Đau nhức xương khớp ở người trẻ do đâu? Cảnh báo bệnh gì?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Timothy Gallivan

Đau nhức xương khớp ở người trẻ ngày càng có dấu hiệu gia tăng. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như thoái hóa khớp, loãng xương, viêm khớp dạng thấp… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và cả chức năng vận động về sau.

1. Nhận biết triệu chứng đau nhức xương khớp

Tùy theo nguyên nhân hoặc bệnh lý xương khớp mà triệu chứng đau nhức của mỗi người có thể khác nhau. Nhìn chung, hầu hết người bị đau nhức xương khớp đều xuất hiện những triệu chứng sau:

  • Đau và nhức khớp, đặc biệt là khi cử động.
  • Đau sau khi vận động quá mức hoặc sau thời gian dài không hoạt động.
  • Khi sờ vào vị trí khớp bị đau cảm thấy hơi cứng, sưng tấy và khá đỏ.
  • Khả năng vận động của khớp bị đau nhức không còn linh hoạt như trước (ví dụ người bị đau khớp gối khó gập hoặc duỗi đầu gối hơn so với người bình thường).
đau nhức xương khớp ở người trẻ
Những cơn đau khớp có thể xuất hiện khi người bệnh vừa thức dậy

2. Nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp là tình trạng phổ biến ở người từ trung niên trở lên. Tuy nhiên trong những năm gần đây, số lượng người trẻ xuất hiện các triệu chứng đau nhức xương khớp ngày càng nhiều. Điều này có thể xuất phát do lối sống, tính chất công việc, tiền sử gia đình… cụ thể:

2.1. Thừa cân, béo phì

Cân nặng và các vấn đề về xương khớp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Cân nặng quá mức có thể gây áp lực cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và cột sống. Điều này cũng khiến cho những người bị thừa cân, béo phì là nhóm đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp nhất.

Cảnh báo: Béo phì chính là nguyên nhân gây đau lưng?

Theo báo cáo của Bộ Y Tế Việt Nam, có đến khoảng 25% dân số nước ta bị thừa cân, béo phì. Không chỉ có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp... người bị béo phì còn phải đối mặt với các chứng…

2.2. Lối sống ít vận động

Do tính chất công việc phải ngồi hàng giờ trước máy tính, ngày càng nhiều người ít có thời gian vận động hay tập luyện thể thao. Điều này khiến cho gân, cơ, dây chằng trở nên yếu và lỏng lẻo, từ đó khiến vị trí khớp xương dễ bị sai lệch hơn. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau nhức xương khớp ở người trẻ.

ít vận động khiến người trẻ dễ bị đau nhức
Với đặc tính ngồi nhiều, ít vận động, dân văn phòng có tỷ lệ đau xương khớp rất cao

2.3. Tập luyện hoặc vận động quá mức

Trái ngược với nguyên nhân trên, tính chất công việc của một số người lại khiến họ phải vận động nhiều, thậm chí là với cường độ cao. Những đối tượng này thường là huấn luyện viên phòng gym, vận động viên hoặc những người làm những công việc lao động chân tay thường xuyên khuân vác, bưng bê vật nặng.

Lúc này, các cơ và khớp luôn trong tình trạng chịu lực quá tải nên rất dễ bị đau nhức. Ngoài ra, việc lặp đi lặp lại một động tác tại cùng một khớp thì dễ dẫn đến nguy cơ giãn dây chằng và mòn bề mặt sụn, từ đó càng đẩy nhanh quá trình thoái hóa sụn khớp.

2.4. Yếu tố di truyền

Một số người bẩm sinh đã có khiếm khuyết di truyền ở một trong những gen chịu trách nhiệm tạo ra sụn. Điều này khiến tốc độ thoái hóa khớp của họ nhanh hơn người bình thường. Bạn có thể dễ dàng nhận biết điều này nếu người thân trong gia đình bạn (bố, mẹ, anh/chị/em…) bị thoái khớp ngay khi còn trẻ.

2.5. Từng bị chấn thương trong quá khứ

Nếu từng bị tai nạn hoặc chấn thương do chơi thể thao trong quá khứ, bạn sẽ có nguy cơ bị viêm khớp rất cao. Ví dụ, nếu từng bị tổn thương đầu gối do ngã xe, bạn sẽ có thể có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp gối. Vì thế, những cơn đau nhức xương khớp mà bạn gặp ở hiện tại có thể là hệ quả của tai nạn hoặc chấn thương trước đó.

14 cách phòng tránh chấn thương trong thể dục thể thao

Chấn thương trong thể thao là điều có thể xảy ra với bất kỳ ai, kể cả vận động viên chuyên nghiệp. Tùy vào mức độ va đập, các chấn thương có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau, tuy nhiên đều gây đau đớn và khó chịu, nếu…

3. Đau nhức xương khớp ở người trẻ cảnh báo bệnh gì?

Nhiều người trẻ thường có tâm lý chủ quan khi xương khớp bị đau nhức vì cho rằng tình trạng này có thể tự khỏi. Thế nhưng thực tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về xương khớp nguy hiểm, cụ thể:

3.1. Thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là tình trạng gây ra bởi sự hao mòn sụn hoặc rách sụn do tổn thương. Bệnh có xu hướng ngày càng trầm trọng khi tuổi của người bệnh tăng lên. Tuy nhiên, thoái hóa khớp vẫn có thể xuất hiện khi người bệnh còn trẻ do các thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý…

Bên cạnh đau nhức xương khớp, bạn có thể nhận biết tình trạng thoái hóa khớp nếu thấy khớp bị cứng, không còn linh hoạt và cảm giác như xương ma sát vào nhau mỗi khi vận động.

3.2. Viêm khớp dạng thấp

Nếu tình trạng đau nhức khớp bạn đang gặp phải có tính chất đối xứng, xuất hiện liên tục cả ngày, tăng lên về đêm và gần sáng, thậm chí dù có nghỉ ngơi thì cơn đau vẫn không thuyên giảm thì rất có thể bạn đã bị viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp) là một dạng bệnh rối loạn tự miễn. Tình trạng này xảy ra do hệ miễn dịch tấn công nhầm các tế bào khớp khỏe mạnh, từ đó gây ra gây sưng đau ở những bộ phận chịu ảnh hưởng.

> Tìm hiểu thêm về viêm khớp dạng thấp XEM TẠI ĐÂY

3.3. Bệnh gút (gout)

Theo thống kê, cứ 4 người khám cơ xương khớp được chẩn đoán mắc bệnh gút thì có từ 1 đến 2 người trong độ tuổi 30 – 40. Đáng chú ý, tỉ lệ này ngày càng gia tăng và độ tuổi người bị mắc bệnh gút cũng đang trẻ dần.

So với những bệnh lý xương khớp khác, dấu hiệu đau nhức xương khớp của gút thường chỉ xuất hiện dữ dội ở 1 khớp (đặc biệt là khớp ngón chân cái). Đồng thời, bệnh còn khởi đầu đột ngột với tình trạng sưng, nóng và đỏ.

bệnh gout gây ra những cơn đau nhức
Đau nhức xương khớp ở người trẻ có thể gây ra bởi bệnh gút

4. Làm gì khi bị đau nhức xương khớp?

Khi xuất hiện đau nhức xương khớp, bạn không nên chủ quan. Thay vào đó, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị đau nhức xương khớp phổ biến hiện nay gồm:

4.1. Sử dụng thuốc

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp giảm đau nhức do các vấn đề về xương khớp gây ra. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý sử dụng mà cần có sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây nhiều hệ quả ảnh hưởng đến sức khỏe về sau:

  • Thuốc uống: Những thuốc giảm đau không kê đơn gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen. Những loại thuốc này phù hợp để giảm đau nhức khớp tạm thời cho trường hợp nhẹ đến trung bình. Trong trường hợp các cơn đau nhức của bạn trở nên dữ dội, bạn sẽ cần những loại thuốc uống được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc bôi: Thuốc có chứa capsaicin có thể được thoa lên vùng da ở khớp bị đau nhức để giảm đau. Thuốc bôi có thể sử dụng một mình (đơn độc) hoặc kết hợp với thuốc uống.
  • Thuốc tiêm: Có 2 loại thuốc tiêm giảm đau phổ biến hiện nay là axit hyaluronic và steroid. Tuy nhiên khi sử dụng steroid, bạn cần cẩn thận bởi sử dụng chúng quá thường xuyên có thể gây tổn thương khớp.

4.2. Chườm nóng, chườm lạnh

Chườm nóng và lạnh luân phiên rất hữu ích cho các trường hợp: viêm xương khớp, chấn thương do tập luyện thể thao hoặc DOMS (Delayed Onset Muscle Soreness – đau nhức cơ bắp khởi phát chậm).

Khi xuất hiện những cơn đau nhức xương khớp do những bệnh lý trên, đầu tiên bạn nên chườm lạnh để giảm đau. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, hãy tiếp tục đến chườm nóng để các mạch máu giãn nở, thúc đẩy tuần hoàn giúp các mô bị thương có thể nhanh chóng lành lại.

Tuy nhiên, những người bị tăng huyết áp hoặc bệnh tim nên thận trọng khi áp dụng phương pháp điều trị này.

4.3. Châm cứu

Châm cứu cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh ra hormone endorphin. Đây là loại hormone tự nhiên do cơ thể sản xuất để giảm đau và giảm căng thẳng. Do đó, châm cứu thường được kết hợp với những phương pháp khác để điều trị các vấn đề về xương khớp.

4.4. Phẫu thuật

Phẫu thuật thay khớp thường được thực hiện khi tình trạng tổn thương khớp (khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay…) quá nặng hoặc người bệnh không đáp ứng tốt với các biện pháp điều trị trước đó. Tuy nhiên, phương pháp này tồn tại rất nhiều rủi ro như nhiễm trùng vết thương, tổn thương các dây thần kinh xung quanh khớp, thay khớp thất bại…. Do đó, không phải trường hợp đau nhức xương khớp ở người trẻ cũng được bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

Cần lưu ý rằng, việc tự ý dùng thuốc hay phẫu thuật đều mang đến rất nhiều rủi ro về sức khỏe cho người điều trị. Vì thế hầu hết bác sĩ đều khuyến khích bệnh nhân nên chủ động thay đổi lối sinh hoạt ngày như ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tập thể dục đều đặn ở mức vừa đủ, tránh xa những món ăn vặt chứa nhiều chất béo xấu,… để cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp một cách an toàn.

TOP 9 thực phẩm tốt cho xương khớp không thể bỏ qua

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc xương khớp qua chế độ ăn uống là vấn đề rất cần thiết. Mỗi người chúng ta nên lựa chọn các loại thực phẩm tốt cho xương khớp vào bữa ăn hàng ngày, nhằm giúp xương khớp luôn chắc khỏe và dẻo dai, tránh…

4.5. Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)

Cơ chế điều trị của Chiropractic là sử dụng lực tay để nắn chỉnh và đưa cấu trúc xương, khớp về đúng vị trí ban đầu. Đồng thời, phương pháp nắn chỉnh cũng giúp giảm áp lực lên dây thần kinh và mô mềm xung quanh khớp, từ đó giúp tình trạng đau nhức ở các khớp thuyên giảm dần dần và biến mất mà không cần đến thuốc hay phẫu thuật.

Tại Việt Nam, phòng khám ACC là một trong những đơn vị tiên phong ứng dụng Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) và đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân bị đau cột sống, đau nhức xương khớp (kể cả người trẻ tuổi).

Để giúp người bệnh sớm quay trở về cuộc sống thường ngày, các bác sĩ của phòng khám ACC còn kết hợp những biện pháp để đẩy nhanh tốc độ hồi phục của các khớp như:

điều trị bệnh cơ xương khớp tại ACC
Bác sĩ tại ACC đang điều trị đau khớp gối cho bệnh nhân

5. Cách phòng bệnh đau nhức xương khớp ở người trẻ tuổi

Tình trạng người trẻ thường xuyên bị đau nhức xương khớp đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần:

  • Chú ý điều chỉnh tư thế làm việc khoa học. Ví dụ đối với những người làm việc văn phòng, khi ngồi cần điều chỉnh sao cho phần vai được thả lỏng, lưng giữ thẳng và tựa vào ghế.
  • Sau 1 đến 2 tiếng làm việc, bạn nên đứng lên đi lại, vận động nhẹ nhàng để các cơ được thư giãn.
  • Lựa chọn hình thức luyện tập phù hợp sức khỏe bản thân với cường độ vừa phải. Tránh tập luyện quá mức có thể khiến tình trạng đau nhức xương khớp tồi tệ hơn.
  • Giảm cân nếu cân nặng của bạn vượt chuẩn để giảm áp lực cho khớp.

Ngày càng nhiều người trẻ phải đối mặt với tình trạng đau nhức xương khớp vô cùng khó chịu. Không chỉ là dấu hiệu của việc chăm sóc bản thân sai cách, đau nhức xương khớp ở người trẻ còn cảnh báo nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm. Vì thế khi xuất hiện những cơn đau nhức bất thường, người trẻ không nên chủ quan mà nên đến bác sĩ khoa xương khớp để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: 

> Nguyên nhân gây tê nhức mỏi tay chân và cách khắc phục

> Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người già và cách chữa trị hiệu quả

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục