Bàn chân bẹt là một dị tật phổ biến, có đặc điểm đặc trưng là mặt lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong tự nhiên khi đứng trên sàn nhà. Bệnh bàn chân bẹt thường gặp ở trẻ em nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn, gây nhiều tổn hại đến cột sống. Vì vậy, nhận biết sớm các dấu hiệu của hội chứng bàn chân bẹt rất cần thiết, nhằm giúp điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm về sau.
- 1. Bàn chân bẹt gây ra những bất lợi nào trong vận động sinh hoạt?
- 2. Làm sao biết trẻ có bàn chân bụ bẫm hay bàn chân bẹt?
- 3. Bàn chân bẹt có cần phẫu thuật chỉnh hình không?
- 4. Có cách nào điều trị hội chứng bàn chân bẹt không phẫu thuật?
- 5. Người trưởng thành có cần mang đế chỉnh hình bàn chân không?
- 6. Khi nào bố mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ?
- 7. Bệnh bàn chân bẹt khám ở đâu?
1. Bàn chân bẹt gây ra những bất lợi nào trong vận động sinh hoạt?
Vòm bàn chân được hình thành do các cơ và dây chằng ở lòng bàn chân nối liền và thắt chặt từ trước ra sau. Đối với bàn chân bình thường, vòm bàn chân luôn cong lên khỏi mặt đất khi bạn đứng. Với người có bàn chân bẹt, toàn bộ lòng bàn chân sẽ chạm vào sàn nhà khi đứng, có thể làm lệch trọng tâm của cơ thể, dẫn đến nhiều tác hại nghiêm trọng đối với sức khỏe.
1.1. Ở trẻ nhỏ
Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều không có vòm bàn chân do cấu trúc bàn chân của trẻ chủ yếu là các mô mềm. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3, vòm bàn chân của trẻ mới bắt đầu phát triển. Nếu giai đoạn này, vòm cong chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc tật bàn chân bẹt.
Ở trẻ em, hội chứng bàn chân bẹt có thể gây đau chân, đau bàn chân hay mắt cá. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời, dị tật này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ.
Tìm hiểu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ: > Nguyên nhân trẻ bị bàn chân bẹt và cách nhận biết > Giải đáp thắc mắc khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ > Trẻ bị bàn chân bẹt có chữa được không? > Hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?
1.2. Ở người lớn
Người trưởng thành mắc bệnh bàn chân bẹt sẽ phải đối mặt với triệu chứng đau, sưng bàn chân và mắt cá, khiến việc đi lại khó khăn hơn. Những cơn đau này sẽ xuất hiện nhiều hơn khi bạn vận động thường xuyên hay chơi thể thao, chạy bộ…Tìm hiểu cách khắc phục cơn đau bàn chân khi chạy bộ ngay TẠI ĐÂY.
Ngoài ra, người mắc bàn chân bẹt còn có nguy cơ gặp phải biến dạng bàn chân cao. Cấu trúc bàn chân bẹt sẽ khiến các xương ở cẳng chân xoay khi người bệnh hoạt động chạy nhảy, dẫn đến xoay lệch khớp đầu gối, gây ra hiện tượng viêm đau, từ đó đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối.
Các bệnh lý khác phát sinh từ bệnh bàn chân bẹt: Biến dạng ngón chân, vẹo ngón chân cái (viêm bao hoạt dịch ngón cái), gãy xương vì sức nén, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, viêm dây chằng, viêm cân gan chân.
2. Làm sao biết trẻ có bàn chân bụ bẫm hay bàn chân bẹt?
Nhiều trẻ nhỏ có bàn chân bụ bẫm, dễ khiến các bậc bố mẹ nhầm lẫn với dị tật bàn chân bẹt. Với những bé trên 3 tuổi (thông thường trẻ dưới 2 tuổi đều có bàn chân bẹt) bố mẹ có thể kiểm tra trẻ có mắc hội chứng bàn chân bẹt hay không bằng cách:
Cách 1: Dùng nước trắng hoặc nước màu làm ướt bàn chân của bé, sau đó đặt chân bé lên một tờ giấy trắng hoặc tờ bìa để nhìn rõ dấu chân in. Nếu dấu in là nguyên bàn chân thì có thể trẻ đã mắc bàn chân bẹt. Ngược lại nếu có một khoảng trống nhỏ, hình vòm cong là biểu hiện cho thấy bé có một bàn chân bình thường.
Cách 2: Cho trẻ dẫm chân lên cát rồi quan sát hình in bàn chân. Nếu hình in có đường cong thì chân trẻ bình thường. Nếu hình in là cả bàn chân thì có thể trẻ có bàn chân bẹt.
Cách 3: Cho trẻ đứng trên sàn, sau đó dùng ngón tay của bố mẹ luồn vào lòng bàn chân của trẻ. Nếu ngón tay bố mẹ không thể luồn được vào lòng bàn chân của trẻ thì có thể con đã mắc hội chứng bàn chân bẹt.
Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh bàn chân bẹt, bố mẹ nên đưa bé thăm khám sớm để điều trị kịp thời, giúp cấu trúc bàn chân trở về bình thường nhanh hơn.
3. Bàn chân bẹt có cần phẫu thuật chỉnh hình không?
Hiện nay, các bác sĩ không khuyến khích phẫu thuật chỉnh hình bàn chân bẹt. Bởi phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, mất nhiều thời gian hồi phục sau phẫu thuật, dễ làm tổn thương các dây thần kinh xung quanh dẫn đến tê liệt…
Một số ít trường hợp mới cần can thiệp phẫu thuật, điển hình như cấu trúc xương bị biến dạng nghiêm trọng hay đang bị chấn thương cấp tính…
Nhiều người không có vòm bàn chân thường có xu hướng lựa chọn phương pháp mổ bàn chân bẹt để điều trị. Tuy nhiên, họ không biết rằng thực tế giải pháp này không phải là lựa chọn tốt nhất cho mọi trường hợp. Bàn chân bẹt là một dạng…
4. Có cách nào điều trị hội chứng bàn chân bẹt không phẫu thuật?
Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân là giải pháp giúp điều trị dị tật bàn chân bẹt đơn giản và hiệu quả. Đây là dụng cụ hỗ trợ chuyên dụng, được thiết kế chính xác theo tình trạng bàn chân bẹt của mỗi người. Đế chỉnh hình sẽ được đặt vào trong giày hoặc gắn vào dép của người bệnh và được khuyến khích sử dụng thường xuyên để giảm áp lực lên bàn chân khi đứng. Nhờ đó giúp giảm thiểu sự xuất hiện của các cơn đau và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do bàn chân bẹt gây ra.
Song song việc mang đế chỉnh hình bàn chân, người bệnh có thể kết hợp một số bài tập như co giãn gót chân, lăn chân với bóng tennis, lăn chân với khăn… để nhanh chóng đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặc dù các bài tập cho bàn chân bẹt có thể hỗ trợ hình thành độ lõm bàn chân cần thiết, nhưng chúng cần được kết hợp với phương pháp khác, ví dụ như mang đế chỉnh hình bàn chân, nhằm nâng cao kết quả điều trị bàn chân bẹt.…
5. Người trưởng thành có cần mang đế chỉnh hình bàn chân không?
Đối với người trưởng thành, vòm chân không còn khả năng tái tạo như ở trẻ nhỏ. Việc mang đế chỉnh hình giúp đảm bảo toàn bộ cơ thể, cổ chân, khớp gối, hông… được cân bằng. Từ đó, giúp điều trị và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn đau có liên quan đến bệnh bàn chân bẹt như đau mắt cá, đau đầu gối, đau lưng…
Để đạt được hiệu quả này, người bệnh được khuyến khích mang đế chỉnh hình thường xuyên và hằng ngày.
6. Khi nào bố mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ?
Độ tuổi vàng để tầm soát và điều trị bàn chân bẹt (tái tạo vòm bàn chân) là từ 3 – 7 tuổi. Trong giai đoạn này, nếu trẻ mắc hội chứng bàn chân bẹt đi đế chỉnh hình thường xuyên thì cấu trúc bàn chân của trẻ có thể thay đổi và đảm bảo phát triển được bình thường.
Với trẻ từ 7 đến khi đủ 12 tuổi, cơ và dây chằng đã phát triển cứng cáp hơn nên hiệu quả tái tạo vòm bàn chân tuy có nhưng sẽ thấp hơn và thời gian mang đế chỉnh hình sẽ kéo dài hơn.
Do đó, bố mẹ nên kiểm tra bàn chân bẹt cho trẻ từ 3 – 7 tuổi để sớm phát hiện sớm những bất thường và điều trị kịp thời để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh để dị tật này ảnh hưởng đến cột sống và các bệnh lý liên quan sau này.
7. Bệnh bàn chân bẹt khám ở đâu?
Một trong những địa chỉ thăm khám và điều trị bàn chân bẹt có tỷ lệ thành công cao, được nhiều người tin chọn là ACC – Phòng Khám Chuyên Khoa Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống.
Nổi bật với những công nghệ và trang thiết bị tiên tiến như máy đo mật độ lòng bàn chân CAD-CAM hiện đại của Thụy Sĩ cùng đội ngũ chuyên viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, ACC mang đến các đế chỉnh hình có kích thước và hình dáng phù hợp với cấu trúc bàn chân của từng người bệnh, giúp định hình cấu trúc bàn chân và ngăn ngừa hiệu quả các biến chứng do dị tật này gây ra.
Với đế chỉnh hình bàn chân, phòng khám ACC đã thành công trong chữa chứng bàn chân bẹt cho hơn hàng ngàn bệnh nhân trẻ em và người lớn, trong đó có các vận động viên nổi tiếng tại Việt Nam.
Trên đây là những câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt mà bạn có thể tham khảo. Bệnh bàn chân bẹt gây ra nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, vận động hàng ngày và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp. Vì vậy, nên chủ động điều trị bệnh từ sớm để tăng khả năng hồi phục, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
Bài viết cùng chủ đề: > Trẻ bị bàn chân bẹt: bố mẹ nên làm gì và không nên làm gì? > Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống