Trượt đốt sống lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Aubrey C. Gail
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Theo các bác sĩ, trượt đốt sống thắt lưng là tình trạng sức khỏe cần sớm được chữa trị nhằm hạn chế tối đa rủi ro phát sinh biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, mỗi nguyên nhân gây bệnh sẽ có một hoặc nhiều giải pháp điều trị phù hợp khác nhau. Vì vậy, để đảm bảo kết quả cuối cùng tốt như mong đợi, tìm hiểu nguyên nhân gây trượt đốt sống thắt lưng là điều thiết yếu.

1. Trượt đốt sống lưng là gì và ai dễ mắc bệnh?

Trượt đốt sống thắt lưng là một thuật ngữ chuyên khoa, thường dùng để mô tả tình trạng các đốt xương sống tại đây không nằm đúng vị trí. Cụ thể hơn, khi đó vị trí của đốt sống thắt lưng trên có thể lệch ra phía trước hoặc sau so với đốt sống thắt lưng dưới.

Những người có nguy cơ bị trượt đốt sống, bao gồm:

  • Trẻ em và thanh thiếu niên hay tham gia các hoạt động thể thao kéo giãn cột sống thắt lưng chẳng hạn như thể dục dụng cụ, bóng đá,…
  • Người lớn tuổi thường xảy ra tình trạng thoái hóa cột sống nên nguy cơ bị trượt đốt sống cao hơn.

Tỷ lệ mắc phải tình trạng trượt đốt sống đối với người trưởng thành là khoảng 4 – 6%. Hầu như người bệnh có thể sống chung với tình trạng trượt đốt sống trong nhiều năm mà không hề hay biết vì không có triệu chứng. Ngoài ra, trượt đốt sống thường xuất hiện ở người trên 50 tuổi và phổ biến ở nữ giới hơn nam giới.

Phân biệt trượt đốt sống và thoái hóa đốt sống

Trượt đốt sống và thoái hóa đốt sống đều gây đau lưng dưới nên nhiều người hay nhầm lẫn. Trên thực tế, trượt đốt sống là tình trạng đốt sống trượt ra khỏi vị trí, đè lên xương bên dưới, xảy ra khi gãy xương do căng thẳng hoặc do thoái hóa, khuyết eo, chấn thương,…

Còn thoái hóa đốt sống là tình trạng lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống sẽ ma sát với nhau khi cơ thể vận động và gây viêm xương khớp tại đốt sống. Ngoài ra còn có thể hình thành gai xương xung quanh đốt sống.

2. Phân loại trượt đốt sống theo mức độ

Trượt đốt sống được phân thành 5 cấp độ thuộc tiêu chuẩn Meyerding. Mỗi cấp độ sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ trượt đốt sống thông qua phim chụp X quang ở tư thế nghiêng. Tỷ lệ này được tính bằng khoảng cách trượt với độ rộng của thân đốt sống trượt.

  • Độ 1: Trượt 0% đến 25% thân đốt sống.
  • Độ 2: Trượt 25% đến 50% thân đốt sống.
  • Độ 3: Trượt 50% đến 75% thân đốt sống.
  • Độ 4: Trượt 75% đến 100% thân đốt sống.
  • Độ 5: Trượt trên 100%, đốt trên hoàn toàn rời khỏi bề mặt thân đốt dưới. Tình trạng này được gọi là thoái hóa cột sống.

3. Vì sao đốt sống thắt lưng lại bị trượt?

Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố gây trượt đốt sống thắt lưng. Dưới đây là những nguyên nhân trượt đốt sống phổ biến nhất.

3.1. Trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh

Giống như tên gọi, vị trí các đốt sống thắt lưng đã sai lệch ngay từ khi người bệnh chào đời. Đôi khi, các chuyên gia còn gọi tình trạng này là trượt đốt sống do rối loạn phát triển.

Theo nghiên cứu, nguyên nhân trượt đốt sống thắt lưng bẩm sinh chủ yếu xuất phát từ những bất thường xảy ra trong quá trình hình thành xương sống của thai nhi.

3.2. Trượt đốt sống do khuyết eo

Khuyết eo liên quan đến tình trạng khiếm khuyết hoặc chấn thương ở các dây chằng nối giữa đốt sống thắt lưng trên và dưới. Theo bác sĩ, hầu hết trường hợp này diễn ra ở hai đốt xương sống L5, S1. Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn tăng trưởng, cụ thể hơn là tuổi dậy thì.

nguyên nhân trượt đốt sống

Trượt đốt sống do khuyết eo thường xảy ra ở đốt sống L5 S1

Thông thường, nguyên nhân khuyết eo do khiếm khuyết chủ yếu là bẩm sinh. Ngược lại, chấn thương dây chằng ở khu vực này có thể là hệ quả của việc bị kéo căng quá mức trong thời gian dài.

Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Giãn dây chằng lưng xảy ra vô cùng phổ biến, có rất nhiều trường hợp đau cột sống thắt lưng xuất phát từ tình trạng này. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn dây chằng có thể khiến khớp xương trở nên lỏng lẻo và làm tăng…

3.3. Viêm xương khớp gây trượt đốt sống thắt lưng

Thoái hóa hay viêm xương khớp là nguyên nhân phổ biến nhất của hàng loạt vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ xương khớp – cột sống, bao gồm cả trượt đốt sống thắt lưng. Sự bào mòn lớp sụn khớp cột sống theo thời gian rất dễ làm bộ phận này suy yếu, mất đi độ bền vững. Từ đó, rủi ro trượt đốt sống ngày càng tăng. 

Ở thắt lưng, các đốt L4, L5 dễ bị lệch khỏi vị cấu tạo tự nhiên do thoái hóa nhất. Bên cạnh đó, tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ, đặc biệt khi họ bước vào độ tuổi 40 – 50.

3.4. Biến chứng phẫu thuật

Mặc dù phẫu thuật được đánh giá cao về tỷ lệ điều trị thành công nhưng trên thực tế, bất kỳ ca phẫu thuật nào cũng có rủi ro phát sinh biến chứng khôn lường. Đối với những hình thức phẫu thuật cột sống thắt lưng như cắt cung, cắt bỏ mấu khớp,… người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng trượt đốt sống sau đó, đặc biệt nếu các đoạn xương sống của họ vốn đã không vững chắc ngay từ đầu. 

Đây cũng là nguyên nhân vì sao hầu hết trường hợp, phẫu thuật thường luôn lựa được chọn điều trị cuối cùng và chỉ được đề xuất khi bệnh nhân không đáp ứng tốt với những liệu trình chữa trị trước đó.

3.5. Các nguyên nhân khác

Bên cạnh tình trạng thoái hóa, chấn thương vật lý ở cột sống do va chạm mạnh, té ngã… cũng là yếu tố thường thấy khiến các đốt xương tại đây bị trượt. 

Mặt khác, ở thắt lưng, đôi khi nguyên nhân chấn thương cột sống còn có khả năng đến từ hội chứng bàn chân bẹt. Một người được chẩn đoán mắc bệnh bàn chân bẹt khi người đó không có vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông. 

cách chữa trượt đốt sống lưng

Người mắc hội chứng bàn chân bẹt có nguy cơ bị trượt đốt sống lưng

Bàn chân bẹt khiến cơ thể, cụ thể hơn là những bộ phận chịu trách nhiệm duy trì thăng bằng cơ thể như mắt cá, khớp gối, thắt lưng,… hứng trọn phản lực từ mặt đất khi đứng thẳng. Lúc này, chấn thương thắt lưng là điều khó tránh khỏi, từ đó tạo điều kiện cho các đốt xương sống tại đây trượt khỏi vị trí sinh học.

Trong một số trường hợp, nguyên nhân trượt đốt sống thắt lưng còn do ảnh hưởng bởi một số bệnh lý có khả năng gây hoại tử, phá hủy cấu trúc cột sống, bao gồm:

  • Loãng xương
  • Nhiễm khuẩn
  • Các loại ung thư

4. Nhận biết dấu hiệu của trượt đốt sống lưng

Dấu hiệu nhận biết của tình trạng trượt đốt sống lưng được thể hiện qua từng giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn đầu: Thường người bệnh không có triệu chứng hoặc chỉ có đau lưng thoáng qua.
  • Giai đoạn đau thắt lưng: Ở giai đoạn này người bệnh sẽ thấy đau lưng nhiều, đau khi đi, đứng lâu, sau đó đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân, đôi khi kèm tê, đau tăng lên khi ho, hắt hơi. Thêm vào đó là bệnh nhân thay đổi tư thế một cách khó khăn, đôi khi còn cảm nhận được trượt đốt sống khi cúi, ngửa.
  • Giai đoạn nặng: Bệnh nhân khi thay đổi tư thế và dáng đi sẽ xuất hiện co cứng cơ ở thắt lưngcăng cơ ở mặt trong đùi, đi hơi khom về trước; đôi khi có thể kèm theo vẹo cột sống sang bên. Lâu dần sẽ đau cột sống thắt lưng mạn tính từng đợt, đau theo cơn và tần suất cơn đau ngày càng xuất hiện dày hơn.

Ngoài ra người bệnh trượt đốt sống cũng có một số dấu hiệu khác như:

  • Khi thăm khám ở tư thế đứng, người bệnh có thể quan sát thấy dấu hiệu cong vẹo cột sống, hoặc cảm thấy đỡ đau hơn khi ưỡn người nhiều về phía trước. Đây là dấu hiệu đặc trưng, có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh.
  • Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ có dấu hiệu đau cách hồi (đang di chuyển vì đau phải nghỉ, hết đau mới đi tiếp), kết hợp triệu chứng tê bì, căng đau cả hai chân khi đi lại. Triệu chứng này không xuất hiện khi bệnh nhân đi xe đạp. Đây là triệu chứng rất quan trọng giúp chẩn đoán phân biệt với bệnh thoát vị đĩa đệm.

trượt đốt sống

Một số dấu hiệu của trượt đốt sống thắt lưng như đau khi đi hoặc đứng lâu, đau khi cúi ngửa cột sống, ngoài ra cơn đau có thể lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân,…

5. Trượt đốt sống lưng có nguy hiểm không?

Tình trạng trượt đốt sống không thể tự khỏi, nhưng bạn có thể giảm nhẹ cơn đau bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, dùng thuốc và vật lý trị liệu.

Mặc dù vậy, bạn không nên chủ quan, nếu bệnh không sớm được chữa trị hiệu quả ngay từ đầu, các cơn đau có nguy cơ trở thành mãn tính.

Không những vậy, phạm vi đau nhức có thể mở rộng xuống chi dưới, gây tê ngứa hoặc thậm chí là liệt tại đó. Nguyên nhân chủ yếu là do rễ thần kinh tọa ở thắt lưng đã bị tổn thương bởi những đốt sống trượt khỏi vị trí tự nhiên. 

Ngoài ra, những biến chứng khác do tình trạng sai lệch cấu trúc đốt sống thắt lưng kéo dài còn có thể kể đến như:

  • Gù lưng
  • Cong vẹo cột sống
  • Đau thắt ngực
  • Thay đổi tư thế, dáng đi, ví dụ như lưng khom xuống khi đi lại vì đau
  • Nhiễm trùng cột sống
  • Hội chứng đuôi ngựa sẽ ảnh hưởng đến chức năng vận động, cảm giác tới hai chân, bàng quang và trực tràng.

6. Chẩn đoán trượt đốt sống bằng cách nào?

Để chẩn đoán tình trạng trượt đốt sống, người bệnh có thể sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật sau:

  • Chụp X-quang ở các tư thế: Đó là tư thế thẳng, nghiêng, cúi tối đa và ưỡn tối đa. Trong một số trường hợp sẽ cần chụp thêm film chếch 3⁄4 (phải, trái). Kết quả chụp X-quang sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ trượt đốt sống lưng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan): Đây là phương pháp chẩn đoán rất có giá trị để đánh giá về cấu trúc xương, xác định vị trí, mức độ trượt và các tổn thương của eo, mấu khớp, hẹp ống sống,…
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là công cụ để đánh giá tổn thương về mô mềm và sự chèn ép thần kinh trong trượt đốt sống thắt lưng. Dựa vào kết quả, bác sĩ có thể phát hiện các nguyên nhân gây chèn ép thần kinh như thoát vị đĩa đệm, dây chằng dày, các tổ chức xơ sẹo, hẹp lỗ ghép,…

7. Các phương pháp điều trị trượt đốt sống

Phần lớn người bệnh trượt đốt sống đều có thể điều trị thông qua các phương pháp sau:

7.1 Điều trị nội khoa

Cách chữa trượt đốt sống lưng bằng phương pháp điều trị nội khoa có thể cải thiện các cơn đau do trượt đốt sống thắt lưng gây ra. Điều trị bảo tồn trượt đốt sống thắt lưng gồm:

  • Nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi sau khi tham gia các hoạt động và môn thể thao vất vả hoặc nằm nghỉ trong các đợt đau cấp.
  • Sử dụng thuốc uống: Sử dụng thuốc chống viêm, kiểm soát cơn đau như thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen. Nếu không hiệu quả, bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác.
  • Thuốc tiêm: Trường hợp sử dụng thuốc uống không đáp ứng, bác sĩ sẽ tiêm thuốc steroid trực tiếp vào vùng bị đau.
  • Vật lý trị liệu: Điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, các bài tập thể dục hàng ngày giúp kéo giãn và tăng cường sức mạnh cơ lưng, đùi, bụng có thể hỗ trợ giảm đau và viêm, cũng như cải thiện khả năng vận động.
  • Dùng nẹp: Đối với trẻ bị gãy xương đốt sống, nẹp có thể hạn chế cử động để vết gãy có thể lành lại và giúp giảm đau do trượt đốt sống.

trượt đốt sống lưng

Điều trị nội khoa bằng các phương pháp như vật lý trị liệu, phục hồi chức năng,… giúp giảm các cơn đau do trượt đốt sống một cách tự nhiên. 

7.2 Phẫu thuật

Mục đích của phương pháp phẫu thuật là giúp giảm đau do dây thần kinh bị kích thích, ổn định cột sống tại vị trí đốt sống bị trượt, khôi phục chức năng vận động. 

Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật gồm có:

  • Trượt đốt sống đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần và thường sau 6 – 12 tháng điều trị bảo tồn mà không giảm, ảnh hưởng sinh hoạt và lao động.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Trượt đốt sống gây các biến chứng như liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang (bí tiểu).
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

Để ca mổ thành công, bác sĩ cần thực hiện tốt các vấn đề:

  • Phải giải ép thần kinh cho thật tốt.
  • Cố định cột sống bằng dụng cụ thật vững chắc.
  • Tạo sự liền xương tốt sau phẫu thuật.

Tuy nhiên, khi phẫu thuật điều trị trượt đốt sống người bệnh cần lưu ý:

  • Phẫu thuật trượt đốt sống khá phức tạp, đòi hỏi thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để xử lý tốt các vấn đề.
  • Kết quả điều trị có tốt hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ và kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật; mức độ nặng của bệnh; bệnh nhân điều trị sớm khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt chi, bí tiểu;…
  • Tiềm ẩn biến chứng sau mổ cần chú ý theo dõi và báo cho nhân viên y tế nếu như bạn gặp những vấn đề sau: Đau nhiều quá sức chịu đựng ở vết mổ, tê đau nhiều hoặc yếu liệt hai chân, biểu hiện sưng, đau tại vị trí vết mổ, kèm theo sốt…

7.2 Trị liệu Thần kinh Cột sống

Để khôi phục lại cấu trúc sinh học của cột sống, người bệnh cần tìm kiếm giải pháp phù hợp hơn, chẳng hạn như Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic). Hiện nay, ở những quốc gia phát triển mạnh về lĩnh vực y học như Hoa Kỳ, Pháp, Canada…, liệu pháp Chiropractic được đánh giá rất cao trong việc chữa đau liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp – cột sống cấp và mãn tính, bao gồm cả trượt đốt sống thắt lưng.

Đặc biệt, trong trường hợp này, Trị liệu Thần kinh Cột sống còn là giải pháp duy nhất đem lại hiệu quả vượt bậc mà không cần đến sự can thiệp của thuốc hay phẫu thuật. Các bác sĩ điều trị sẽ trực tiếp dùng tay với một lực phù hợp để nắn chỉnh lại những đốt sống thắt lưng bị sai vị trí, từ đó phục hồi cấu trúc cột sống thắt lưng, đồng thời giải phóng áp lực chèn ép lên rễ thần kinh gần đó (nếu có) và kích thích cơ chế chữa lành thương tổn tại khu vực này. Nhờ vậy, cảm giác đau nhức có thể thuyên giảm dần và tự động biến mất hoàn toàn. 

Cần lưu ý gì khi chữa trượt đốt sống thắt lưng bằng Trị liệu Thần kinh Cột sống?

Vì chuyên ngành Thần kinh Cột sống vẫn còn khá mới ở Việt Nam nên những chuyên viên tại các trung tâm, cơ sở y tế tự nhận áp dụng Chiropractic chỉ được đào tạo trong thời gian ngắn, thay vì 6 – 8 năm như chương trình chính quy. Điều này không chỉ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chuyên môn mà còn yếu kém về mặt kỹ thuật của những chuyên viên này, trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả điều trị của liệu pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống.

Nắn chỉnh cột sống là một kỹ thuật vô cùng phức tạp, do cột sống là nơi có nhiều rễ thần kinh điều khiển hoạt động của cơ thể. Những người chỉ trải qua khóa học ngắn hạn trong một vài tháng nhưng đã tự tin nắn chỉnh cột sống cho bệnh nhân sẽ gây ra những hiểm họa khôn lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân và càng khiến cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

trượt đốt sống thắt lưng

Bác sĩ Luke Hamman tại phòng khám ACC đang thực hiện nắn chỉnh đốt sống lưng cho bệnh nhân bị trượt đốt sống.

8. Điều trị trượt đốt sống tại ACC – Chữa đúng cách, sớm lành cơn đau

Theo đánh giá từ các chuyên gia cũng như người mắc bệnh về cơ xương khớp – cột sống, phòng khám ACC được xem là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực áp dụng thực tiễn Trị liệu Thần kinh Cột sống tại Việt Nam. Không những vậy, ACC còn là phòng khám chuyên khoa đầu tiên về Chiropractic được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép hoạt động.

Điều trị trượt đốt sống tại phòng khám ACC, bệnh nhân có thể an tâm rằng sức khỏe của mình luôn được ưu tiên hàng đầu, bởi những yếu tố:

– Điều trị theo phác đồ cá nhân hóa, hiệu quả cao: Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống 100% là người nước ngoài, sẽ thăm khám trực tiếp và dựa vào kết quả sẽ chẩn đoán nguyên gây bệnh. Qua đó, bác sĩ sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh,… riêng biệt cho từng trường hợp, đảm bảo an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả tối ưu nhất. Ví dụ như, nếu đốt sống thắt lưng bị trượt liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt, bác sĩ ACC có thể kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống với đế chỉnh hình bàn chân. Việc này giúp nắn chỉnh đốt sống bị trượt về đúng vị trí ban đầu, đồng thời mang đế giúp giảm bớt áp lực đè lên cột sống thắt lưng, từ đó hạn chế rủi ro trượt đốt sống tái phát.

– Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân thiết kế riêng biệt: Đế chỉnh hình bàn chân do ACC cung cấp đảm bảo “đo ni đóng giày” hoàn hảo cho từng người bệnh, nhờ phòng khám sở hữu công nghệ CAD-CAM tân tiến có tác dụng lấy số đo mật độ lòng bàn chân chính xác nhất. Ngoài ra, vật liệu cấu tạo cũng được chọn lọc kỹ lưỡng về chất lượng. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể yên tâm việc trị liệu sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống hàng ngày.

trượt đốt sống lưng có chữa được không

Bác sĩ phòng khám ACC đang sử dụng công nghệ CAD-CAM để định vị và đo lòng bàn chân cho bệnh nhân để điều trị trượt đốt sống.

– Kết hợp phục hồi chức năng với thiết bị hiện đại: Các bác sĩ tại phòng khám ACC còn thiết kế chương trình phục hồi chức năng lý tưởng với sự hỗ trợ từ nhiều máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave, thiết bị giảm áp Vertetrac,… có khả năng rút ngắn thời gian bình phục, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị. Đặc biệt, chương trình Phục Hồi Chức Năng Pneumex Pneuback tối tân tại ACC có thể điều trị cho những ca bị trượt đốt sống thắt lưng hay thoát vị đĩa đệm nặng.

>> Liên hệ ngay với ACC để được thăm khám với các bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp chữa lành cơn đau, ngừa tái phát bệnh trượt đốt sống!

9. Lời khuyên từ bác sĩ giúp ngăn ngừa trượt đốt sống

Để ngăn ngừa nguy cơ trượt đốt sống, bạn có thể thực hiện theo những gợi ý dưới đây:

  • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường sức mạnh ở cơ lưng và cơ bụng.
  • Duy trì cân nặng ổn định để tránh gây căng thẳng cho vùng lưng dưới.
  • Chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung thực phẩm tốt cho xương chắc khỏe như canxi, vitamin D có trong rau xanh, cá hồi, hạnh nhân, sữa, đậu phụ, trái cây như cam, bưởi, quýt,…
  • Đảm bảo kiểm tra sức khỏe thường xuyên để có thể phát hiện sớm bất kỳ vấn đề liên quan đến bệnh trượt đốt sống.

Như vậy, những thông tin trên mong rằng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc trượt đốt sống lưng có chữa được không. Theo đó, tùy vào tình trạng và nguyên nhân gây ra bệnh mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Do vậy bạn cần đến với địa chỉ chuyên khoa uy tín và sớm kiểm tra, chữa lành cơn đau trượt đốt sống thắt lưng ngay từ ban đầu để đảm bảo kết quả tốt nhất.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục