Chấn thương cột sống: Điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Chấn thương cột sống thường gặp trong lao động và sinh hoạt hằng ngày nhưng lại dễ bị bỏ sót. Việc phát hiện chấn thương chậm trễ hoặc thiếu hiểu biết trong cấp cứu và vận chuyển bệnh nhân cũng có thể gây ra những biến chứng nặng. Cùng tìm hiểu ngay những thông tin hữu ích về chấn thương cột sống và phương pháp điều trị tối ưu nhất cho tình trạng tổn thương này.

1. Chấn thương cột sống là gì?

Có thể thấy, cột sống đóng vai trò quan trọng như “trụ cột” duy nhất để nâng đỡ toàn bộ hệ thống xương khớp cũng như thần kinh của cơ thể. Do đó, tổn thương ở vị trí cột sống có thể ảnh hưởng đến tủy sống hoặc các dây thần kinh kèm theo. Các chấn thương cột sống thường gặp có thể kể đến như:

  • Di lệch một hoặc nhiều khớp xương đốt sống.
  • Gãy một hoặc nhiều xương đốt sống.
  • Rách hoặc thoát vị đĩa đệm đi kèm.
  • Dây chằng cột sống bị đứt.

Ngoài ra, tùy vào các nguyên nhân tác động trực tiếp dẫn đến mức độ chấn thương cột sống nhẹ hoặc nặng.

Chấn thương cột sống
Chấn thương ở cột sống có thể gây ra tình trạng di lệch một hoặc nhiều khớp xương đốt sống.

2. Nguyên nhân gây chấn thương cột sống

Số liệu thống kê cho biết tỷ lệ chấn thương cột sống ở Hoa Kỳ lên đến 50,000 trường hợp mỗi năm. Theo đó, nguyên nhân chấn thương cột sống có thể do:

  • Tai nạn xe máy nói riêng (chiếm tỷ lệ cao 48%) và tai nạn giao thông nói chung đang có xu hướng tăng.
  • Ngã cao (chiếm 21%) do tai nạn lao động khiến cột sống bị đập mạnh vào vật cứng.
  • Xung đột (chiếm 15%) với những trường hợp như ẩu đả.
  • Chấn thương trong thể thao (chiếm 14%) khi tham gia các bộ môn đá bóng, võ thuật, đua ngựa…

3. Nhận biết triệu chứng tổn thương cột sống

Các triệu chứng chấn thương cột sống sẽ thay đổi tùy vào vị trí, mức độ tổn thương cũng như có chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống hay không. Triệu chứng thường gặp có thể kể đến là cơn đau đi kèm với tê bì, xuất hiện dấu hiệu bất thường về chức năng vận động và phản xạ. Cụ thể:

Nếu tổn thương không ảnh hưởng đến tủy sống thì bệnh nhân chỉ có cảm giác đau ở vùng bị tổn thương.

Ngược lại, nếu tủy sống bị chèn ép hay ảnh hưởng sẽ gây ra tổn thương đến đốt sống cổ và thắt lưng với những triệu chứng rõ ràng hơn:

  • Chấn thương cột sống cổ: đau cổ, ngứa ran và cảm thấy yếu cơ cổ, không thể chuyển động cổ. Kèm theo đó là các triệu chứng chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, khó tập trung, khó thở, đau, tê, châm chích lan xuống vùng vai hoặc cánh tay.
  • Chấn thương cột sống lưng: rối loạn cảm giác, rối loạn cơ tròn, yếu hoặc liệt hai chi dưới.

4. Chấn thương cột sống có nguy hiểm không?

Chấn thương ở từng vị trí sẽ gây ra mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe khác nhau. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời và đúng cách thì có thể xuất hiện biến chứng nguy hiểm như:

4.1. Rối loạn vận động, mất hoàn toàn khả năng vận động

Chấn thương cột sống vùng thắt lưng hoặc ngực sẽ làm giảm đáng kể khả năng vận động của hai chân. Bên cạnh đó, chấn thương cột sống cổ gây ra tình trạng tứ chi yếu hoặc liệt.

4.2. Rối loạn cảm giác

Chấn thương dây thần kinh trong tủy làm giảm hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở vùng cơ bị chi phối, dẫn đến thương tật thứ phát như loét tì đè.

4.3. Rối loạn thần kinh thực vật

Đây được xem là biến chứng thường gặp gây hạ đường huyết, rối loạn điều nhiệt, tăng tiết mồ hôi, viêm tắc tĩnh mạch…

Chấn thương cột sống dễ dẫn đến những biến chứng không mong muốn
Chấn thương cột sống có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như rối loạn cảm giác, rối loạn vận động,…

5. Khi bị chấn thương cột sống, cần xử trí thế nào?

Điều tiên quyết khi xử trí chấn thương cột sống là phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách. Đồng thời, trước khi được chẩn đoán chính xác bằng hình ảnh và ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, cần thực hiện biện pháp cố định cột sống hoàn toàn cho bệnh nhân để tránh cột sống bị tổn thương có thể dẫn đến đứt ngang tủy sống. Theo đó, với từng vị trí chấn thương cụ thể, cần khẩn trương thực hiện đúng các bước sơ cứu như sau:

  • Trường hợp có triệu chứng chấn thương cột sống cổ: Đặt bệnh nhân nằm thẳng trên nền cứng, không cử động vùng cổ. Dùng dụng cụ chuyên dụng hoặc chèn hai bao cát hai bên cổ để cố định chấn thương.
  • Trường hợp có biểu hiện chấn thương cột sống lưng: Đặt bệnh nhân nằm ngửa trên nền cứng. Sau đó, cố định đầu, vai và khung chậu vào cáng.

Sau khi đã cố định chấn thương, cần lưu ý khi vận chuyển bệnh nhân:

  • Đảm bảo cột sống bệnh nhân luôn được cố định.
  • Không cõng, xốc, vác bệnh nhân lên hoặc chở bệnh nhân bằng xe đạp, xe máy.
  • Không xoay, lật bệnh nhân để tránh làm chấn thương nặng hơn.

6. Các cách điều trị chấn thương cột sống

Chấn thương cột sống được điều trị bằng các cách sau đây.

6.1. Theo dõi và dùng thuốc

Thuốc giảm đau thường được sử dụng cho các bệnh nhân bị tổn thương cột sống nhưng không bị ảnh hưởng dây thần kinh. Tuy nhiên, sử dụng thuốc giảm đau xương khớp tùy tiện hoặc lâu dài có thể gây ra nhiều biến chứng cho sức khỏe, thậm chí có trường hợp phải nhập viện để điều trị. Cụ thể hơn, thuốc giảm đau tiềm tàng các tác dụng phụ như:

  • Làm thủng dạ dày, ruột hoặc xuất huyết tiêu hóa nặng.
  • Nguy cơ suy thận hoặc tổn thương thận đột ngột.
  • Gây suy tim, cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.
  • Gây biến chứng hoại tử, tê liệt cử động.
  • Dẫn đến hệ quả “lệ thuộc” vào thuốc, khi ngưng dùng sẽ gây ra cảm giác chán ăn, đau nhức, mệt mỏi và suy nhược.

6.2. Phẫu thuật cột sống

Phẫu thuật cột sống được áp dụng cho trường hợp tủy sống bị chèn ép nặng, nhằm giảm bớt sự di lệch của xương cột sống, đồng thời giải áp cấu trúc thần kinh và giúp làm vững cột sống. Tuy nhiên, hiện nay chưa có tiêu chuẩn thống nhất về thời gian cũng như cách thực hiện cho phương pháp này. Không những vậy, phẫu thuật cột sống có chi phí khá cao và cũng tiềm ẩn các rủi ro như nguy cơ đào thải với dị vật ghép, biến chứng sau phẫu thuật, nguy cơ nhiễm trùng… nên chỉ được thực hiện khi có chỉ định và theo dõi sát sao từ bác sĩ.

Những biến chứng sau mổ cột sống thường gặp và lưu ý

Mổ cột sống thường được chỉ định trong các trường hợp như: trượt cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này có thể mang lại hiệu quả nhanh, nhưng cũng có thể để lại nhiều rủi ro. Trên thực tế, các biến…

6.3. Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) được đánh giá là lựa chọn tối ưu, giúp chữa lành những tổn thương cho cột sống một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Chiropractic hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tay nắn chỉnh các đốt sống để điều chỉnh những sai lệch, từ đó khôi phục cấu trúc cột sống và giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, giải quyết tận gốc vấn đề cột sống bị chấn thương. 

Như vậy ngoài mang lại hiệu quả điều trị cao, quá trình trị liệu Chiropractic còn loại bỏ việc dùng thuốc hoặc phẫu thuật nên an toàn và không gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân.

Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic là phương pháp được các chuyên gia đánh giá cao mang lại hiệu quả cho các bệnh nhân bị chấn thương cột sống.

6.4. Vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu

Điều trị vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu được áp dụng ở giai đoạn đầu phục hồi chức năng. Đây là phương pháp giúp hồi phục khả năng vận động, hỗ trợ bệnh nhân tự thực hiện các hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, phương pháp này cũng ngăn ngừa các biến chứng và thương tật thứ cấp của chấn thương cột sống như teo cơ, cứng khớp

Cụ thể, quá trình trị liệu gồm những bài tập được thiết kế riêng giúp bệnh nhân: tập ho, thở, cử động cơ, di chuyển, ngồi tĩnh và động thăng bằng,… Bên cạnh đó, các phòng khám vật lý trị liệu phục hồi chức năng uy tín, chuyên nghiệp còn kết hợp thiết bị, dụng cụ hiện đại nhằm hỗ trợ bệnh nhân lấy lại khả năng vận động nhanh nhất.

6.5. Liệu pháp tâm lý kiểm soát cơn đau

Tổn thương tủy sống nặng có thể làm người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt và hình thành gánh nặng về mặt tâm lý (như đau đớn, tự ti, thu hẹp vòng tròn quan hệ, khó khăn tài chính…). Theo đó, liệu pháp tâm lý kiểm soát cơn đau được áp dụng để giúp bệnh nhân thích nghi với hoàn cảnh hiện tại, góp phần cải thiện tinh thần và sức khỏe. Các biện pháp cụ thể có thể kể đến như tư vấn tâm lý, liệu pháp tâm lý, sử dụng thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần, trị liệu hành vi và giao tiếp…

Có thể thấy, chấn thương cột sống là tổn thương nguy hiểm cần được điều trị đúng cách để phòng tránh những biến chứng nặng. Tại phòng khám ACC, liệu trình điều trị chấn thương có sự kết hợp giữa Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, mang đến hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc giảm đau hay phẫu thuật.

Phòng khám ACC chuyên điều trị các chấn thương cột sống
Phòng khám ACC được biết đến rộng rãi với liệu trình điều trị đạt tỷ lệ phục hồi cao mà hạn chế can thiệp từ ngoại khoa cũng như những biến chứng do tác dụng phụ khó lường từ thuốc.

ACC là phòng khám Chiropractic đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp phép hoạt động với 100% bác sĩ nước ngoài có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Trong hành trình hơn 16 năm qua, phòng khám ACC sở hữu hàng ngàn ca điều trị thành công liên quan đến chấn thương thể thao, chấn thương cột sống và bệnh lý xương khớp với tỷ lệ hồi phục cao.

Bên cạnh đó, phòng khám ACC còn trang bị đầy đủ các trang thiết bị máy móc tiên tiến công nghệ cao để phục vụ cho quá trình điều trị thuận lợi và hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian điều trị như: Máy giảm áp cột sống DTS, Laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, thiết bị trị liệu vận động ATM2, phục hồi chức năng Pneumex – Pneumax

7. Những điều cần làm để phòng ngừa chấn thương cột sống

Ngoài tìm hiểu cách điều trị chấn thương cột sống, bạn cũng nên biết qua những cách phòng tránh tình trạng tổn thương này. Cụ thể, bạn nên tập thói quen rèn luyện cơ thể dẻo dai bằng những hoạt động có ích như:

  • Khởi động kỹ càng trước khi chơi thể thao để tránh bị chấn thương do cơ thể chưa kịp thích ứng với hoạt động mạnh.
  • Trong sinh hoạt hàng ngày, cần giữ cột sống ở tư thế đúng.
  • Bổ sung dưỡng chất để cột sống thêm khỏe mạnh như glucosamine, canxi…
  • Thăm khám định kỳ để kiểm tra tình trạng cột sống, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích về chấn thương cột sống cũng như cách xử lý. Khi gặp các chấn thương hay dấu hiệu bất thường về cột sống, bạn cần đi thăm khám càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Xem thêm:
> Bệnh cột sống thường gặp: Nguyên nhân và cách điều trị
> Những thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục