Viêm khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

bac-si-will-gunson-update-0903
Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Will Gunson
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Viêm khớp gối có dấu hiệu nhận biết sớm là các cơn đau nhức kèm theo cứng khớp mỗi khi ngủ dậy hay khi thời tiết thay đổi. Tuy nhiên điều này lại bị nhiều người xem nhẹ và bỏ qua dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.

1. Viêm khớp gối là gì?

Khớp gối là nơi tiếp giáp của ba xương chính, gồm: xương đùi, xương bánh chè và xương ống chân. Giữa các đầu xương có một lớp sụn bao phủ. Sụn là một dạng mô trơn có bề mặt mịn, dễ trượt, giúp các khớp cử động trơn tru, đồng thời giữ vai trò như chất đệm ở khớp xương. Tại đây còn tồn tại mô hoạt dịch trải dài trên khớp, sản sinh dung dịch bôi trơn khớp (còn gọi là chất nhờn) và cung cấp dưỡng chất cho sụn.

Viêm khớp gối là tình trạng phần xương sụn trơn bị mòn đi, trở nên xù xì và thô ráp. Khi đó, các khớp xương sẽ cọ xát vào nhau chặt hơn, ma sát nhiều, việc hấp thụ các chấn động ở sụn khớp giảm đi, gây đau và vận động khó khăn.

viêm khớp gối là gì
Bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ bị viêm ở khớp gối nhưng phổ biến nhất là những người trong độ tuổi sau 45

2. Các giai đoạn viêm khớp gối

Khớp gối bị viêm thường diễn biến âm thầm, phát triển qua 4 giai đoạn: 

  • Giai đoạn sớm: Kết quả X-quang cho thấy những đốt gai nhỏ xuất hiện ở vùng gối, sụn có tổn thương nhẹ.
  • Giai đoạn nhẹ: Khớp gối phát triển nhiều gai hơn, lớp sụn chen giữa xương mỏng dần. Triệu chứng bắt đầu được nhận thấy rõ nhưng chỉ thoáng qua khiến người bệnh thường chủ quan.
  • Giai đoạn giữa: Khoảng cách đầu xương hẹp lại, sụn tổn hại nặng có thể nhìn rõ qua X-quang. Ở giai đoạn này người bệnh cảm thấy đau và khó khăn trong vận động hàng ngày.
  • Giai đoạn nặng: Khoảng cách khớp giữa các xương rất hẹp, xương chồng lên xương, sụn bị vỡ nhiều hoặc mất đi hoàn toàn, dịch còn rất ít. Một số trường hợp nặng, xương còn bị biến dạng.
các giai đoạn viêm khớp gối
Các giai đoạn viêm khớp đầu gối

3. Nguyên nhân viêm khớp gối

Viêm khớp gối có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như:

3.1. Tuổi tác

Tuổi càng lớn, xương khớp càng thoái hóa và nguy cơ mắc các bệnh lý cơ xương khớp càng cao. Vì vậy, viêm khớp gối là một bệnh lý không thể tránh khỏi khi cao tuổi do chức năng tạo sụn và chất nhờn ở khớp bị suy yếu dần.

3.2. Bệnh lý về khớp gối 

Ngoài do tuổi tác, khớp gối còn có thể bị viêm đau do các bệnh lý:

Thoái hóa khớp gối

Bệnh này có thể xuất phát từ quá trình lão hóa tự nhiên hoặc các yếu tố khác như tai nạn, vận động quá sức, ăn uống không đủ chất, thói quen ngồi xổm,… Cơn đau thường xuất hiện ở mặt trước và trong khớp gối, mỗi khi gấp duỗi chân sẽ nghe thấy tiếng lụp cụp. Hơn nữa, cơn đau còn tăng lên khi vận động. 

Viêm khớp dạng thấp

Bệnh này gây ảnh hưởng đến màng hoạt dịch, sụn khớp, đầu xương dưới sụn dẫn đến đau khớp, cứng khớp. Lâu dần gây nên tình trạng biến dạng khớp hay dính khớp.

Tìm hiểu: Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khác nhau ra sao?

Bàn chân bẹt

Đây là tình trạng lòng bàn chân bằng phẳng, không có vòm cong tự nhiên như bình thường. Chứng bàn chân bẹt gây căng thẳng cho các dây chằng bên đầu gối, làm cho khớp gối dễ bị lệch và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.

3.3. Chấn thương

Chấn thương đầu gối có thể xuất phát từ tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay chấn thương khi chơi thể thao. Đây là loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Một số loại chấn thương có thể gây nên viêm khớp gối gồm:

Bong gân

Bong gân gây nên tổn thương ở một vài bó sợi hay giãn dây chằng (nhưng không làm đứt dây chằng). Cơn đau sẽ đi kèm với máu bầm tụ lại quanh khớp và vùng bị bong gân nóng lên.

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch là túi đựng chất lỏng, lót đệm ngoài khớp gối, có tác dụng giúp dây chằng và gân có thể hoạt động trơn tru. Chấn thương ở đầu gối khiến bao hoạt dịch bị viêm, có thể dẫn đến khớp gối bị cứng và đau.

Trật khớp

Đây là tình trạng đầu xương bị lệch, gây sưng và đau. Những người thường chơi thể thao có thể bị trật khớp chày đùi hay trật xương bánh chè.

Trật khớp gối có nguy hiểm không? Nên xử lý như thế nào?

Trật khớp gối là tình trạng không thể xem thường. Theo một nghiên cứu được đăng trên NCBI (Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ), người bị trật khớp gối có nguy cơ phải cắt cụt chi nếu bị tắc nghẽn mao mạch chân. Do…

3.4. Bệnh gout

Bệnh gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong thận, khiến tăng axit uric trong máu. Theo thời gian, acid uric tích tụ lại, gây hình thành các tinh thể nhỏ tại các khớp xương gây nên chèn ép dây thần kinh cảm giác. Bệnh này không những biểu hiện ở ngón chân cái mà còn có thể ảnh hưởng đến khớp gối.

3.5. Thừa cân béo phì

Béo phì là căn bệnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng không kém gì ung thư hay bệnh tim. Béo phì tạo áp lực lên khớp đầu gối, về lâu dài có thể dẫn đến viêm khớp gối. Ngoài ra, với những người đã bị sẵn các bệnh về khớp xương thì thừa cân sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm tồi tệ.

4. Bệnh thường gặp ở đối tượng nào?

Những người có nguy cơ bị viêm khớp gối bao gồm:

  • Người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên).
  • Người lao động chân tay, thường xuyên đứng lâu (trên 2 giờ/ngày), khuân vác đồ nặng, gấp gối và đi nhiều (hơn 3km/ngày).
  • Phụ nữ có khả năng mắc bệnh viêm khớp gối cao hơn đàn ông. Vì theo thống kế, có 10% nam giới và 13% nữ giới trong độ tuổi trên 60 mắc bệnh này.
  • Người thừa cân, béo phì cộng thêm lối sống lười vận động.
  • Người có tiền sử gia đình bị viêm khớp gối.
  • Người thường xuyên căng thẳng thì cơ thể sẽ liên tục sản sinh hóa chất gây căng thẳng thần kinh, gây nên phân hủy hệ thống miễn dịch và làm tăng nguy cơ viêm khớp hay đau khớp.
  • Những vận động viên thể thao đã từng bị chấn thương đầu gối như vỡ sụn khớp, trật khớp xương bánh chè, vỡ xương,..

Có thể bạn quan tâm: Viêm khớp gối ở trẻ em và những điều cần biết

5. Triệu chứng của viêm khớp gối

triệu chứng viêm khớp gối
Sưng đỏ vùng da vùng da quanh khớp là một trong những triệu chứng của viêm khớp gối

Một số triệu chứng của viêm khớp gối như sau:

  • Đau vào buổi sáng khi ngủ dậy.
  • Khi ấn vào đầu gối có cảm giác hơi nóng và xảy ra vào sáng sớm hoặc khi ngủ trưa.
  • Cứng khớp kéo dài 10-30 phút, phải dùng tay xoa bóp mới cử động được.
  • Mỗi khi gập duỗi đầu gối sẽ nghe thấy tiếng kêu lụp cụp, răng rắc.
Các khớp kêu lục cục nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Hỏi: Tôi năm nay 20 tuổi, đang là sinh viên. Tôi hoàn toàn khỏe mạnh nhưng đôi khi xuất hiện tình trạng các khớp kêu lục cục nghe rất rõ. Vậy có phải tôi đang mắc bệnh xương khớp không? Giải đáp: Tình trạng các khớp kêu rắc rắc hay…

6. Viêm khớp gối có nguy hiểm không?

Viêm khớp gối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh. Thời gian đầu bị bệnh nếu không được phát hiện sớm hay có cách điều trị không phù hợp thì lâu dần bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 3 và 4, trở nên nguy hiểm hơn với các biến chứng như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp hay dính khớp.
  • Chức năng vận động suy giảm dần.
  • Thấp khớp cấp, gây tổn thương van tim và dẫn đến các bệnh về tim mạch.
  • Tàn phế, bại liệt.

Xem các biến chứng chi tiết TẠI ĐÂY

7. Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp gối có thể được chẩn đoán thông qua những phương pháp sau: 

  • Kiểm tra triệu chứng: Bác sĩ sẽ kiểm tra tầm vận động của khớp, sự biến dạng khớp hay những dấu hiệu bất thường khác.
  • Xét nghiệm: Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm dịch khớp sẽ giúp phát hiện những điểm bất thường của khớp gối. Tùy vào tình trạng của bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách xét nghiệm phù hợp.

8. Phương pháp điều trị viêm khớp gối

Nguyên tắc điều trị viêm khớp gối thường là giảm đau và phục hồi chức năng của khớp gối, giúp người bệnh vận động linh hoạt hơn. Có nhiều phương pháp điều trị như:

Giảm cân (đối với bệnh nhân bị béo phì): Việc giảm cân sẽ giúp giảm áp lực lên đầu gối và hạn chế cơn đau đầu gối. 

Tập thể dục: Vận động thường xuyên và nhẹ nhàng giúp khớp dẻo dai hơn.

Dùng thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau là cách điều trị khá phổ biến để đối phó với các cơn đau do viêm khớp gối như thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và Paracetamol (Acetaminophen). Đây là 2 loại thuốc giảm đau thông dụng không kê đơn. Lưu ý, việc uống thuốc cần có sự chỉ định của bác sĩ nếu không có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Ngoài ra cách này chỉ có tác dụng tạm thời và cơn đau có thể tái phát.

Những điều cần biết trước khi dùng thuốc trị viêm khớp gối

Viêm khớp gối gây ra những cơn đau nhức và sưng tấy vô cùng khó chịu. Để khắc phục, nhiều người bệnh đã tự ý dùng thuốc trị viêm khớp. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc này có thể gây nhiều hệ lụy khôn lường cho người bệnh. 1.…

Phẫu thuật: Đây dường như là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả giảm đau như mong muốn. Thế nhưng cách này có nhiều rủi ro và thời gian lành vết thương cũng lâu hơn.

Hiện nay tại Việt Nam, có rất nhiều trường hợp người cao tuổi và cả người trẻ sau khi sử dụng liệu trình điều trị tại phòng khám ACC, họ đã có những chuyển biến tích cực, các cơn đau xương khớp không còn và phục hồi chức năng đi lại bình thường. Liệu trình điều trị viêm khớp gối tại ACC là sự kết hợp của các phương pháp như:

  • Trị liệu thần kinh cột sống: Các bác sĩ của ACC sẽ nắn chỉnh những cấu trúc sai lệch làm gia tăng áp lực lên khớp gối, giải phóng chèn ép, giúp khôi phục cấu trúc khớp gối và cột sống tự nhiên, xoa dịu cơn đau mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
  • Vật lý trị liệu: Bác sĩ ACC sẽ thiết kế riêng các bài tập tốt cho cấu trúc khớp gối phù hợp với tình trạng của mỗi bệnh nhân.
  • Chỉnh hình bàn chân: Cách này giúp định hình lại cấu trúc bàn chân, tạo cân bằng ở khớp gối.
  • Sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao: Phương pháp này tác động đến các điểm đau, thúc đẩy quá trình tái tạo mô và tế bào sụn khớp, giảm chứng sưng viêm.
  • Bổ sung Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM, các chất khoáng, vitamin để phục hồi sụn và các mô mềm bị tổn thương.
  • Tư vấn các phương pháp luyện tập cũng như phương pháp sống khoa học để duy trì sức khỏe lâu dài.

Bài viết liên quan: Đau khớp gối ở người già do đâu và cách chăm sóc hiệu quả?

điều trị viêm khớp gối tại ACC
Bệnh nhân đau khớp gối được trị liệu laser cường độ cao thế hệ IV

Thái độ ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị, do đó nếu thấy chuyển biến tích cực, bệnh nhân không được tự ý dừng liệu trình. Hãy tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh sẽ không còn lo sợ các cơn đau tái phát.

9. Cách phòng ngừa viêm khớp gối

Viêm khớp gối là căn bệnh phổ biến, không chừa một ai. Mỗi chúng ta cần chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây bệnh như:

  • Kiểm soát cân nặng ổn định, tránh tăng cân nhiều với tốc độ nhanh.
  • Không mang vác vật nặng.
  • Bổ sung các dưỡng chất và vitamin tốt cho sức khỏe khớp gối.
  • Tư thế đúng trong sinh hoạt và lao động.
  • Tập thể dục điều độ, không tập luyện với cường độ quá mạnh.
  • Sử dụng thực phẩm chức năng bảo vệ xương khớp.
Viêm khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Viêm khớp gối là một trong những dấu hiệu sớm nhất của các bệnh lý về xương khớp, có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Bệnh gây ra các cơn đau nhức âm ỉ kèm theo cứng khớp khiến vận động trở nên…

Viêm khớp gối nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng sau này. Chính vì vậy, nếu xuất hiện những dấu hiệu viêm khớp gối bạn nên đến gặp bác sĩ sớm đồng thời tiếp cận đúng phương pháp điều trị để chữa dứt điểm bệnh cũng như tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc. Để hiểu hơn về điều trị viêm khớp gối đúng cách, mời bạn cùng xem cuộc trò chuyện cùng bác sĩ Wade Brackenbury (Chuyên gia Trị liệu Thần kinh Cột sống ACC):

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục