Trẻ đau nhức chân về đêm có sao không? Có cần đi khám?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Aubrey C. Gail

Tình trạng trẻ bị nhức mỏi chân vào ban đêm xảy ra do nhiều yếu tố, với mức độ đau và tần suất khác nhau. Nếu không được thăm khám và chẩn đoán từ sớm thì cơn đau kéo dài dai dẳng sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Do đó, bố mẹ cần chú ý biểu hiện của trẻ để tìm ra nguyên nhân và khắc phục đúng cách.

1. Nguyên nhân trẻ đau mỏi chân về đêm và dấu hiệu kèm theo

Dưới đây là những nguyên nhân trẻ em bị nhức chân về đêm thường gặp nhất:

1.1. Do đau xương tăng trưởng

Đau tăng trưởng (growing pain) là tình trạng đau nhức cơ thường xuất hiện vào buổi chiều hoặc tối và biến mất vào buổi sáng, xảy ra do trẻ có những hoạt động tích cực trong ngày như chạy, nhảy, leo núi… Sở dĩ trẻ hay đau mỏi vào ban đêm vì đây là thời điểm xương phát triển nhanh nhất, do chịu tác động của hormone tăng trưởng GH (thường tiết ra nhiều vào buổi đêm). Khi các cơ không theo kịp tốc độ phát triển của xương sẽ khiến cơ bị co giãn, gây cảm giác đau.

Đây là tình trạng phổ biến trong 2 giai đoạn tăng trưởng cao điểm ở trẻ là 3 – 5 tuổi và 8 – 12 tuổi. Trong đó, biểu hiện khi bị đau tăng trưởng để bố mẹ phân biệt với các bệnh lý khác gồm: trẻ bị mỏi chân về đêm kèm theo đau nhức ở mặt trước của bắp đùi, phía sau đầu gối và cả phần bắp chân. Cơn đau kéo dài trong vài ngày, ít lâu lại tái phát nhưng chỉ ảnh hưởng cơ mà không tác động đến khớp. Một số trẻ có thêm biểu hiện đau bụng hoặc đau đầu.

>> Bài viết xem nhiều: Cách hết đau đầu nhanh chóng không dùng thuốc

Trẻ bị đau nhức chân về đêm do cơn đau tăng trưởng
Đau tăng trưởng gây nhức chân vào ban đêm có thể làm trẻ thức giấc, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhìn chung, đau tăng trưởng là một hiện tượng sinh lý tự nhiên trong giai đoạn trẻ phát triển, chỉ diễn ra ở phần cơ và cảm giác đau kéo dài từ 10 đến 30 phút. Do đó, cơn đau tăng trưởng không gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao, sức khỏe cũng như khả năng vận động của trẻ nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Trường hợp đau kèm theo những dấu hiệu bất thường như đau nặng, khó vận động, chuột rút, sốt cao… thì có thể cảnh báo tình trạng bệnh lý nguy hiểm, cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

Có thể bạn quan tâm:
> Cách tăng chiều cao cho trẻ an toàn và hiệu quả
> Những bài tập hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ

1.2. Do viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng viêm một hoặc nhiều khớp ở vị trí nối giữa xương cùng và khung xương chậu. Bệnh lý này thường xảy ra ở trẻ do bị chấn thương, té ngã làm tác động lên khớp xương cùng hoặc các dây chằng bao quanh dẫn đến viêm.

Cơn đau viêm khớp cùng chậu xuất hiện nhiều ở lưng dưới, hông, mông và chạy dọc xuống chân. Đặc biệt, đau nặng hơn mỗi khi trẻ di chuyển lên cầu thang, chạy bộ, đi bộ bước dài hoặc đứng im một chỗ quá lâu.

1.3. Do bệnh nhược cơ

Nhược cơ là một bệnh lý tự miễn liên quan đến sự rối loạn dẫn truyền tại các điểm nối thần kinh – cơ, thường ảnh hưởng ở các nhóm cơ vận nhãn, cơ nhai, cơ hô hấp, cơ mặt, cơ tứ chi. Mặc dù không quá phổ biến nhưng bệnh nhược cơ có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng và độ tuổi nào.

Nếu nhận thấy bé bị nhức chân vào ban đêm kèm theo triệu chứng sụp mi mắt, mệt mỏi, có xu hướng rũ đầu xuống phía dưới, tay chân vận động chóng mỏi, thậm chí có cảm giác khó thở thì có thể là dấu hiệu trẻ đã mắc bệnh nhược cơ.

Bệnh nhược cơ khiến trẻ bị mỏi chân về đêm
Các triệu chứng của bệnh nhược cơ tiến triển tăng dần từ sáng đến chiều làm cản trở trẻ vận động, thậm chí không thể nhấc nổi tay, chân.

1.4. Do viêm khớp phản ứng sau viêm họng

Viêm khớp phản ứng (còn gọi là hội chứng Reiter) là dạng bệnh lý viêm nhiễm ở nhiều khớp, có thể lan viêm đến da, mắt hoặc các cơ quan khác. Đối tượng mắc bệnh thường là người ở độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trẻ em mắc phải tình trạng này do khớp bị nhiễm khuẩn sau các đợt viêm họng. Nếu cha mẹ không đưa trẻ đi khám mà tự ý mua thuốc điều trị hoặc để bệnh tự khỏi, thì viêm họng có thể chuyển biến chứng gây sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác khiến trẻ bị mỏi chân về đêm.

1.5. Do bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là hiện tượng lòng bàn chân (vòm bàn chân) bằng phẳng, không có hõm cong tự nhiên khi đứng trên mặt sàn. Khi trẻ đến độ tuổi từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện. Ở giai đoạn này, nếu hõm bàn chân của trẻ vẫn chưa phát triển thì trẻ đã mắc chứng bàn chân bẹt.

Thời gian đầu bàn chân bẹt không gây đau nên nhiều phụ huynh chủ quan bỏ qua. Nhưng đến một thời điểm nào đó, khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng thì trẻ sẽ đau mắt cá chân, đau đầu gối – kèm theo đau khớp háng, đau thắt lưng. Từ đó dẫn đến khả năng vận động của trẻ bị hạn chế, chạy nhảy dễ bị ngã do bàn chân không đủ linh động.

Bàn chân bẹt
Bàn chân bẹt không chỉ làm trẻ đau nhức, gặp khó khăn trong lúc chạy nhảy mà còn ảnh hưởng đến dáng đi khiến trẻ thiếu tự tin.
Dành cho bạn:
> Bàn chân bẹt có nguy hiểm không?
> Hướng dẫn cách kiểm tra dấu hiệu bàn chân bẹt ở trẻ
> Bố mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ bị bàn chân bẹt?

2. Trẻ bị đau nhức chân về đêm, khi nào cần đi khám?

Thông thường, trẻ bị đau chân vào ban đêm xảy ra ở cả hai chân là biểu hiện của đau tăng trưởng thì không cần đi khám mà có thể áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà. Ngược lại, nếu cơn đau chỉ diễn ra ở một bên chân và ngày càng đau dữ dội, kèm theo các triệu chứng khác như sốt, chán ăn, đi khập khiễng, mất ngủ/ngủ không ngon giấc… thì có thể đó là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám để được chẩn đoán nguyên nhân.

Chữa bệnh cơ xương khớp ở đâu tốt? Địa chỉ phòng khám uy tín

Địa chỉ phòng khám xương khớp ở đâu tốt, uy tín hiện nay là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bởi đau xương khớp không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn khó chữa dứt…

3. Cách chữa trị chứng đau nhức chân ở trẻ nhỏ

Để giúp trẻ xoa dịu cơn đau và giảm khó chịu, phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp hỗ trợ tại nhà như sau:

– Dùng thuốc

Nếu cơn đau xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc, tuyệt đối không cho trẻ dưới 12 tuổi dùng aspirin vì có nguy cơ gây ra hội chứng Reye.

– Vật lý trị liệu từ các thiết bị hiện đại

Việc luyện tập nhóm cơ bàn chân là điều thiết yếu để trẻ cải thiện cơn đau nhức mỏi. Trong đó, các chuyên gia đánh giá cao hiệu quả của phương pháp vật lý trị liệu sử dụng sóng âm, ánh sáng, nhiệt, vận động cơ học… Sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại sẽ giúp giảm co thắt cơ, tê cứng chân, ngăn ngừa các biến dạng khớp và hỗ trợ vận động cho bệnh nhân mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Hiện nay, ACC là phòng khám Chuyên khoa Trị liệu thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng được nhiều bệnh nhân trong và ngoài nước tin tưởng lựa chọn. Không chỉ có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm, tất cả phòng khám ACC đều trang bị hệ thống vật lý trị liệu hiện đại với sự hỗ trợ của nhiều thiết bị tiên tiến như: Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS; máy vận động trị liệu tích cực ATM2; sóng xung kích Shockwave

Đặc biệt, phòng khám ACC còn mang đến liệu trình phục hồi chức năng Pneumex PneuBack hiện đại. Với phác đồ điều trị gồm 7 bước cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị tiên tiến như thiết bị rung PneuVibe Pro, bàn giảm áp xung động PneuVibro, ghế tập phục hồi cơ bắp PneuBack Chair, liệu trình Pneumex PneuBack giúp tăng cường sức mạnh các nhóm cơ bị yếu, phục hồi chức năng vận động hiệu quả.

Chương trình tập luyện tại ACC
Chương trình trị liệu Pneumex PneuBack bao gồm bảy bước với sự góp mặt của bốn loại máy giảm áp có thiết kế linh hoạt, hỗ trợ giảm áp cho nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

– Chữa đau bàn chân bẹt ở trẻ bằng đế chỉnh hình chuyên dụng

Đế chỉnh hình có dạng như một miếng lót giày, có tác dụng tái tạo vòm, nâng đỡ bàn chân và ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả điều trị tối ưu, cha mẹ nên đưa trẻ đến các đơn vị chữa bàn chân bẹt uy tín để đo kích thước bàn chân và làm riêng cho bé một đế chỉnh hình phù hợp, thay vì lựa chọn các đế bán sẵn trên thị trường.

Tại phòng khám ACC, các bác sĩ giàu kinh nghiệm kiểm tra chính xác độ bẹt bàn chân của trẻ bằng công nghệ định vị và đo lòng bàn chân CAD-CAM hiện đại từ Thụy Sỹ. Từ các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ đánh giá độ cong của chân và độ cao cần thiết cho lõm bàn chân, để thiết kế đế chỉnh hình có kích thước lẫn độ cứng phù hợp. Mặt khác, đế chỉnh hình ACC còn được chế tạo từ vật liệu cao cấp, đem lại sự mềm mại và linh hoạt cho bàn chân của trẻ khi di chuyển.

>> Tìm hiểu thêm về đế chỉnh hình bàn chân TẠI ĐÂY <<

Đo bàn chân cho trẻ bằng công nghệ CAD CAM hiện đại
Dựa theo kết quả phân tích cùng lưu ý của bác sĩ về thể trạng đặc thù của trẻ nhỏ, một chiếc đế chỉnh hình “đo ni đóng giày” hoàn hảo nhất sẽ được tạo ra.

– Chườm ấm chân vào ban đêm giảm đau

Cách chữa đau bàn chân ở trẻ đơn giản là sử dụng túi chườm hoặc chai nước ấm nóng (đã đậy nắp cẩn thận) đặt lên vùng chân bị đau. Lưu ý, cha mẹ nên chườm trước lúc đi ngủ hay khi trẻ kêu đau, không nên chườm trong lúc trẻ đang ngủ có thể sơ suất để quên gây bỏng da.

– Xoa bóp, massage chân

Nếu bé bị nhức chân vào ban đêm không ngủ được, cha mẹ nên giúp trẻ giảm đau bằng cách xoa bóp, massage nhẹ nhàng để kéo giãn cơ chân. Thao tác massage không chỉ kích hoạt hệ thống thần kinh sản xuất nhiều Endorphin để làm dịu căng thẳng và xua tan cảm giác đau mỏi chân, mà còn giúp trẻ cải thiện tuần hoàn, góp phần giữ cho các cơ, mô khỏe mạnh.

Xoa nắn chân cho bé
Bố mẹ có thể xoa nắn chân nhẹ nhàng giúp con quên đi cảm giác đau để dễ ngủ hơn.

– Hạn chế hoạt động mạnh ban ngày

Trẻ em bị nhức chân về đêm trong giai đoạn tăng trưởng cần giảm bớt các hoạt động mạnh như chạy nhảy, đá bóng vào ban ngày. Đồng thời bố mẹ nên khuyên trẻ có giờ nghỉ giải lao khi chơi thể thao và nên chơi nhiều môn thể thao khác nhau, nhằm tránh làm các cơ bị hoạt động quá mức gây căng cơ về đêm.

– Cân bằng dinh dưỡng, không tự ý bổ sung canxi

Song song thực hiện các cách trị đau mỏi chân, phụ huynh đừng quên lưu ý xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng cho trẻ. Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả, sữa, các loại hạt… để trẻ hấp thu được nhiều dưỡng chất như chất đạm, canxi, vitamin D, vitamin C. Tránh tự ý bổ sung canxi cho con qua dược phẩm khi không có sự chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Tựu trung, tùy vào nguyên nhân gây đau mà có cách điều trị trẻ bị đau nhức về đêm khác nhau. Do đó, điều quan trọng là cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để chẩn đoán nguyên nhân chính xác, tránh để bệnh trở nặng sẽ rất khó điều trị và tốn kém nhiều chi phí. Để không phải chờ lâu khi khám bệnh, phụ huynh có thể ĐĂNG KÝ LỊCH KHÁM BỆNH TẠI ACC, các nhân viên hỗ trợ sẽ liên hệ sớm nhất có thể.

Bài viết liên quan:
> Trẻ đi nhón chân có bình thường không? Cần lưu ý gì?
> Đau nhức xương khớp ở người trẻ nguyên nhân do đâu?
> Đau nhức xương khớp bàn chân là dấu hiệu bệnh gì?
> Đau bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục