Võng lưng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa võng lưng

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Luke Hamman

Võng lưng (tật ưỡn lưng cột sống) là một dạng cong vẹo cột sống thường gặp ở mọi độ tuổi. Điều này không chỉ làm dáng người xấu đi, mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tổng thể. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc tại sao lại bị lưng võng, đâu là dấu hiệu và làm thế nào để cải thiện võng lưng? Cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Võng lưng là gì? Cách nhận biết võng lưng

Võng lưng (hay còn gọi là ưỡn cột sống) là một dạng rối loạn cột sống, xảy ra khi các đốt sống vùng thắt lưng cong ra phía trước quá mức. Theo đó, người bị võng lưng rất dễ nhận thấy thông qua các dấu hiệu như:

  • Phần lưng dưới ưỡn cong ra đằng trước rõ rệt so với mông.
  • Thường xuyên bị đau lưng, đặc biệt là đau phần lưng dưới.
  • Di chuyển khá khó khăn.
  • Phần xương chậu bị nghiêng về phía trước quá nhiều, tạo thành tư thế võng lưng ngựa.
  • Người bị võng lưng khi nằm ngửa sẽ tạo một khoảng trống giữa lưng dưới và sàn.
Tình trạng võng lưng
Võng lưng gây ra rất nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
Đau lưng dưới gần mông là bệnh gì, chữa trị được không?

Đau lưng dưới gần mông là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể xảy ra ở bên phải, bên trái hay ở giữa cột sống lưng dưới, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Để có được cách khắc phục phù…

2. Nguyên nhân gây võng lưng

Có nhiều lý do dẫn đến chứng lưng võng, cụ thể:

2.1. Bẩm sinh

Nếu từ khi sinh ra, trẻ đã có sự khiếm khuyết ở bộ phận cột sống thì khi lớn lên, tỷ lệ bị võng lưng rất cao. Bởi theo thời gian, sự khiếm khuyết ở các đốt sống sẽ trượt dần về phía trước gây chèn ép lên dây thần kinh, làm tình trạng ưỡn cột sống nặng hơn.

2.2. Thói quen xấu ảnh hưởng tư thế

Một vài thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như tập gym không đúng tư thế, ngồi quá nhiều, ngồi sai cách một thời gian dài… cũng có thể gây nên tình trạng võng lưng. Còn với nữ giới, lưng bị võng khả năng cao là do đi giày cao gót thường xuyên hoặc hệ quả để lại sau sinh.

Bài viết liên quan:
> Tư thế ngồi đúng để tránh bị đau lưng, cong vẹo cột sống
> Các tác hại của giày cao gót không phải ai cũng biết
> Đau lưng sau sinh mổ do nguyên nhân nào?

2.3. Chấn thương

Nếu bất cứ ai gặp phải chấn thương xảy ra ở phần cột sống thắt lưng (như té ngã từ trên cao, chấn thương thể thao…), làm gãy phần nối các đốt sống và làm cong vẹo vùng thắt lưng thì có nguy cơ cao để lại di chứng võng lưng sau này. Điều này vẫn có thể xảy ra với trẻ nhỏ vì dù còn đang trong quá trình hoàn thiện xương khớp, nhưng việc bị chấn thương đã khiến xương vùng này bị tổn thương và không thể phát triển lành lặn.

Chấn thương vùng lưng khiến lưng bị võng
Chấn thương là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến vùng lưng bị võng.

2.4. Các yếu tố nguy cơ

Ngoài ra, còn một vài yếu tố khác cũng có thể gây ra nguy cơ bị võng lưng như béo phì, loãng xương, nghiện chất kích thích, rối loạn thần kinh – cơ, bị cứng khớp háng hoặc ảnh hưởng hậu phẫu thuật cắt cung sau cột sống cổ.

3. Võng lưng có nguy hiểm không?

Dù không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng võng lưng có thể gây nên nhiều tác hại:

  • Gây mất thẩm mỹ, làm dáng người xấu đi.
  • Ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể như đau cơ đùi, đau xương hông, đau lưng dưới… 
  • Đường cong sinh lý của cột sống thay đổi có thể ảnh hưởng đến việc hô hấp và tiêu hóa, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
  • Thường bị đau lưng và đẩy nhanh quá trình bị thoái hóa cột sống.

4. Võng lưng có chữa được không? 

Bị võng lưng có thể chữa được, nhưng còn tùy thuộc vào triệu chứng, mức độ nghiêm trọng, tuổi tác và sức khỏe tổng thể mà sẽ có các phương pháp chữa trị phù hợp.

Dưới đây là một vài phương pháp mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Mặc áo chỉnh hình cột sống 

Phương pháp này phù hợp với trẻ nhỏ và trẻ vị thành viên vì xương vẫn đang trong quá trình phát triển. Vì vậy, thông qua áo chỉnh hình, các bác sĩ sẽ giúp định hình và uốn nắn xương về đúng đường cong sinh lý, từ đó ngừa nguy cơ bị võng lưng khi lớn lên.

4.2. Các bài tập chữa võng lưng

Để cải thiện phần nào tình trạng bị võng lưng, bạn cũng có thể tập các bài hỗ trợ chữa võng lưng như dưới đây:

Plank

Bài tập này tập trung vào các nhóm cơ trọng tâm, giúp giữ cân bằng cơ thể cũng như định hình lại cột sống.

Cách thực hiện

  • Nằm sấp trên mặt phẳng, hai khuỷu tay và cánh tay chống xuống sàn nhà, hai mũi chân chạm đất.
  • Khóa phần bả vai và giữ sao cho lưng thẳng, song song với mặt đất.
  • Hít thở đều đặn và siết chặt phần cơ đùi.
  • Giữ nguyên động tác này khoảng 4 – 5 giây rồi về tư thế ban đầu. Lặp lại khoảng 10 lần thể thấy rõ hiệu quả.
Bài tập Plank dành cho người võng lưng
Plank là một trong các bài tập cho người võng lưng hiệu quả, có thể luyện tập tại bất cứ đâu.

Arm – Leg Raise

Bài tập Arm – Leg Raise là bài tập nâng chân trong khi lưng nằm thẳng trên sàn, từ đó tác động đến vùng bụng, lưng, cải thiện tình trạng lưng bị võng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa trên sàn, duỗi thẳng chân, hai tay buông thẳng theo thân người, lòng bàn tay úp xuống sàn sao cho toàn bộ thân người tạo thành đường thẳng. 
  • Nhấc nhẹ gót chân khỏi mặt đất, từ từ giơ chân lên cao đến khi chân thẳng đứng.
  • Giữ nguyên tư thế, ép chặt cơ bụng rồi từ từ hạ chân xuống và về lại tư thế ban đầu. Lặp lại động tác khoảng 10 – 20 lần.

Lunge

Bài tập chữa võng lưng Lunge buộc người tập phải có tư thế thẳng lưng, không được khom hay cong vẹo, từ đó tác động lên các khớp cơ thắt lưng, mông, đùi, không chỉ giúp cơ thể bạn khỏe khoắn hơn mà còn cải thiện tình trạng ưỡn cột sống rất tốt.

Cách thực hiện

  • Đứng thẳng người, mở khoảng cách hai chân rộng bằng hông, mũi chân hướng thẳng phía trước.
  • Hai tay thả lỏng dọc theo thân người, chống hông hoặc đan vào nhau và đặt ở trước ngực.
  • Bước chân trái lên trước khoảng 60 – 90cm sao cho bắp chân và đầu gối tạo với nhau một góc vuông 90 độ.
  • Kiễng gót chân lên, ngón chân tiếp xúc mặt sàn. Đồng thời siết chặt phần cơ bụng để giữ thăng bằng khoảng 5 giây.
  • Trở về tư thế ban đầu và lặp lại tương tự với bên còn lại.
Khắc phục võng lưng với bài tập Lunge
Tập Lunge đúng tư thế sẽ giúp cải thiện tình trạng võng lưng hiệu quả.

4.3. Phẫu thuật

Phẫu thuật cột sống là lựa chọn cuối cùng nếu bệnh nhân được nhận định là trường hợp nặng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật và các phương pháp bảo tồn khác không còn mang lại hiệu quả.

Mổ cột sống có nguy hiểm không? Bao lâu thì đi lại được?

Mổ cột sống được biết đến là phương pháp điều trị sau cùng cho các bệnh lý liên quan đến cột sống. Vậy có những phương pháp phẫu thuật nào và có nguy hiểm khi thực hiện không? Xem ngay bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.  1.…

4.4. Nắn chỉnh cột sống Chiropractic

Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp dùng lực nhẹ nhàng để nắn chỉnh cấu trúc cột sống sai lệch về đúng vị trí, từ đó giải phóng sự chèn ép của các dây thần kinh, khôi phục chức năng vận động của cột sống, nhờ đó tình trạng võng lưng cũng dần được cải thiện theo hướng tích cực.

Theo đó, ACC (thành viên của Tập đoàn FV) là phòng khám tiên phong với phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng mà không dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Với đội ngũ bác sĩ nước ngoài hơn 16 năm kinh nghiệm, ACC đã giúp hàng chục nghìn bệnh nhân có lại một cột sống chuẩn đường cong sinh lý và khôi phục chức năng vận động bình thường.

Bác sĩ tại ACC nắn chỉnh cột sống lưng cho bệnh nhân
Bác sĩ Luke Hamman thực hiện nắn chỉnh cột sống thắt lưng giúp điều chỉnh sai lệch cấu trúc cột sống.

Khi đến đây, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám cẩn thận, xem xét bệnh án và tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ gây nên tình trạng võng lưng, sau đó lập ra lộ trình điều trị chuyên biệt, giúp tối ưu thời gian và hiệu quả. ACC cam kết, các liệu trình này được thực hiện chuyên nghiệp như các trung tâm vật lý trị liệu tốt nhất ở Mỹ và châu Âu, mang đến tỷ lệ thành công cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh lưng võng.

Tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng tại ACC
Việc kết hợp Trị liệu thần kinh cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại ACC giúp rút ngắn thời gian điều trị nhưng vẫn đảm bảo mang lại hiệu quả tối ưu.

4.5. Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với máy ATM2

ATM2 (máy vận động trị liệu tích cực) được ứng dụng nhiều trong phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Theo đó, ATM2 có khả năng xác định được những điểm cột sống yếu hay khiếm khuyết, cũng như những múi cơ mất cân bằng, từ đó kích thích cơ thần kinh chuyển động theo cường độ phù hợp. 

Nhờ sự tác động này, máy ATM2 có thể chỉnh sửa các điểm sai lệch tại vùng thắt lưng và cột sống, giúp cơn đau tan biến và tình trạng võng lưng được cải thiện. Hiện nay tại Việt Nam, ACC là trung tâm đầu tiên có ứng dụng công nghệ hiện đại này vào quá trình trị liệu.

Điều trị bệnh cột sống và đĩa đệm hiệu quả với máy ATM2
Thiết bị ATM2 giúp điều trị các bệnh liên quan đến cột sống và đĩa đệm thông qua tư thế đứng thẳng

Cùng với đó, phòng khám ACC còn sử dụng thêm máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, tia laser cường độ cao thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… giúp giảm đau, giảm sưng viêm, hỗ trợ tái tạo tế bào và rút ngắn thời gian phục hồi mà không dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân được chỉ định các bài tập phù hợp để thực hiện tại nhà giúp tăng cường sức mạnh cột sống và ngăn ngừa tái phát.

Trên đây là những thông tin xoay quanh tình trạng võng lưng cũng như cách điều trị giúp bạn khôi phục lại một cột sống khỏe mạnh và một chiếc lưng thẳng thẩm mỹ. Để đảm bảo hiệu quả cũng như tiết kiệm thời gian chữa trị, bạn có thể tìm hiểu thêm về phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng tại ACC nhé!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục