Dấu hiệu cảnh báo triệu chứng thoát vị đĩa đệm cổ thường dễ nhận ra, tuy nhiên cũng dễ nhầm lẫn so với nhiều bệnh lý khác. Do vậy, bệnh nhân thường chủ quan, dẫn đến tình trạng bệnh tiến triển xấu đi.
1. Dấu hiệu nhận biết triệu chứng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Theo thông tin từ Báo Sức khỏe và Đời sống, cột sống ở vùng cổ có vai trò nâng đỡ phần đầu, cho phép chúng ta thực hiện các hành động như cúi, ngửa cổ, nghiêng đầu sang hai bên và xoay đầu 180 độ. Cột sống cổ bao gồm tổng cộng 7 đốt sống được đánh số từ C1 đến C7. Những đốt sống này được phân tách bằng các đĩa đệm, có nhiệm vụ giảm xóc và ngăn sự va chạm giữa các đốt sống.
Tham khảo từ Wikipedia, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm thoát ra gây chèn ép rễ dây thần kinh và tủy sống. Hay nói cách khác đây là tình trạng đĩa đệm bị ép, lồi ra khỏi vị trí bình thường giữa các đốt sống. Vị trí đĩa đệm bị thoát vị thường nhất là các đốt sống cổ C5-C6 và C6-C7.

Các triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm có thể thay đổi tùy theo vị trí thoát vị và cách cơ thể phản ứng với cơn đau. Đối với thoát vị đĩa đệm cổ, các triệu chứng có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau như sau:
- Biểu hiện phổ biến nhất của bệnh lý này là cảm giác đau vùng cổ lan rộng xuống cánh tay và ngón tay. Triệu chứng này cũng có thể xuất hiện xung quanh bả vai hoặc vùng lân cận.
- Các hoạt động liên quan đến di chuyển đầu hoặc cúi cổ có thể gây ra cảm giác đau.
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng chuột rút, nghĩa là các ngón tay bị co cơ bất tự chủ.
- Theo đó, bệnh nhân có thể cảm thấy tê ngứa, châm chích, mất cảm giác ở cánh tay, khả năng cao yếu cơ ở những vùng như cơ bắp tay trước, cơ bắp tay sau và khả năng nắm tay bị hạn chế.

>Xem ngay các bài tập dành cho bệnh thoát vị đĩa đệm cổ TẠI ĐÂY
- Cơn đau xuất hiện bất ngờ, hầu như không liên quan đến chấn thương.
- Ngoài ra, một số người nhận thấy cơn đau giảm xuống khi đặt tay ở vị trí cao hơn phía sau đầu. Tư thế này dường như giúp giảm áp lực lên dây thần kinh bị ảnh hưởng, nhờ đó người bệnh cảm thấy triệu chứng đau được giảm.
Nhìn chung, biểu hiện của thoát vị đĩa đệm rất đa dạng và có thể thay đổi từ người này sang người khác. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác và kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn.
>Xem thêm: Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến việc mang thai không?
2. 3 cách chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phổ biến
Thông thường, trong quá trình thăm khám, người bệnh sẽ trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về một số thói quen sinh hoạt, bất kỳ chấn thương hoặc sự cố trước đây. Nhờ đó bác sĩ có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh và nguyên nhân gây đau. Tiếp theo, bệnh nhân sẽ được kiểm tra chuyên sâu, xác định nguồn gốc cơn đau và kiểm tra xem có bất kỳ sự yếu cơ hoặc tê liệt nào hay không. Bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm hình ảnh sau đây:
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là xét nghiệm sử dụng từ trường và sóng vô tuyến, cung cấp hình ảnh chi tiết các mô mềm của cột sống. Khác với tia X, dây thần kinh và đĩa đệm được hiển thị rõ. Quan sát phim chụp MRI có thể phát hiện đĩa đệm nào bị hỏng hoặc có đang chèn ép dây thần kinh hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là một xét nghiệm không xâm nhập, sử dụng tia X và máy tính để tạo ra các hình ảnh hai chiều của cột sống. Xét nghiệm này đặc biệt hữu ích giúp xác nhận phần đĩa đệm nào đang gặp vấn đề.
Chụp X-quang thể hiện phần xương cột sống, cho bác sĩ biết chúng có đang gần nhau quá không hoặc bệnh nhân có các triệu chứng viêm khớp, gai xương hoặc gãy xương hay không. Tuy nhiên, không thể chẩn đoán khả năng thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ chỉ với mỗi xét nghiệm này.

> Giải đáp cùng chuyên gia: Thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?
3. Phương pháp tối ưu điều trị thoát vị đĩa đệm cổ hiện nay
Tùy vào triệu chứng và nguyên nhân gây đau thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ mà bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Một số biện pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến như thuốc giảm đau, mẹo dân gian hay phẫu thuật được nhiều người sử dụng.
Tuy vậy, lạm dụng thuốc giảm đau có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan thận… Các “mẹo dân gian” phổ biến ngày nay hầu như chưa được kiểm chứng khoa học rõ ràng, do vậy có thể khiến người bệnh gặp rủi ro khi thực theo các phương pháp này. Ngoài ra, phẫu thuật chỉ là lựa chọn cuối cùng cho những trường hợp thoát vị đĩa đệm cổ quá nặng, các biện pháp bảo tồn không còn tác dụng, bệnh nhân và người nhà cũng nên cân nhắc những tiềm ẩn phẫu thuật gây ra.
>Đọc thêm: Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Có biến chứng gì không?
Ngày nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp được áp dụng rộng rãi với ưu điểm có thể điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm, không dùng thuốc hay phẫu thuật. Bằng thao tác tay nhẹ nhàng, các đốt sống sai lệch được trả về vị trí ban đầu, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh, giúp bệnh nhân giảm triệu chứng đau, khôi phục khả năng vận động một cách tự nhiên.
Với hơn 17 năm kinh nghiệm, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong tại Việt Nam sử dụng liệu pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây đau, đẩy nhanh quá trình hồi phục, đã tiếp nhận điều trị cho hàng ngàn bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.
Chị Thường (ngụ tỉnh Thanh Hóa), mắc chứng đau đầu, chóng mặt và mất ngủ đã nhiều năm, chị đã chạy chữa ở nhiều nơi tuy nhiên kết quả không mấy khả quan. Tình cờ chị được biết đến bác sĩ Eric Balderree (phòng khám ACC) thông qua một chương trình tư vấn sức khỏe, chị nhanh chóng sắp xếp thời gian và công việc để tìm đến bác sĩ Eric. Trớ trêu thay, đến khi chị đã có thể sắp xếp thời gian để tiếp nhận điều trị thì bác sĩ Eric lại quyết định chuyển công tác về chi nhánh 99 Nguyễn Du, TP. HCM.
Lúc này, người đồng hành điều trị cùng chị Thường là bác sĩ Erik W. Waardenburg tại ACC chi nhánh Hà Nội. Sau khi được thăm khám chi tiết, chị Thường được chẩn đoán bị sai lệch khớp gây chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh tại vị trí cột sống cổ C5-C6, C6-C7 và cột sống thắt lưng L4-L5, L5-S1. Ngay lập tức, bác sĩ Erik lên phác đồ điều trị cho chị Thường bài bản theo từng giai đoạn, đảm bảo hiệu quả điều trị toàn diện nhất. Phác đồ điều trị không dùng thuốc, không phẫu thuật được sử dụng cho chị Thường bao gồm:
- Trị liệu thần kinh cột sống giúp khắc phục tình trạng đốt sống bị sai lệch, đưa chúng về vị trí ban đầu, từ đó giảm đau, sưng, viêm một cách tự nhiên
- Máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS
- Tia laser thế hệ IV
- Phương pháp vật lý trị liệu bổ trợ
- Máy trị liệu vận động tự chủ ATM 2
Nhờ sự kiên trì điều trị, chỉ sau 3 tuần, tính trạng đau cổ của chị Thường diễn biến tích cực, chị dần lấy lại cuộc sống vui vẻ, thoải mái vì không còn phải chịu đựng cơn đau kéo dài nữa.

>Xem ngay liệu trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và lưng không dùng thuốc, không phẫu thuật của chị Thường tại phòng khám ACC:
Điều trị thành công đau lưng do thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Nếu bạn hay người nhà đang có triệu chứng cảnh báo thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, LIÊN HỆ NGAY với phòng khám ACC để được tư vấn và hỗ trợ! Đặt hẹn lịch thăm khám với các bác sĩ cơ xương khớp hàng đầu Việt Nam TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo:
> Thoát vị đĩa đệm cổ C3-C4 và những điều bạn cần biết sớm hơn
> Phân biệt thoát vị đĩa đệm và thoái hóa cột sống
> Nguy cơ thoát vị đĩa đệm khi chơi thể thao cần lưu ý