Đau lưng là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp sau khi khuân vác nặng, bị chấn thương,… Cũng có trường hợp đau lưng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý liên quan đến xương khớp, cần theo dõi và thăm khám sớm. Vậy đâu là các vị trí đau lưng nguy hiểm và nên làm gì để khắc phục? Mời bạn cùng tìm lời giải đáp trong bài viết sau.
1. Đau lưng ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đau lưng cứ ngỡ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng ngày nay còn xuất hiện ở cả người trẻ. Các cơn đau khi khởi phát có thể là âm ỉ hoặc dữ dội, gây khó khăn khi vận động, nhất là khi khom người, từ đó giới hạn nhiều hoạt động thường ngày.
Đặc biệt là tình trạng đau lưng về đêm còn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Mất ngủ về lâu dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể, mất tập trung, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
Nếu những cơn đau lưng cấp tính không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang mãn tính, kèm theo các biến chứng nguy hiểm như tê bì, mất cảm giác, mất khả năng vận động, chèn ép vào hệ thần kinh gây rối loạn tiểu tiện,… Lúc này, thời gian điều trị bệnh sẽ khó khăn và kéo dài hơn, chi phí cũng cao hơn, sẽ là gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình.
Cơn đau lưng xuất hiện không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
>> Xem ngay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau lưng hiệu quả
2. Các vị trí đau lưng nguy hiểm
Các vị trí đau vùng lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Sau đây là các vị trí đau lưng mà bạn nên chú ý:
2.1 Đau thắt lưng (đau lưng dưới)
Là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng lưng dưới, có thể đột ngột hoặc từ từ, âm ỉ hoặc dữ dội. Không chỉ vậy, cơn đau còn có thể lan xuống mông hoặc xuống phía sau chân (đau thần kinh tọa).
Khi bị đau lưng dưới, người bệnh còn cảm thấy:
- Cảm thấy phạm vi chuyển động của lưng giảm, khó duỗi thẳng lưng cũng như cong lưng hoặc vặn lưng sang một bên. Khi đứng dậy từ tư thế ngồi cần phải chậm rãi và mất một lúc lâu.
- Co thắt cơ gây đau đớn dữ đội và khiến việc đứng thẳng, đi lại trở nên khó khăn hoặc không thể.
- Cảm thấy cơn đau lưng nặng hơn khi cúi xuống, vận động nhiều, khi đứng hoặc ngồi lâu và giảm bớt khi nằm.
Các nguyên nhân gây đau thắt lưng có thể là do căng cơ hoặc bong gân (bưng vác đồ quá năng, chấn thương thể thao,…), gãy xương do tai nạn. Ngoài ra, đau thắt lưng còn xuất phát từ bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, hẹp ống sống, trượt đốt sống, viêm cột sống dính khớp, các khối u cột sống hay bệnh sỏi thận, phình động mạch chủ ở bụng,…
2.2 Đau lưng trên và giữa
Vùng lưng trên và giữa được giới hạn từ cột sống dưới cổ đến trên thắt lưng, gồm 12 đốt sống lưng từ T1 đến T12. So với vùng lưng dưới, lưng trên không chịu nhiều tải trọng của cơ thể nên ít gặp rắc rối hơn, tuy nhiên trong nhiều trường hợp cơn đau vẫn có thể xuất hiện.
Các biểu hiện đau lưng trên và giữa thường gặp như:
- Đau nhức vùng lưng trên và giữa, có thể lan rộng ra vùng xung quanh như cổ, vai, lồng ngực, cánh tay,…
- Căng cứng, khó cử động vùng lưng trên và giữa. Người bệnh thường cảm thấy khó khăn khi cúi người, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay người hoặc hạ nâng cánh tay.
- Cảm giác tê bì, nóng râm ran kèm theo cơn đau.
Cơn đau lưng trên và giữa có thể khởi phát do dây thần kinh bị chèn ép, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, gai xương, gãy đốt sống, hội chứng đau cơ gân,… Ngoài ra, bệnh sỏi mật cũng có thể gây đau vùng lưng giữa bả vai hoặc xung quanh vai phải.
Đau lưng trên có thể xuất hiện khi bạn ngồi hoặc khom người quá lâu.
2.3 Đau lưng phải
Một trong các vị trí đau lưng nguy hiểm là đau bên phải với biểu hiện cơn đau xuất hiện ở vùng thắt lưng gần eo, gần dưới mông hoặc bên bả vai phải.
Triệu chứng đau lưng phải khá rõ ràng nên dễ nhận biết, như:
- Đau vùng bên phải lưng, có thể đau âm ỉ như bị một vật nặng chèn ép hoặc đau dữ dội, xuất hiện đột ngột.
- Người bệnh khó cử động xoay người qua lại hoặc cúi gập người.
- Cơn đau có thể lan ra khu vực xung quanh.
Đau lưng bên phải có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Ngoài nguyên nhân do chấn thương (bong gân, căng cơ,…) thì tình trạng này còn do bệnh lý hẹp ống sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, khối u cột sống, hội chứng đuôi ngựa. Bên cạnh đó, đau lưng phải còn có thể do viêm ruột thừa, sỏi thận, viêm loét đại tràng,…
2.4 Đau lưng trái
Là tình trạng cơn đau xuất hiện ở vùng lưng bên trái của cơ thể. Người bệnh có thể cảm thấy đau nhói hoặc đau âm ỉ, châm chích ở vùng lưng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy:
- Có cảm giác cơ bị căng, toàn bộ vùng lưng hoặc vùng thắt lưng bên trái có hiện tượng căng cứng.
- Khó vận động lưng.
- Có cảm giác yếu hoặc tê bì ở vùng cánh tay, chân.
- Tê hoặc ngứa ran bàng quang, mất kiểm soát bàng quang (chủ yếu do sự ảnh hưởng xương chậu lên bàng quang).
Đau lưng bên trái có thể bắt nguồn từ bệnh thoát vị đĩa đệm, đau xơ cơ, chấn thương cột sống, khối u cột sống, viêm khớp hay do tổn thương cơ hoặc bong gân. Ngoài ra có thể do sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm tụy,…
3. Các cấp độ của đau lưng
Cơn đau lưng ở mỗi người có thể khởi phát do các nguyên nhân và cấp độ khác nhau, như:
- Đau lưng cấp tính: Xảy ra đột ngột và thường kéo dài vài ngày đến vài tuần.
- Đau lưng bán cấp: Có thể xuất hiện đột ngột hoặc theo thời gian và kéo dài từ 4 đến 12 tuần.
- Đau lưng mãn tính: Có thể xảy ra nhanh hoặc chậm và kéo dài hơn 12 tuần và xảy ra hàng ngày.
4. Các vị trí đau lưng cảnh báo bệnh gì?
Dù là đau lưng cấp tính hay bán cấp, bạn cũng không nên chủ quan khi cơn đau lưng xuất hiện. Bởi ngoài do căng cơ hay bong gân, các vị trí đau trên lưng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý xương khớp (thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, khối u cột sống,…), bệnh lý về thận, bệnh về mật,… Nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Hiểu rõ các vị trí đau lưng nguy hiểm giúp người bệnh có hướng xử lý kịp thời, giảm nguy cơ để lại biến chứng.
>> Tìm hiểu ngay: Đau thắt lưng có thể là dấu hiệu cảnh báo của những bệnh nào
5. Khi cơn đau lưng xuất hiện, nên làm gì để khắc phục?
Khi cơn đau lưng xuất hiện đột ngột, bạn cần phải theo dõi mức độ đau và số lần tái phát nếu có. Bởi đây là một trong những thông tin quan trọng bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu đi thăm khám.
Song song, có thể nằm nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc chườm nóng để hỗ trợ giảm đau tại nhà. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi, miếng dán giảm đau theo hướng dẫn của dược sĩ.
Nếu tình trạng đau lưng không thuyên giảm, mức độ đau ngày càng dữ dội hơn, bạn nên đi thăm khám càng sớm càng tốt. Riêng một số trường hợp sau thì nên đến gặp bác sĩ ngay:
- Đau lưng kèm sốt và ớn lạnh.
- Các vị trí đau trên lưng nghiêm trọng hơn vào ban đêm, gây mất ngủ và có dấu hiệu lan ra các vùng lân cận.
- Đau dai dẳng đi kèm là cảm giác tê và yếu liệt chân.
- Bị bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
Không còn tình trạng đau lưng dai dẳng khi điều trị tại ACC
Với hơn 15 năm kinh nghiệm điều trị các bệnh lý cơ xương khớp, phòng khám ACC sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo đau lưng ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày. Bạn sẽ không còn phải đau đầu với tình trạng đau lưng kéo dài hay sử dụng nhiều phương pháp mà chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Điều trị tại ACC, bạn an tâm tuyệt đối bởi:
– 100% bác sĩ nước ngoài chuyên khoa Thần kinh Cột sống Chiropractic: Bác sĩ Chiropractic tại ACC có chứng chỉ hành nghề, giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm điều trị được tích lũy qua các ca chữa đau lưng, đau xương khớp cấp tính đến mãn tính.
– Liệu trình cá nhân hóa: Mỗi người bệnh tại ACC đều có liệu trình điều trị chuyên biệt, được xây dựng theo tình trạng đau và sức khỏe. Nhờ đó mang lại hiệu quả điều trị tối ưu ngay từ đầu, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh.
– Chữa lành cơn đau hiệu quả, ngăn ngừa tái phát lâu dài: Phòng khám ACC ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic giúp điều chỉnh các cấu trúc xương khớp sai lệch về đúng vị trí tự nhiên ban đầu. Nhờ đó loại bỏ sự chèn ép dây thần kinh trong cột sống (nguyên nhân gốc rễ gây đau), giúp cơn đau thuyên giảm và dần biến mất. Chữa đúng cách, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây đau còn là giải pháp giúp ngăn ngừa cơn đau tái phát về lâu dài.
– Kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng hiện đại: Liệu trình Chiropractic kết hợp cùng Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng mang lại hiệu quả xoa dịu cơn đau, phục hồi sự linh hoạt của xương khớp nhanh chóng. Tại ACC, khách hàng luôn được trải nghiệm liệu trình Vật lý trị liệu với các thiết bị, máy móc tiên tiến hiện nay như máy kéo giãn giảm áp lực cột sống DTS, trị liệu vận động chủ động ATM2, tia laser thế hệ IV,…
– Tư vấn cặn kẽ, trung thực, đồng hành cùng người bệnh: Từ bước thăm khám đến điều trị, bác sĩ ACC luôn cam kết tư vấn trung thực các chỉ định, kế hoạch điều trị. Đồng thời giải đáp cặn kẽ tất cả các thắc mắc từ khách hàng. Trong quá trình điều trị, bác sĩ, kỹ thuật viên còn hướng dẫn các bài tập tại nhà để hỗ trợ giảm đau nhanh chóng và duy trì kết quả điều trị lâu dài.
Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây đau lưng, từ đó loại bỏ cơn đau hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát sau này.
Với phương châm CHỮA ĐÚNG CÁCH, LÀNH CƠN ĐAU, Phòng khám ACC đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp đau lưng khác nhau.
“Người thật việc thật”, như trường hợp của anh Dũng (TP.HCM) bị đau thắt lưng mãn tính do công việc phải ngồi nhiều ( 8-10 tiếng/ngày). Được bạn bè giới thiệu, anh Dũng bắt đầu hành trình điều trị cùng ACC với Bác sĩ Timothy Gallivan. Sau liệu trình điều trị chuyên sâu gồm Nắn chỉnh cột sống Chiropractic kết hợp kéo giãn giảm áp cột sống (DTS), tia Laser cường độ cao, sau khoảng 6 buổi trị liệu, anh Dũng gần như đã hồi phục hoàn toàn, cơn đau lưng dai dẳng cũng đã biến mất.
>> Xem thêm Câu chuyện chữa đau thắt lưng của anh Dũng tại ACC
Hay trường hợp của cô Tuyết Hạnh (TP.HCM) điều trị tại ACC với tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng ở 4 vị trí từ L2 đến S1, trượt đốt sống tại vị trí L5-S1 và hẹp ống sống tại vị trí cột sống thắt lưng. Bằng kinh nghiệm thực tiễn, bác sĩ ACC đã xây dựng kế hoạch điều trị cho Cô Hạnh kết hợp Chiropractic và các bài Vật lý trị liệu, tia Laser cường độ cao thế hệ IV cùng máy kéo giảm áp DTS đã giúp điều trị dứt điểm cơn đau. Bây giờ tình trạng của Cô gần như khỏe mạnh hoàn toàn, hiếm khi bị đau và khó chịu ở lưng nữa.
>> Xem thêm Câu chuyện chữa đau lưng do thoát vị đĩa đệm cột sống đa tầng của cô Hạnh
Trên đây là các vị trí đau lưng nguy hiểm mà bạn nên lưu ý. Đừng để những cơn đau lưng dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Hãy điều trị đúng cách ngay từ đầu để chữa lành cơn đau và giảm nguy cơ tái phát. Liên hệ ACC ngay TẠI ĐÂY để được tư vấn chi tiết.