Việc không hiểu rõ “bàn chân bẹt có nguy hiểm không?” khiến nhiều người mang tâm lý chủ quan và chậm trễ trong điều trị. Điều này có nguy cơ kéo theo một loạt biến chứng sức khỏe không ngờ đến.
Trong những năm tháng đầu đời, bàn chân của trẻ thường phẳng lì do các mô, gân cũng như dây chằng tại đây còn mềm yếu. Khi trưởng thành theo thời gian, bàn chân sẽ trở nên cứng cáp hơn và bắt đầu hình thành vòm cong tự nhiên. Tuy nhiên, một số ít người có thể không phát triển được vòm bàn chân hoặc độ lõm bàn chân quá nông. Tình trạng này gọi là bàn chân bẹt.
Theo nghiên cứu, ngày nay, hội chứng bàn chân bẹt không còn là bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ vấn đề liệu bàn chân bẹt có nguy hiểm không. Sự băn khoăn, do dự này khiến việc điều trị của người bệnh bị trì trệ, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh biến chứng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống sau này.
1. Không phải ai cũng biết: Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
Vòm bàn chân đóng vai trò giảm bớt áp lực phản hồi từ mặt đất lên cơ thể. Do đó, một người với bàn chân bị sụp vòm gây mất cân bằng cả cơ thể có thể sẽ cảm thấy đau nhức ở nhiều bộ phận như mắt cá, đầu gối, thắt lưng… khi di chuyển.
Bên cạnh đó, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh bàn chân bẹt có nguy cơ gây biến dạng cấu trúc xương khớp, từ đó dẫn đến hàng loạt vấn đề như:
1.1. Viêm khớp mắt cá chân
Mắt cá chân là một trong các bộ phận trực tiếp chịu tác động bởi phản lực từ mặt đất khi vòm bàn chân không phát triển bình thường. Tình trạng trên kéo dài có thể gây tổn thương khớp và các mô mềm xung quanh, dần dần trở thành viêm.
1.2. Thoái hóa khớp gối
Nguyên nhân khớp gối bị thoái hóa thường bắt nguồn từ tuổi tác. Tuy vậy, đôi khi tình trạng này còn có thể phát sinh bởi bệnh bàn chân bẹt.
Lúc này, xương cổ chân của người bị bàn chân bẹt có xu hướng xoay đổ vào trong hoặc ra ngoài, ảnh hưởng đến một số cấu trúc xương khớp khác, bao gồm cả khớp đầu gối. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thoái hóa khớp gối, dù tuổi đời còn rất trẻ.
1.3. Cong vẹo cột sống
Cấu trúc xương biến dạng do chứng bàn chân bẹt còn có nguy cơ tác động đến cột sống. Sự thay đổi này khiến cột sống phát triển bất thường, lâu ngày trở nên cong vẹo. Tình trạng trên kéo dài rất dễ gây cản trở trong công việc cũng như sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Bàn chân bẹt là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Chúng chứa đựng những mối nguy hiểm tiềm ẩn, nổi bật nhất là chứng vẹo cột sống, gây rối loạn tư thế, dị dạng thân hình, ảnh hưởng trầm trọng đến chức năng tim, phổi. Thông qua chương trình…
1.4. Một số vấn đề ít gặp khác
Trong vài trường hợp hy hữu, ngoài những vấn đề như vẹo cột sống hay đau khớp gối, người mắc bệnh bàn chân bẹt lâu ngày còn có thể phải đối mặt với một số tình trạng sức khỏe như:
- Biến dạng ngón chân cái
- Ngón chân hình búa
- Viêm cân gan chân
- Viêm gân Achilles
- Viêm bao hoạt dịch ngón cái
Mặt khác, dáng đi tổng thể của một người cũng thay đổi rõ ràng nếu bàn chân không phát triển được độ lõm cần thiết. Điều này dễ gây tổn thương tâm lý cho người bệnh, đặc biệt nếu đối tượng là trẻ nhỏ hoặc người nhạy cảm với ý kiến của người khác.
2. Người mắc chứng bàn chân bẹt nên làm gì?
Hiện nay, mang đế chỉnh hình bàn chân được đánh giá là phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả nhất. Không ít bệnh nhân lựa chọn phương pháp này không chỉ vì hiệu quả vượt trội mà còn do tính an toàn cao, gần như không gây bất kỳ tác dụng phụ nào.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý rằng đế chỉnh hình được cung cấp bởi bác sĩ không chuyên có nhiều khả năng không phát huy tác dụng như mong đợi bởi nhiều nguyên do, ví dụ như:
- Sai hình dáng, kích cỡ bàn chân.
- Thông số điều chỉnh không phù hợp, dẫn đến tình trạng lõm bàn chân hình thành quá sâu hoặc quá nông.
Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn lựa nơi điều trị bàn chân bẹt.
Phòng khám ACC: đơn vị chuyên khoa uy tín hàng đầu về chữa bàn chân bẹt
Một trong những lý do để người bệnh tin tưởng Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống là các bác sĩ tại đây có thể cung cấp đế chỉnh hình bàn chân “đo ni đóng giày” cho từng trường hợp.
Cụ thể hơn, nhờ vào thiết bị công nghệ kỹ thuật số đến từ Hoa Kỳ và Thụy Sĩ (CAD-CAM), các chuyên gia ACC có thể dễ dàng lấy số liệu mật độ lòng bàn chân của người bệnh, từ đó xác định chính xác độ cao của vòm bàn chân mà đế cần hỗ trợ hình thành.
Ngoài ra, các số đo về kích thước, hình dạng và độ cong của bàn chân cũng được ghi lại và xử lý trên máy tính. Sau đó, toàn bộ dữ liệu sẽ gửi đến đội ngũ chuyên viên chất lượng cao. Các chuyên viên sẽ dựa vào thông tin trên để làm ra đế chỉnh hình phù hợp nhất cho từng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nhằm tối ưu hóa kết quả điều trị, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm tại phòng khám ACC còn hướng dẫn người bệnh tập một số động tác đơn giản, có tác dụng thúc đẩy hình thành vòm bàn chân.
Mặc dù các bài tập cho bàn chân bẹt có thể hỗ trợ hình thành độ lõm bàn chân cần thiết, nhưng chúng cần được kết hợp với phương pháp khác, ví dụ như mang đế chỉnh hình bàn chân, nhằm nâng cao kết quả điều trị bàn chân bẹt.…
Mặt khác, trong trường hợp biến chứng xương khớp đã xảy ra, bác sĩ ACC còn có khả năng giúp bạn điều trị tận gốc vấn đề bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic).
Bằng một lực vừa phải và chuẩn xác, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống được đào tạo bài bản sẽ thực hiện nắn chỉnh lại những sai lệch trong cấu trúc xương sống, từ đó kích thích cơ thể kích hoạt cơ chế tự chữa lành thương tổn. Nhờ vậy, người bệnh có thể sớm lấy lại niềm vui trong cuộc sống mà không cần nhờ đến thuốc hay phẫu thuật.
Xem thêm bài viết liên quan: > Trẻ bị bàn chân bẹt có phải phẫu thuật không? > Giải đáp thắc mắc khi điều trị bàn chân bẹt cho trẻ > Hướng dẫn kiểm tra hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ > 7 câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt
Hy vọng bài viết giúp bạn hiểu rõ vấn đề bàn chân bẹt có nguy hiểm không, đồng thời đúc kết được đâu là giải pháp tốt nhất cho trường hợp bàn chân không có vòm.
Tham khảo bài viết trên báo Lao Động: Tật bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?