Căng cơ ở cổ và 5 nguyên nhân thường gặp nhất

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Căng cơ cổ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển (xoay, nghiêng) cổ và đầu. Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi người bệnh không vận động cổ và đầu trong thời gian dài. Ở một số trường hợp, căng cơ ở cổ còn có thể làm người bệnh bị đau nhức đầu, rất khó chịu.

1. Căng cơ cổ xuất phát từ nguyên nhân nào?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cơ cổ của bạn bị căng, dẫn đến đau nhức khó chịu. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1.1. Thoái hóa cột sống

Cũng giống như các khớp khác trên cơ thể, khớp cổ cũng bị thoái hóa theo tuổi tác, lớp đệm (sụn) giữa các xương (đốt sống) bị hao mòn dần. Khi đó, gai xương sẽ hình thành ở khu vực tiếp nối của các đốt sống và ảnh hưởng đến chuyển động của khớp, gây ra các cơn đau và căng cứng ở cổ.

thoái hóa đốt sống cổ gây căng cơ ở cổ
Ngày càng có nhiều người trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ, gây nhiều triệu chứng khó chịu, điển hình là căng cơ ở cổ, khó vận động

1.2. Thoát vị đĩa đệm

Do ảnh hưởng từ tuổi tác hay những thói quen kém lành mạnh như hút thuốc lá, lười tập thể dục, chế độ ăn uống không đầy đủ dưỡng chất… đĩa đệm ở cột sống cổ có thể bị thoát vị và chèn lên rễ thần kinh hoặc tủy sống ở cổ gây đau. Những dấu hiệu khác cho thấy người bệnh đang bị thoát vị đĩa đệm cổ bao gồm đau một bên lồng ngực, khó thở…

5 phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến hiện nay

Điều trị thoát vị đĩa đệm càng sớm, khả năng phục hồi càng cao; đồng thời giúp phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi đĩa đệm bị thoái hóa hoặc nứt, rách ở phần bao xơ bên ngoài, nhân nhầy sẽ lệch khỏi vị trí bình thường, xuyên qua…

1.3. Hoạt động quá mức hoặc sai tư thế

Thói quen xấu hoặc tính chất công việc có thể khiến cơ cổ bị căng quá mức và bị đau, ví dụ như ngồi quá nhiều giờ trước máy tính hoặc cúi đầu khi sử dụng điện thoại. Ngay cả những việc tưởng như vô hại như đọc sách trên giường cũng có thể làm căng cơ cổ.

căng cơ cổ do sử dụng điện thoại quá nhiều
Đau và căng cơ cổ có thể xuất phát từ những thói quen xấu hằng ngày
Những tư thế ngồi sai gây đau cổ

Tư thế ngồi hằng ngày trong sinh hoạt và làm việc có thể là nguyên nhân khiến cho bạn thường xuyên đau mỏi vùng vai cổ, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp đặc biệt là thoái hóa đốt sống cổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận…

1.4. Chấn thương

Những chấn thương ở cổ như tai nạn xe hay chơi thể thao có thể làm căng các mô mềm của cổ và dẫn tới đau đớn, khó chịu. Khi gặp phải chấn thương người bệnh không nên chủ quan mà cần đến bác sĩ điều trị càng sớm càng tốt.

1.5. Stress/căng thẳng

Áp lực từ công việc và cuộc sống hằng ngày nói chung khiến chúng ta dễ bị căng thẳng quá mức. Điều này có thể gây ra những cơn đau và căng tức ở cổ. Đau cổ do căng thẳng cũng có thể lan xuống vai hoặc kèm theo đau đầu.

> Tìm hiểu: Đau cổ: 5 nguyên nhân thường gặp và cách điều trị

2. Căng cơ ở cổ khi nào khỏi?

Thông thường, triệu chứng căng cơ cổ có thể tự khỏi sau vài tuần nếu ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên những trường hợp nặng hơn thì cần đến vài tháng để phục hồi.

Đặc biệt, người bệnh cần đến bác sĩ ngay khi:

  • Cảm giác đau nhức, khó chịu ở cổ không hề có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng gia tăng.
  • Xuất hiện các triệu chứng kèm theo như đau đầu, tê, yếu hoặc châm chích…

3. Cần làm gì để hết căng cơ ở cổ?

Để tình trạng căng cơ cổ nhanh chóng thuyên giảm, bạn có thể áp dụng các mẹo sau:

3.1. Nghỉ ngơi

Đầu tiên, để cải thiện tình trạng căng cơ ở cổ, bạn cần nghỉ ngơi và hạn chế vận động. Điều này sẽ tránh cho các tổn thương ở cổ trở nên trầm trọng hơn.

3.2. Chườm nóng, lạnh luân phiên

Chườm nóng, lạnh luân phiên là biện pháp giúp giảm căng cơ ở cổ hiệu quả mà người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà.

Theo đó, bạn hãy chườm lạnh ở chỗ bị căng cơ trong 15 phút, sau đó chuyển thành chườm nóng cũng tại vị trí đó trong 15 phút. Sau khi kết thúc 1 lượt chườm nóng – lạnh, bạn hãy chờ khoảng 2 tiếng để thực hiện lần chườm tiếp theo.

cách giảm đau và căng cứng cơ cổ
Bạn có thể dùng túi gel lạnh để chườm giảm sưng và đau ở cổ

3.3. Dùng thuốc giảm đau

Nếu tình trạng căng cơ ở cổ khiến bạn đau đớn, khó chịu, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen sodium và acetaminophen. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thuốc giảm đau chỉ có tác dụng tạm thời nên sau một thời gian, cơn đau và tình trạng căng cơ ở cổ vẫn sẽ quay lại.

Chưa kể, thuốc giảm đau còn có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, nếu lạm dụng sẽ dẫn đến đau dạ dày, suy gan, suy thận… Hãy thận trọng khi áp dụng phương pháp này!

> Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc giảm đau xương khớp

3.4. Hết mỏi cơ nhờ phương pháp trị liệu chuyên sâu

Căng cơ ở cổ gây rất nhiều khó chịu và bất tiện cho cuộc sống thường ngày của người bệnh. Vì thế, thay vì áp dụng những biện pháp chỉ có tác dụng tạm thời như dùng thuốc giảm đau, người bệnh nên lựa chọn những phương pháp có hiệu quả lâu dài. Trong đó, Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu là phương pháp có thể giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của tình trạng căng cơ cổ, từ đó giúp thuyên giảm cơn đau hiệu quả và làm giãn cơ nhanh chóng.

Phương pháp này sử dụng các thao tác ấn chỉnh để phục hồi lại sự cân bằng của các bó cơ. Với ưu điểm không dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật, phương pháp này không gây tác dụng phụ và mang lại hiệu quả nhanh chóng ngay từ lần trị liệu đầu tiên cho người điều trị. Đây là phương pháp đã được phòng khám ACC áp dụng và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân gặp các vấn đề về căng, đau cơ cổ.

Liệu pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC
Phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu tại ACC phù hợp với hầu hết bệnh nhân

Như vậy có thể thấy căng cơ cổ là tình trạng vô cùng phổ biến, có thể xảy ra với bất kỳ ai. Khi mắc phải tình trạng này, người bệnh không nên chủ quan vì dễ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Trong trường hợp căng cơ ở cổ diễn ra liên tiếp nhiều ngày, có kèm theo các dấu hiệu khó chịu khác, người bệnh nên đến cơ sở y tế cơ, xương, khớp để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục