Cách nhận biết sớm hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Việc nhận biết hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm góp phần quan trọng cho việc điều trị kịp thời, với kết quả khả quan. Làm sao để biết con mình có bị bàn chân bẹt hay không? Các phụ huynh hãy tham khảo hướng dẫn của các chuyên gia.

1. Cách nhận biết bàn chân bẹt ở trẻ từ sớm

Theo Bách khoa toàn thư (Wikipedia), bàn chân bẹt là tình trạng vòm bàn chân bị sụp xuống, toàn bộ lòng bàn chân tiếp xúc hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn với mặt đất. Bàn chân bẹt phổ biến hơn ở trẻ, một số ít trường hợp được ghi nhận ở người trưởng thành.

Ở trẻ sau 3 tuổi, nếu hõm cong bàn chân vẫn chưa phát triển một cách tự nhiên thì nguy cơ cao trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt. Vì trẻ em hầu như không có khả năng tự nhận biết dị tật này, do vậy cần sự quan tâm đặc biệt từ các bậc cha mẹ.

Có những cách sau đây giúp phụ huynh có thể tự nhận biết bé nhà mình có bị hội chứng bàn chân bẹt hay không:

1.1. Tự kiểm tra tại nhà

Theo báo Sức khỏe và đời sống (Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế), cha mẹ có thể quan sát bàn chân khi trẻ đứng thẳng, toàn bộ lòng bàn chân đều áp sát xuống mặt sàn, hai mắt cá chân phía trong của trẻ có khuynh hướng sụp xuống, đầu gối chụm vào nhau.

Hãy cho trẻ in hình bàn chân lên cát hoặc trên giấy, nếu dấu in hiện rõ toàn bộ bàn chân, không để lại hõm cong thì có thể trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt là tình trạng bàn chân không có hõm cong tự nhiên
Bàn chân bẹt là tình trạng bàn chân không có hõm cong tự nhiên

>Xem thêm: 3 cách đơn giản giúp cha mẹ nhận biết trẻ bị bàn chân bẹt

1.2. Đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt tại các cơ sở y tế

Nhìn chung, bàn chân bẹt không phải là một dị tật khó phát hiện. Tuy nhiên, cha mẹ hãy cân nhắc đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để các chuyên gia chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất, dựa trên tình trạng bẹt của trẻ. Nếu chần chừ không điều trị, bàn chân bẹt có thể dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm.

>Xem thêm: 6 bệnh lý có nguyên nhân từ hội chứng bàn chân bẹt bạn cần biết

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC cùng đội ngũ chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị bàn chân bẹt, đã tổ chức định kỳ chương trình tầm soát bàn chân bẹt cho học sinh ba miền. Tại đây, trẻ sẽ được thăm khám và chẩn đoán mức độ bẹt, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Cha mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt định kỳ
Cha mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt định kỳ

2. Khi nào nên cho trẻ đi tầm soát bàn chân bẹt?

Theo ý kiến bác sĩ Wade Brackenbury – Người sáng lập phòng khám ACC, nhìn chung, 3 tuổi là độ tuổi lý tưởng để bắt đầu điều trị bàn chân bẹt. Tuy nhiên, mức độ bẹt của bàn chân cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc.

Trường hợp trẻ có bàn chân bẹt mức độ 2 (mức độ vừa) hoặc 3 (mức độ nặng) tại thời điểm tầm soát bàn chân bẹt, trẻ cần được điều trị ngay. Với những trẻ có bàn chân bẹt mức độ 1 (mức độ nhẹ), có thể trì hoãn đến năm 3 hoặc 4 tuổi, vì lúc này nhu cầu vận động, chạy, nhảy nhiều hơn, trẻ điều trị bàn chân bẹt bằng phương pháp đế chỉnh hình y khoa sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.

Điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình phải đi kèm với vận động
Điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình phải đi kèm với vận động

Do đó, để tối ưu kết quả điều trị, các bài tập tăng cường cơ chân và sự vận động của cơ thể chính là một phần quan trọng của việc điều trị bàn chân bẹt bằng đế chỉnh hình y khoa.

>Xem thêm: Đế chỉnh hình y khoa – Giải pháp điều trị tối ưu cho bàn chân bẹt

3. Độ tuổi nào điều trị bàn chân bẹt hiệu quả nhất?

Cũng theo bác sĩ Wade, thường thì hõm bàn chân sẽ bắt đầu hình thành sau 6 tháng đầu tiên đi đế chỉnh hình. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc rất nhiều vào sự tuân thủ mang đế chỉnh hình và tập bài tập tăng cường cơ chân theo chỉ định của bác sĩ. Cùng với đó, dựa trên độ bẹt, các bác sĩ có thể chẩn đoán được hõm chân sẽ hình thành đến mức độ nào trong khoảng từ mức độ 3 (mức độ nặng) về mức độ 1 (mức độ nhẹ) hoặc ở mức của bàn chân bình thường với vòm chân hoàn chỉnh.

>Xem thêm: Mách nhỏ 7 bài tập hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt

Với hội chứng bàn chân bẹt, điều trị càng sớm, hiệu quả càng cao. Các bé bắt đầu điều trị với đế chỉnh hình trong độ tuổi từ 3 đến 7 sẽ có khả năng cải thiện hõm bàn chân từ mức độ 3 về mức độ 1 hoặc khả năng hình thành hõm cong tự nhiên. Trong khi các bé bắt đầu điều trị vào năm 8 tuổi trở đi sẽ gặp nhiều trở ngại hơn, cần dành nhiều thời gian và nỗ lực hơn trong quá trình điều trị.

Tình trạng sụp lòng bàn chân được cải thiện khi trẻ mang đế chỉnh hình
Tình trạng sụp lòng bàn chân được cải thiện khi trẻ mang đế chỉnh hình

Bên cạnh đó, trẻ bị bàn chân bẹt đang mang đế chỉnh hình cần theo chế độ dinh dưỡng nhiều vitamin D, canxi, magie để xương thêm chắc khỏe; vitamin C để giảm sưng viêm và tăng cường mô liên kết; Vitamin B (có nhiều trong gan bò, cá hồi, trứng, cá mòi) để cải thiện độ dẫn truyền thần kinh. Bên cạnh đó, tiền chất hóa sinh trong cơ thể cũng rất quan trọng và có thể được tăng cường nhờ thực phẩm chức năng, giúp cải thiện hệ thống tổng quát của cơ thể.

Theo các chuyên gia ACC, 6 đến 8 tiếng là tổng thời gian bệnh nhân cần mang đế chỉnh hình bàn chân bẹt mỗi ngày. Ngoài ra, hiệu quả của quá trình điều trị cũng tùy thuộc vào độ tuổi bệnh nhân bắt đầu điều trị và mức độ bẹt khi bắt đầu điều trị của người bệnh.

Nếu con bạn đang gặp vấn đề về bàn chân, LIÊN HỆ hoặc ĐẶT HẸN với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, và đừng quá lo lắng bạn nhé!

>Bài viết liên quan:

Đừng chủ quan với những cơn đau do hội chứng bàn chân bẹt

Người lớn mắc chứng bàn chân bẹt có điều trị khỏi được không?

Mổ bàn chân bẹt có cần thiết không?

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục