xương gót, có tác dụng duy trì độ nhún và vòm cong sinh lý của chân. Hơn nữa, cân gan bàn chân còn giúp giảm thiểu trọng lực đẩy xuống bàn chân khi vận động, hỗ trợ đi lại dễ dàng hơn.

Viêm cân gan bàn chân là tình trạng rối loạn và viêm cân gan, gây ra sự đau nhức khó chịu ở chân, đồng thời ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Một số đối tượng có thể gặp phải viêm cân gan chân là người cao tuổi, vận động viên điền kinh, người lao động nặng,…

bàn chân bình thường và bàn chân bị viêm cân gan chân
Viêm cân gan bàn chân gây ra những cơn đau khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt người bệnh.

2. Nguyên nhân gây viêm cân gan chân

Những nguyên do gây ra viêm cân gan bàn chân bao gồm:

Tuổi tác: Người lớn tuổi, nằm trong khoảng 40 – 60 tuổi, đặc biệt là nam giới rất dễ gặp phải viêm cân gan chân.

Tập thể dục sai cách: Chạy bộ với cường độ cao, mang giày quá cứng hoặc miếng lót giày không phù hợp đều có thể làm căng và tổn thương cơ bàn chân, dẫn đến tổn thương ở cân gan chân. Tìm hiểu về phương pháp tránh đau chân khi chạy bộ TẠI ĐÂY.

Dị tật bàn chân bẩm sinh (bàn chân bẹt): Bàn chân bẹt là bàn chân không có hõm cong tự nhiên, gây mất cân bằng cơ thể, đi lại thiếu linh hoạt, khiến mô kết nối ở chân bị kéo dãn và lâu dần gây nên viêm cân gan bàn chân.

Béo phì: Lượng mỡ thừa tích tụ trên cơ thể làm tăng áp lực lên các cơ gan bàn chân, khiến cho vùng cân gan bị sưng viêm.

Tính chất công việc: Những người thường xuyên đứng một chỗ quá lâu, đi lại nhiều trên nền cứng, đi chân đất hoặc đi giày cao gót đều có nguy cơ làm tổn thương cân gan bàn chân.

3. Điểm danh các triệu chứng

Các triệu chứng của viêm cân gan chân thường gặp gồm:

  • Đau xảy ra ở một bên bàn chân, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bị đau ở cả hai bên.
  • Đau buốt hoặc âm ỉ ở gót chân, vòm bàn chân, thậm chí lan ra cả lòng bàn chân.
  • Đau thường khởi phát ở mức độ nhẹ, tăng dần theo thời gian hoặc sau khi người bệnh vận động.
  • Đau nặng hơn vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy hoặc khi người bệnh đứng dậy từ tư thế ngồi.
  • Đau có thể xuất hiện khi người bệnh co hoặc duỗi bàn chân hết cỡ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy đỡ đau nếu đi lại nhẹ nhàng.
  • Bàn chân tê rần, ngứa ran, sưng tấy (triệu chứng này hiếm khi xuất hiện).
  • Nếu cơ gân gan bị rách hoặc đứt, người bệnh sẽ bị đau cấp tính, có tiếng lách cách, sưng viêm cục bộ.
Đau bàn chân

Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất…

Ngay khi bạn cảm thấy các cơn đau gót chân ngày càng nặng, đau đến mức không đi lại được thì hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.

4. Bệnh được chẩn đoán như thế nào?

Viêm cân gan chân được chẩn đoán dựa trên các yếu tố sau:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ hỏi thăm về tiền sử bệnh tật, triệu chứng của cơn đau và kiểm tra chân bị đau nhức để đưa ra chẩn đoán tình trạng bệnh sơ bộ.

Xét nghiệm hình ảnh: Để có kết quả chẩn đoán chính xác, không bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác (viêm khớp, viêm gân, gãy xương…), bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm một vài xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang hoặc siêu âm tùy theo tình trạng của bệnh nhân.

5. Các biện pháp điều trị viêm cân gan bàn chân

Các phương pháp điều trị viêm cân gan bàn chân hiện nay gồm có:

5.1. Sử dụng thuốc giảm đau

Một số loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) không kê đơn như Ibuprofen (Advil, Motrin) hoặc Naproxen (Aleve), thuốc tiêm Cortisone (Steroid).

Thuốc giúp làm giảm cơn đau nhanh chóng, nhưng chỉ mang tính chất tạm thời chứ không thể giải quyết dứt điểm gốc rễ gây bệnh. Nếu lạm dụng thuốc hoặc tự ý mua về sử dụng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy cho sức khỏe.

sử dụng thuốc giảm đau
Trước khi sử dụng thuốc giảm đau, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Dành cho bạn:

Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…

5.2. Phẫu thuật

Nếu việc điều trị bảo tồn không mang lại kết quả, cơn đau vẫn tiếp diễn trên 6 tháng thì phương pháp phẫu thuật sẽ được bác sĩ cân nhắc. Phẫu thuật thường sẽ cắt 1 bên cân gan chân và bỏ gai xương gót, giúp cho cân gan chân không bị kéo căng nữa. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ chọn phẫu thuật mở hoặc nội soi.

Lưu ý, phẫu thuật chỉ nên là lựa chọn cuối cùng vì phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sức khỏe như nhiễm trùng, thời gian phục hồi lâu hoặc có thể tái phát bệnh.

5.3. Phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu hiện đại

Ngày nay, nhiều bệnh nhân đau cơ – xương – khớp tin tưởng lựa chọn phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) vì không chỉ mang lại hiệu quả cao, phương pháp này còn an toàn, không cần dùng đến thuốc hay phẫu thuật. Tại Việt Nam, ACC là phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong việc áp dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) vào điều trị viêm cân gan bàn chân và các bệnh cơ xương khớp.

Bên cạnh đó, liệu trình điều trị tại ACC còn kết hợp phương pháp vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến như sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV, giúp kích thích quá trình hồi phục mô và tế bào, làm giảm sự đau nhói của viêm cân gan chân, khôi phục khả năng hoạt động, đi đứng như bình thường.

điều trị viêm cân gan bàn chân bằng sóng xung kích
Bác sĩ Luke Hamman điều trị viêm cân gan bàn chân bằng sóng xung kích Shockwave.

5.4. Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Đối với người bị viêm cân gan chân do chứng bàn chân bẹt, dùng đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp tối ưu, giúp khôi phục độ cong sinh lý của hõm chân, giảm đau đớn và đi lại linh hoạt hơn.

Vì độ bẹt của bàn chân mỗi người là khác nhau, đòi hỏi đế chỉnh hình phải được thiết kế vừa vặn với chân mới mang lại hiệu quả điều trị cao. Do đó, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên điều trị bàn chân bẹt, có máy móc hiện đại để đo và làm đế chỉnh hình phù hợp với chân.

đo lòng bàn chân
Công nghệ CAD-CAM giúp định vị và đo lòng bàn chân hiện đại nhất hiện nay.

Hiện nay, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong áp dụng liệu trình kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống, vật lý trị liệu hiện đại, đế chỉnh hình bàn chân đối với bệnh nhân viêm cân gan bàn chân tại Việt Nam. Tiến hành bởi các bác sĩ nước ngoài giàu kinh nghiệm, máy móc hiện đại, liệu trình điều trị được thiết kế riêng cho từng người bệnh giúp giảm đau nhức, khôi phục khả năng vận động và hạn chế tái phát.

5.5. Thực hiện bài tập hỗ trợ

Một số bài tập gợi ý:

Bài tập số 1: Nghiêng người về phía trước và chống hai bàn tay vào tường. Đầu gối chân đau duỗi thẳng, bàn chân đặt trên mặt đất và đầu gối còn lại ở tư thế gấp. Giữ nguyên tư thế này trong 10 giây rồi thả lỏng và đứng thẳng người. Mỗi bên thực hiện 20 lần.

bài tập viêm cân gan chân 1

Bài tập số 2: Nghiêng người về phía trước, hai tay nắm vào thanh ngang hoặc chống vào tường, một chân đặt trước, một chân đặt sau. Sau đó ngồi xổm xuống, lưng giữ thẳng và để gót chân chạm đất càng lâu càng tốt. Giữ tư thế trong 10 giây rồi thả lỏng và đứng thẳng người. Thực hiện 20 lần.

bài tập viêm cân gan bàn chân 2

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm cân gan chân

Để ngăn ngừa viêm cân gan chân, bạn nên lưu ý một vài điều sau:

  • Tập thể thao thường xuyên với cường độ vừa phải, dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, tránh hoạt động quá mức gây căng cơ.
  • Đảm bảo duy trì đúng tư thế khi sinh hoạt và làm việc.
  • Không nên đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu, bạn nên đi lại một chút để chân được thư giãn.
  • Sử dụng giày, dép phù hợp khi tập luyện, làm việc và sinh hoạt. Tránh dùng giày dép quá cứng, không vừa với chân.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức vừa phải để hạn chế gây áp lực lên chân.
  • Massage chân nhẹ nhàng sau khi thức dậy mỗi sáng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
  • Tầm soát cột sống, bàn chân bẹt định kỳ để phát hiện sớm các bất thường và có cách điều trị kịp thời.

7. Những câu hỏi thường gặp về viêm cân gan bàn chân

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về viêm cân gan chân:

7.1. Viêm cân gan chân và gai gót chân có giống nhau không?

Viêm cân gan chân và gai gót chân không giống nhau. Viêm cân gan chân là tình trạng viêm sưng ở cân gan chân, còn gai gót chân là phần xương thừa mọc ra từ gót chân. Nếu chỉ loại bỏ phần gai xương này thì không thể chữa khỏi viêm cân gan chân.

Tìm hiểu thêm về bệnh gai gót chân: XEM TẠI ĐÂY

7.2. Viêm cân gan chân có thể gây viêm khớp không?

Bệnh viêm cân gan chân không gây ra viêm khớp. Vì viêm cân gan bàn chân xảy ra ở dưới xương bàn chân, gần gót chân. Còn viêm khớp có thể xảy ra ở cổ chân, ngón chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay.

Qua bài viết trên, hẳn là bạn đã hiểu được tổng quan về viêm cân gan bàn chân rồi. Đây là căn bệnh khá phổ biến và có thể xảy ra từ những thói quen sinh hoạt, tập luyện hàng ngày của bạn. Vì thế, hãy luôn chú ý cẩn thận và thăm khám ngay nếu nhận thấy cơ thể bị đau nhức nhé.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục