Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân: Phụ huynh nên làm gì?

bác sĩ Luke Hamman
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Luke Hamman
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân khiến nhiều cha mẹ lo lắng không biết trẻ có gặp bệnh lý nghiêm trọng hay không? Trong bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh tìm hiểu rõ nguyên nhân tại sao xuất hiện tình trạng trên cùng cách xử trí phù hợp cho trẻ. Cùng tìm hiểu ngay nhé!   

1. Bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân do đâu?

Trẻ gặp tình trạng đau chân không rõ nguyên nhân có thể do các bệnh lý về xương khớp, chứng bàn chân bẹt,… cụ thể là: 

1.1. Chứng bàn chân bẹt

Đây là tình trạng lòng bàn chân (vòm bàn chân) của trẻ bằng phẳng, không có hõm tự nhiên khi đứng trên mặt sàn bằng phẳng khiến con thường xuyên phàn nàn về các cơn đau ở bàn chân, mắt cá và đầu gối.  

>> Xem thêm: Chứng bàn chân bẹt ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử trí 

1.2. Đau nhức xương tăng trưởng

Đau nhức xương do tăng trưởng thường gặp ở 25% – 40% trẻ em, có thể bắt đầu từ 3 tuổi đến hết tuổi dậy thì. Triệu chứng của đau nhức xương do tăng trưởng là đau ở các cơ, đau mặt trước đùi, đau trong bắp chân (sau gối), đau vào buổi tối (sau một ngày hoạt động), xảy ra trong vài ngày rồi hết hẳn sau đó tái diễn. Khi trẻ gặp dấu hiệu trên, cha mẹ không nên quá lo lắng, bởi bản thân của tình trạng này không nguy hiểm và không cần điều trị. 

>> Dành cho bạn: Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?

1.3. Viêm khớp tự phát thiếu niên

Bệnh viêm khớp tự phát thiếu niên thuộc nhóm bệnh tự miễn, được hiểu là tình trạng viêm khớp mạn tính kéo dài ít nhất 6 tuần, khởi phát bệnh trước 16 tuổi, sau khi nhiễm virus hoặc khuẩn (chlamydia mycoplasma, Streptococcus, Salmonella, Shigella). 

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh này như: trẻ bị sưng đau ở một vài hoặc nhiều khớp như khớp gối, khớp háng, mắt cá chân, khớp tay; kèm theo sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân và các triệu chứng này không giảm đi khi dùng aspirin liều thông thường; phát ban; viêm thanh mạc; viêm màng phổi;… 

1.4. Các nguyên nhân khác

Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân còn có thể do bị thiếu canxi, vận động nhiều, va chạm vật cứng, bệnh nhược cơ, viêm khớp cùng chậu,…

bé bị đau chân không rõ nguyên nhân

Bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân có thể là do chứng bàn chân bẹt, đau nhức xương tăng trưởng, viêm khớp,… 

>> Xem thêm: Viêm đa khớp – Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị

2. Bé bị đau chân không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?

Phụ huynh thưởng bỏ qua các tình trạng đau chân của trẻ nếu các cơn đau nhẹ và không xuất hiện thường xuyên, vì nghĩ rằng do trẻ vận động, chơi đùa quá nhiều. Thế nhưng tình trạng bé hay bị đau chân có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ có khả năng cao bị bàn chân bẹt hoặc các bệnh lý về xương khớp và nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Do đó, khi trẻ thường xuyên than phiền đau chân không rõ nguyên nhân, các cơn đau kéo dài trong nhiều ngày, thì phụ huynh cần đưa con đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời. 

>> Hãy cùng khám phá ngay phòng khám và điều trị bàn chân bẹt hiện đại nhất Đông Nam Á của ACC TẠI ĐÂY.

3. Cách xử trí và khắc phục tình trạng đau chân ở trẻ

Dưới đây là một số cách xử trí và khắc phục tình trạng đau chân của trẻ mà quý phụ huynh không nên bỏ qua: 

3.1. Trường hợp trẻ đau nhức tăng trưởng

Nếu trẻ gặp tình trạng đau nhức xương tăng trưởng, cha mẹ có thể xoa dịu cơn đau của trẻ bằng các biện pháp sau: 

  • Xoa bóp chân: Việc thường xuyên xoa bóp chân nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ giảm cảm giác đau, ngủ ngon giấc hơn. Đặc biệt, trong lúc xoa bóp cha mẹ có thể trò chuyện và vui đùa cùng trẻ giúp con phân tán sự chú ý với cơn đau.  
  • Chườm nóng chân: Chườm nóng có tác dụng giãn cơ và dây chằng, giảm kích thích thần kinh, tăng cường lưu thông máu, nhờ đó giảm đau chân cho bé hiệu quả. Để chườm nóng, cha mẹ sử dụng túi chườm ấm nóng đặt lên vùng chân bị đau của bé. 

>> Xem ngay: Chườm nóng hay chườm lạnh – Đâu là giải pháp tốt nhất?

  • Hạn chế để trẻ hoạt động quá mức: Khi trẻ có các dấu hiệu đau nhức tăng trưởng, cha mẹ nên khuyên trẻ ít hoạt động mạnh bằng cách giới hạn thời gian vui chơi của con, nhờ giáo viên trông coi trẻ lúc đi học,… Cùng với đó, cha mẹ nên cho trẻ tạm ngừng tập luyện đá bóng, võ, chạy nhảy,…  

bé hay bị đau chân không rõ nguyên nhân

Khi trẻ có dấu hiệu của đau nhức tăng trưởng, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh. 

3.2. Trường hợp trẻ mắc bệnh lý xương khớp

Đối với trường hợp bé bị đau chân do các bệnh lý về xương khớp, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Tại đây, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp như: 

  • Sử dụng thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp trẻ bị viêm khớp tự phát thiếu niên, nhược cơ, viêm khớp xương chậu,… có thể dùng thuốc để giảm đau nhức. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời, áp dụng trong thời gian ngắn vì nếu dùng thuốc lâu dài có thể để lại nhiều tác dụng phụ cho trẻ.

>> Tìm hiểu ngay: Các loại thuốc đau nhức xương khớp và tác hại khôn lường

  • Vật lý trị liệu: Nhằm giúp trẻ duy trì tầm vận động tối đa, tránh tình trạng cứng khớp, dính khớp. Bác sĩ có thể thực hiện các biện pháp như sóng ngắn, tia hồng ngoại, tập các bài tập phục hồi chức năng,… 
  • Dùng đế chỉnh hình bàn chân y khoa cho trẻ bị bàn chân bẹt: Đế chỉnh hình bàn chân là một loại đế đặc biệt được thiết kế chính xác để đặt trong giày hoặc gắn trên mặt đế của dép (dép có quai hậu), giúp giữ cho chân ở đúng vị trí, ngăn chặn vòm chân sụp xuống, nhờ đó giảm thiểu những cơn đau chân khác nhau. Việc cho trẻ mang đế chỉnh hình bàn chân kết hợp tập luyện các bài tập sẽ giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, giúp con mau chóng khỏi bệnh. 

nguyên nhân bé bị đau chân

Đế chỉnh hình bàn chân đo đạc theo đúng kích thước lòng bàn chân của trẻ được gắn trực tiếp vào giày giúp điều trị bàn chân bẹt và các vấn đề về bàn chân cho trẻ

Bạn có biết, phòng khám ACC là một trong những đơn vị điều trị bàn chân bẹt uy tín và chất lượng được nhiều phụ huynh tin tưởng. Trong đó phương pháp điều trị bàn chân bẹt với đế chỉnh hình tại ACC nổi bật với nhiều ưu điểm như: 

  • Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn giỏi giúp quá trình kiểm tra, chẩn đoán và đo đạc có được kết quả chính xác. Từ đó tạo ra đế chỉnh hình phù hợp với tình trạng bàn chân bẹt của trẻ.
  • Đế chỉnh hình chất lượng, vật liệu được kiểm nghiệm chặt chẽ cùng kích thước vừa vặn với chân trẻ giúp cải thiện vòm chân hiệu quả. 
  • Hệ thống trang thiết bị, máy móc đầy đủ, tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế như máy đo bàn chân CAD-CAM hỗ trợ quét độ cong của chân và thiết kế đế chỉnh hình. 

bé hay bị đau chân

Với hệ thống máy móc hiện đại cùng bác sĩ đến từ nước ngoài tâm huyết, phòng khám ACC điều trị tật bàn chân bẹt hiệu quả bằng phương pháp đế chỉnh hình, giúp nhiều trẻ giảm đau chân và nâng tầm vận động. 

Phụ huynh có thể đặt lịch hẹn khám tại phòng khám ACC để được các chuyên gia nước ngoài thăm khám và điều trị sớm nhất. 

4. Làm thế nào để ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp ở trẻ?

Để ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, phụ huynh có thể thực hiện một số “bí quyết” sau:

  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất: Cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ, bởi lúc này, con cần được tăng cường các dưỡng chất như chất đạm, vitamin C, vitamin D, canxi,… Một số thực phẩm dinh dưỡng mà cha mẹ có thể bổ sung cho trẻ trong thời gian này như các loại hạt, đậu, sữa, hoa quả,… 
  • Tập thể dục thường xuyên: Phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tập các môn thể thao nhẹ nhàng như tập xe đạp, bơi,… vừa giúp con khỏe mạnh, vừa tăng sự linh hoạt của xương khớp. 
  • Kiểm soát cân nặng, hạn chế để trẻ bị béo phì: Theo các chuyên gia, thừa cân, béo phì là nguyên nhân gây tổn thương và thoái hóa khớp ở trẻ em. Việc cân bằng chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện thể dục là rất quan trọng, theo đó nên hạn chế cho trẻ ăn các đồ chiên, xào, nhiều tinh bột, đường, nước có ga, thức ăn nhanh, cho con đi ngủ đúng giờ,… 
  • Hướng dẫn trẻ thực hiện những thói quen tốt cho xương khớp: Cha mẹ nên khuyên con không mang cặp sách quá nặng, không cúi gằm khi dùng điện thoại (đọc sách), luôn ngồi học đúng đúng tư thế,…

>> Tìm hiểu ngay: Những câu hỏi thường gặp về hội chứng bàn chân bẹt

Hy vọng những thông tin trên đây đã có thể giúp quý phụ huynh không còn phải lo lắng về tình trạng bé bị đau chân không rõ nguyên nhân. Tốt nhất nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có phương hướng điều trị kịp thời, tránh các biến chứng về sau.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục