6 bệnh lý có nguyên nhân từ hội chứng bàn chân bẹt bạn cần biết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Wade Brackenbury

Bàn chân bẹt  – một hội chứng thường gặp ở trẻ em – không chỉ làm giảm khả năng di chuyển và vận động của trẻ, mà còn có thể dẫn đến một số bệnh lý cơ xương khớp phổ biến.

1. Bệnh lý vẹo cột sống

Nhiều cha mẹ bất ngờ khi con bị vẹo cột sống và lúc đi khám, bác sĩ cho biết nguyên nhân bắt nguồn từ chứng bàn chân bẹt. Chẳng hạn, trường hợp bé Lý Đức Kiên (10 tuổi, sống tại Quận Cầu Giấy, Hà Nội). Gia đình em đưa đi khám, kết quả cho thấy em bị tật bàn chân bẹt và cột sống của em bị ảnh hưởng. Trước khi phát hiện bệnh, Kiên đã trải qua nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động, chậm hơn bạn bè trong các hoạt động như chơi thể thao và chạy nhảy.

Với mắt thường, cha mẹ khó nhận ra tình trạng vẹo cột sống ở Kiên. Sau khi kiểm tra lâm sàng tổng thể cấu trúc cơ thể, kiểm tra chỉ số cân bằng cơ thể đồng thời nghiên cứu phim X-Quang chụp cột sống và toàn thân của Kiên, bác sĩ ACC kết luận Kiên bị tật bàn chân bẹt, ảnh hưởng đến cột sống thắt lưng bên dưới phần hông và gây ra tình trạng mất cân bằng hông, hình thành vẹo cột sống. Từ kết quả thăm khám này, các bác sĩ đã lên phác đồ điều trị cho Kiên. Thông tin chi tiết quá trình khám và điều trị của bé Đức Kiên, bạn đọc có thể tham khảo:

ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG BÀN CHÂN BẸT VÀ VẸO CỘT SỐNG CHO BÉ ĐỨC KIÊN

Ảnh minh họa cấu trúc xương cơ thể bị sai lệch do bàn chân bẹt gây ra
Ảnh minh họa cấu trúc xương cơ thể bị sai lệch do bàn chân bẹt gây ra

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ đã điều trị cho không ít trường hợp trẻ bị vẹo cột sống có nguyên nhân từ tật bàn chân bẹt như trường hợp của bé Đức Kiên. Nếu tật bàn chân bẹt được phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ bị vẹo cột sống cũng như mất cân bằng cấu trúc cơ thể.

> Xem thông tin chi tiết: Bàn chân bẹt và biến chứng vẹo cột sống

2. Viêm khớp mắt cá chân

Khi bị bàn chân bẹt, khớp mắt cá chân phải chịu áp lực lớn hơn bình thường từ phản lực của mặt đất. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương các khớp và mô mềm xung quanh, dẫn đến tình trạng viêm. Viêm khớp mắt cá chân khiến trẻ cảm thấy đau đớn, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

3. Thoái hóa khớp gối

Hầu hết các trường hợp thoái hóa khớp gối xuất phát từ sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được đăng trên tạp chí Frontiers (06/2022), bệnh bàn chân bẹt là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa khớp gối.

Bác sĩ Wade Brackenbury – Tổng Giám đốc Phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC cảnh báo: “Chứng bàn chân bẹt làm các xương ở cẳng chân xoay khi di chuyển, khiến các khớp đầu gối cũng xoay lệch theo, từ đó dẫn đến đau, viêm hoặc thậm chí thoái hóa khớp gối”.

Theo một nghiên cứu của sinh viên Y trường Đại học Beihang kết hợp với khoa Chỉnh hình Bệnh viện Tân Kiều (Trung Quốc), có đến 73/95 người bị thoái hóa khớp gối có bàn chân bẹt, trong đó 12 người bị bàn chân bẹt nhẹ, 16 người bị bàn chân bẹt vừa phải, và 45 người bị bàn chân bẹt nghiêm trọng.

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý có thể bắt nguồn từ chứng bàn chân bẹt
Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý có thể bắt nguồn từ chứng bàn chân bẹt

4. Ngón chân hình búa

Trẻ trong giai đoạn phát triển, xương khớp còn mềm và linh hoạt, dễ bị thay đổi hình dạng khi gặp áp lực mạnh. Trong trường hợp trẻ bị bàn chân bẹt, trọng lực sẽ tác động chủ yếu vào một số điểm trên bàn chân, chẳng hạn như ngón chân cái và ngón chân út. Kết quả là, ngón chân có thể sẽ bị uốn cong về phía trên và trở nên biến dạng thành dạng ngón chân hình búa.

Dị tật ngón chân hình búa có thể hình thành do bàn chân bẹt
Dị tật ngón chân hình búa có thể hình thành do bàn chân bẹt

5. Viêm cân gan chân

Bàn chân bẹt làm mất cân đối trong cấu trúc xương của bàn chân, xương của ngón chân có thể phát triển không đúng cách, dẫn đến tình trạng viêm cân gan chân. Tình trạng này làm biến đổi  kết cấu xương và mô mềm xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bàn chân. Viêm cân gan chân gây ra khó chịu và đau đớn cho trẻ, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và hoạt động hằng ngày.

6. Viêm bao hoạt dịch ngón cái

Khi trẻ mắc bàn chân bẹt, áp lực trên các khớp và xương trong bàn chân không được phân bổ đều, gây tổn thương đến ngón chân cái, dễ dẫn đến các bao hoạt dịch trong khớp bị viêm nhiễm, gây ra cảm giác rất đau đớn cho trẻ. Viêm bao hoạt dịch ngón cái là một trong những bệnh lý phổ biến nhất từ bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.

Bàn chân bẹt có thể dẫn đến bệnh lý viêm bao hoạt dịch ngón cái
Bàn chân bẹt có thể dẫn đến bệnh lý viêm bao hoạt dịch ngón cái

Để điều trị bàn chân bẹt, hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế riêng. Trong đó, sử dụng đế chỉnh hình y khoa được coi là một phương pháp điều trị bàn chân bẹt hiệu quả, an toàn, và không có rủi ro vì không phải dùng thuốc hay phẫu thuật. Phương pháp này giúp giảm đau và hình thành vòm bàn chân tự nhiên cho trẻ.

Bàn chân bẹt ở trẻ được cải thiện rõ rệt khi mang đế chỉnh hình
Bàn chân bẹt ở trẻ được cải thiện rõ rệt khi mang đế chỉnh hình

Tuy nhiên, khi áp dụng phương pháp sử dụng đế chỉnh hình y khoa, bệnh nhân cần xem xét lựa chọn một cơ sở uy tín, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm trong việc tạo ra đế chỉnh hình chứ không nên tụ ý mua đế chỉnh hình trôi nổi trên mạng. Theo các chuyên gia, để tạo ra một đôi đế chỉnh hình hoàn hảo cho từng bệnh nhân, cần đảm bảo sử dụng những thông số chính xác nhất được đo bằng máy móc chuyên nghiệp.

Trải qua hơn 17 năm hoạt động, phòng khám Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC – thành viên của tập đoàn FV đã tiên phong trong việc tạo ra đế chỉnh hình thông qua việc sử dụng công nghệ đo chỉ số lòng bàn chân Cad-Cam đến từ Thụy Sỹ.

Quy trình tạo ra đế chính hình bằng công nghệ Cad-Cam tại phòng khám ACC
Quy trình tạo ra đế chính hình bằng công nghệ Cad-Cam tại phòng khám ACC

Với đội ngũ bác sĩ 100% là người nước ngoài, giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, phòng khám ACC đã điều trị thành công cho nhiều trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Đây là một bài viết nhằm cung cấp thông tin về 6 bệnh có nguyên nhân do bàn chân bẹt mà bạn cần biết. Nếu trẻ nhỏ trong gia đình bạn mắc chứng bàn chân bẹt, hãy ĐẶT HẸN NGAY với Phòng khám ACC để được tư vấn và điều trị theo hướng cá nhân hóa, nhằm mang lại kết quả điều trị tối ưu dựa trên tình trạng bàn chân bẹt của trẻ.

Bài viết liên quan:

> Đế chỉnh hình y khoa – Giải pháp điều trị tối ưu cho bàn chân bẹt

> Cha mẹ cần hiểu đúng về bàn chân bẹt, đừng quá hoang mang

> Người lớn mắc chứng bàn chân bẹt có điều trị khỏi được không?

Nguồn tham khảo:

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fsurg.2022.936720/full

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục