Đau bả vai phía sau lưng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày của người bệnh, mà còn có thể là dấu hiệu của bệnh lý xương khớp nghiêm trọng. Nếu xuất hiện cơn đau sau lưng bên phải dưới bả vai hoặc bên trái mà không thăm khám sớm, tình trạng có thể trở nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Nguyên nhân gây đau sau lưng dưới bả vai
Việc hiểu rõ nguyên nhân là yếu tố quan trọng giúp bạn có hướng khắc phục hiệu quả. Theo đó, tình trạng bị đau sau lưng bên trái/bên phải dưới bả vai có thể xảy ra do:
1.1 Sinh hoạt sai tư thế
Tư thế xấu trong sinh hoạt hàng ngày có thể làm quá tải các cơ ở phần lưng trên và gây đau ở sau lưng dưới xương bả vai. Cụ thể:
- Ngồi làm việc sai tư thế như khom lưng, cúi người nhiều về phía trước gây kéo giãn và làm yếu các cơ lớn ở phần lưng trên; đồng thời tạo áp lực quá mức lên các đĩa đệm cột sống, khớp và mô mềm.
- Cúi đầu xem điện thoại quá lâu sẽ làm lỏng và căng cơ các cấu trúc khác ở vùng cổ, bả vai.
- Ngủ ở tư thế nằm nghiêng và duỗi cánh tay về phía trước có thể khiến xương bả vai bị đẩy ra ngoài, làm căng cơ và dây chằng quanh khu vực này. Nếu duy trì lâu có thể gây đau nhức, khó chịu ở vùng bả vai và cột sống lưng trên.

1.2 Làm việc và luyện tập quá sức gây căng cơ
Các hoạt động sinh hoạt hoặc chơi thể thao cường độ cao có thể khiến cơ vùng bả vai bị căng thẳng quá mức, dẫn đến đau nhức. Một số trường hợp phổ biến gồm:
- Hay mang vác vật trên một bên vai như đeo cặp xách quá nặng…
- Tập luyện thể thao quá sức, nhất là với các môn như cầu lông, tennis, golf…
- Thường xuyên lặp đi lặp lại các động tác vung tay mạnh hoặc xoay người nhanh, gây áp lực lên cơ bắp và dây chằng vùng lưng trên.
Người bệnh có thể bị đau sau lưng bên phải dưới bả vai hoặc bên trái, tùy thuộc vào tay thuận. Nếu bạn chủ yếu dùng tay phải để làm việc hoặc chơi thể thao, vùng bả vai và lưng bên phải sẽ dễ bị tổn thương hơn, và ngược lại.
1.3 Chấn thương
Chấn thương cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau sau lưng dưới bả vai. Việc tác động mạnh lên vùng vai – lưng có thể làm tổn thương cơ, dây chằng hoặc xương, dẫn đến cơn đau kéo dài. Một số tình huống có thể gây chấn thương bao gồm:
- Tai nạn giao thông hoặc chấn thương trong lao động gây va đập mạnh vào vùng lưng trên hoặc vai.
- Tai nạn khi chơi thể thao, đặc biệt là các môn như bóng đá, bóng rổ, võ thuật…
- Mang vác vật nặng sai tư thế có thể dẫn đến căng cơ, bong gân dây chằng; hoặc có khả năng làm tổn thương khớp vai/ cột sống gây đau dưới hoặc gần xương bả vai.
Tùy vào mức độ chấn thương, cơn đau có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc âm ỉ kéo dài. Nếu cảm thấy đau dữ dội, sưng tấy hoặc hạn chế vận động vai – lưng, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
2. Đau sau lưng dưới bả vai là bệnh gì?
Bên cạnh các yếu tố tác động từ môi trường, tình trạng đau bả vai phải sau lưng hoặc đau bên trái rất có thể là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý như sau:
2.1 Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ xảy ra do lớp ngoài đĩa đệm bị tổn thương hoặc cơ cổ và vai yếu dẫn đến mất ổn định. Từ đó khiến dịch khớp bên trong rò rỉ ra ngoài, gây ra các cơn đau dữ dội và viêm rễ thần kinh gần đó dẫn đến các cơn đau lan tới sau lưng dưới bả vai, cánh tay và bàn tay.
2.2 Trật xương sườn
Tai nạn, ngã, chấn thương hoặc áp lực lớn có thể khiến xương sườn bị lệch khỏi vị trí. Khi xương sườn bị trật có thể xuất hiện các cơn đau dữ dội lan sang vùng bả vai và lưng khiến bạn khó khăn trong việc vận động, một số trường hợp còn bị khó thở.

2.3 Gãy nén đốt sống
Gãy nén đốt sống là tình trạng các đốt sống tạo nên cột sống bị nén úp sụp xuống khiến vùng đốt sống đau dữ dội. Thông thường, bất cứ vị trí nào trên cột sống cũng có thể bị gãy nén nhưng phổ biến là xuất hiện ở vùng lưng dưới, dẫn đến tình trạng đau sau lưng bả vai. Những người bị loãng xương, thiếu xương có nguy cơ bị gãy nén đốt sống cao hơn người thường.
2.4 Các vấn đề về tim
Bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai cũng có thể là biểu hiện cảnh báo các bệnh lý về tim. Ví dụ như phình động mạch chủ – xảy ra khi động mạch lớn nhất của tim bị rách, gây đau dữ dội không chỉ ở vùng ngực mà có thể lan ra lưng, vai và di chuyển xuống gần xương bả vai. Vì thế người bệnh không nên chủ quan nếu xuất hiện cơn đau bả vai trái sau lưng kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng khác như khó thở, tức ngực, đổ mồ hôi lạnh hoặc chóng mặt,… hãy đi khám ngay để loại trừ nguy cơ bệnh tim và có hướng xử lý kịp thời.
2.5 Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) xảy ra khi axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây kích thích niêm mạc và dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau sau lưng bên trái dưới bả vai, do axit trào ngược gây kích thích dây thần kinh và lan tỏa cơn đau.

3. Hướng dẫn cách giảm đau lưng dưới bả vai tại nhà
Dưới đây là một cách giúp bạn giảm tình trạng đau sau lưng dưới bả vai tại nhà hiệu quả:
- Nghỉ ngơi: Việc tạm dừng các hoạt động thể chất, nghỉ ngơi giúp giảm áp lực cho các cơ lưng trên. Theo đó, bạn nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động trong 1 – 2 ngày. Lưu ý, nghỉ ngơi nhưng bạn đừng ngừng hoạt động quá lâu, bởi có thể khiến cơ đau lưng trở nên tồi tệ hơn.
- Điều chỉnh tư thế đúng: Để giảm đau bả vai và cho phép các cơ hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng chèn ép, bạn nên điều chỉnh đúng tư thế ngồi, nằm, đứng. Bạn có thể bắt đầu từ những thay đổi nhỏ như ngồi đúng tư thế nơi làm việc và tại nhà.
- Chườm lạnh hoặc chườm ấm lưng: Chườm lạnh là phương pháp giúp bạn giảm tình trạng viêm, sưng hiệu quả. Sau mỗi 2 giờ, bạn nên chườm lạnh vùng lưng bị đau trong khoảng 15 – 20 phút. Trong khi đó, thực hiện phương pháp chườm ấm lưng giúp thư giãn cơ và giảm đau sau lưng bên phải dưới bả vai hoặc bên trái.
- Thực hiện bài tập giãn cơ: Thực hiện các động tác kéo giãn cơ bắp ở phần lưng giúp giảm đau xương bả vai. Bạn có thể tập một số bài tập giãn cơ như động tác xoay kéo giãn lưng dưới, linh hoạt lưng dưới, bài tập cầu,…
4. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp tình trạng đau sau lưng dưới bả vai nhẹ thì có thể hết sau vài ngày đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu như hụt hơi, đau ngực, chóng mặt, sốt, đau đầu,… nên đến bác sĩ để được xác định nguyên nhân và có phương án điều trị phù hợp.

5. Các phương pháp điều trị đau lưng dưới bả vai
Việc điều trị tình trạng đau lưng dưới bả vai bên trái, bên phải thường bao gồm các phương pháp sau:
5.1 Uống thuốc giảm đau không kê đơn
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn (OTC) có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đau như aspirin, ibuprofen, naproxen, acetaminophen,… Tuy nhiên, bạn nên lưu ý, thuốc chỉ hỗ trợ giảm đau tạm thời, cơn đau vẫn có thể bị tái phát nếu sinh hoạt sai cách, bị chấn thương, căng cơ quá mức,… Ngoài ra, các loại thuốc OTC vẫn có rủi ro tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên lạm dụng.
5.2 Vật lý trị liệu
Đau sau lưng dưới bả vai có thể do các nút cơ bị co thắt, gây căng cứng và ảnh hưởng đến tuần hoàn máu. Để giải phóng các điểm căng thắt này, giúp thư giãn cơ và cải thiện lưu thông máu, người bệnh nên thực hiện vật lý trị liệu tại các cơ sở chuyên khoa uy tín.
Vật lý trị liệu sẽ ứng dụng các yếu tố như vận động cơ học, nhiệt, ánh sáng, sóng âm,… tác động lên vùng bị đau của người bệnh, giúp thuyên giảm triệu chứng. Ngoài ra, tùy thuộc vào tình trạng đau ở lưng dưới bả vai của người bệnh, bác sĩ sẽ hướng dẫn thêm các bài tập vận động chuyên biệt, hỗ trợ tăng cường sự linh hoạt của cơ và giảm đau hiệu quả.
Phòng khám ACC điều trị đau lưng dưới bả vai chuyên sâu, hiệu quả, nhanh chóng Với tình trạng đau sau lưng dưới bả vai do xương khớp, bạn nên tìm đến cơ sở điều trị chuyên về cơ – xương – khớp, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm. Tại phòng khám ACC (thành viên của Tập đoàn FV) – đơn vị chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống hàng đầu, có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Thần kinh cột sống giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra liệu trình điều trị đau lưng dưới bả vai hiệu quả cho bạn:
![]() >> Đặt lịch khám tại ACC ngay hôm nay, giúp bạn giải quyết dứt điểm cơn đau sau lưng dưới bả vai với phương pháp an toàn, hiệu quả! |
5.3 Một số phương pháp khác
Trong trường hợp người bệnh bị đau sau lưng bên trái dưới bả vai hoặc bên phải do nguyên nhân bệnh tim, dạ dày,… bạn nên đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác. Tùy thuộc vào bệnh lý, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ nguyên nhân gây đau sau lưng bên phải/bên trái dưới bả vai và cách khắc phục hiệu quả. Nếu đã thử các biện pháp giảm đau tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng.