15 sự thật thú vị về cột sống con người có thể bạn chưa biết

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Will Gunson

Là một bộ phận cơ thể quan trọng nhưng có những sự thật thú vị về cột sống mà không phải ai cũng biết. Hãy cùng ACC khám phá những “bí mật” thú vị về cột sống con người để hiểu rõ và có cách chăm sóc, bảo vệ kịp thời, ngăn ngừa những bệnh lý cột sống nguy hiểm thường gặp.

1. Cột sống là gì?

Cột sống (xương sống) là một chuỗi có cấu tạo gồm 32 – 34 đốt sống, được ngăn cách bởi các đĩa đệm. Cột sống giúp kết nối các bộ phận của hệ thống cơ xương lại với nhau, nhờ đó có thể nâng đỡ toàn bộ cơ thể.

1.1. Các đoạn của cột sống

Một cột sống gồm 3 đường cong sinh lý tạo thành hình chữ “S”. Những đường cong này sẽ tiếp nhận tác động từ bên ngoài đến cơ thể, giúp bảo vệ cột sống khỏi các chấn thương. Dựa trên cấu tạo, cột sống của con người được chia thành 5 đoạn, bao gồm:

Đoạn cổ: Bao gồm 7 đốt sống trên cùng ở vùng cổ, với thân đốt sống nhỏ, được ký hiệu từ C1 đến C7.

Đoạn ngực: Đoạn này gồm 12 đốt sống ngực, có các mỏm gai dài với cấu tạo hơi uốn cong ra ngoài.

Đoạn thắt lưng: 5 đốt sống (L1 đến L5) tạo nên phần dưới của cột sống. Phần này kết nối với khung xương chậu, chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể, nhất là khi mang vác vật nặng. Ở đoạn này, các đốt sống to và rộng bề ngang, cuống sống dày.

Đoạn cùng: Đây là đoạn xương nối với hông, được ký hiệu từ S1 đến S5. Đoạn cùng cũng là nơi tiếp giáp với xương chậu.

Đoạn cụt: Gồm 3 đến 5 đốt xương nằm ở phần dưới cùng của cột sống. Chúng hợp nhất với nhau tạo thành xương cụt có hình tam giác.

Cấu tạo của cột sống
Cấu tạo cột sống gồm 5 đoạn, trải dài từ C1 đến đoạn cụt

1.2. Cấu tạo của cột sống

Một số bộ phận cấu thành nên cột sống gồm:

Đốt sống: Các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo thành ống sống. Đây là phần khoang rỗng chứa tuỷ sống và các rễ thần kinh.

Khớp cung đốt sống: Các khớp xương nhỏ nằm ở mặt sau mỗi đoạn cột sống là cầu nối giữa các đốt sống, giúp cơ thể chuyển động linh hoạt và vặn người, xoay người dễ dàng.

Đĩa đệm: Những đĩa đệm tròn, phẳng nằm giữa các đốt sống hoạt động như bộ giảm xóc của cột sống. Cấu tạo của đĩa đệm bao gồm lớp vỏ bao xơ bên ngoài và nhân nhầy dạng gel (chất nhầy) bên trong.

Tuỷ sống và dây thần kinh: Tủy sống là một cột chứa dây thần kinh nằm trong ống sống. Dây này kéo dài từ hộp sọ đến phần lưng dưới với số lượng gồm 31 đôi dây thần kinh tủy sống phân nhánh qua các lỗ gian sống. Các dây thần kinh này có vai trò truyền dẫn tín hiệu từ não bộ thông qua tuỷ sống đến các bộ phận khác trong cơ thể.

Các mô mềm: Cơ bắp liên kết với xương tạo thành một hệ vận động thống nhất, chịu trách nhiệm cho khả năng chuyển động của cơ thể và bảo vệ cột sống ổn định. Sự liên kết này là nhờ hệ thống gân (kết nối các bó cơ với xương) và dây chằng (kết nối các đốt sống).

1.3. Chức năng của cột sống

Cột sống có bốn chức năng chính như sau:

  • Bao bọc và bảo vệ tủy sống trong ống sống.
  • Chịu trọng lượng của cơ thể lên trên khung xương chậu.
  • Tạo thành trục trung tâm của cơ thể.
  • Hỗ trợ cơ thể chuyển động linh hoạt.

2. 15+ sự thật thú vị về cột sống con người

Cột sống là một bộ phận vô cùng quan trọng của cơ thể con người và rất quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, xoay quanh vẫn còn rất nhiều sự thật về cột sống khá mới lạ mà không phải ai cũng biết.

2.1. Cột sống rất linh hoạt

Cột sống có thể mềm dẻo là do các dây chằng đàn hồi và các đĩa đệm cột sống
Mặc dù cột sống được tạo thành từ một chuỗi xương, nhưng sở dĩ nó có thể mềm dẻo là do các dây chằng đàn hồi và các đĩa đệm cột sống

Một trong những lý do khiến bạn có thể uốn cong cơ thể tạo thành hình vòng cung đó là nhờ sự linh hoạt và co giãn của cột sống. Nếu tách cột sống ra khỏi cơ thể, nó có thể uốn cong tạo thành ⅔ vòng tròn.

2.2. Cột sống hoạt động độc lập với não

Bộ não của bạn được kết nối với tủy sống. Tuy nhiên, tủy sống không nhận tất cả các lệnh từ não. Theo một số nghiên cứu, các đốt xương có thể hoạt động hoàn toàn độc lập, qua đó, tuỷ sống sẽ gửi tín hiệu trực tiếp đến cơ mà không cần thông qua não.

2.3. Hút thuốc lá ảnh hưởng đến cột sống, gia tăng các cơn đau lưng

Các nghiên cứu cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ bị đau lưng cao hơn so với những người còn lại. Lượng Nicotine trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu, từ đó làm chậm quá trình chữa lành chấn thương và làm sức mạnh của xương suy giảm. Đây cũng chính là lý do mà bạn nên bỏ thuốc lá.

2.4. Thói quen dùng điện thoại gây ra áp lực lớn lên cổ

Thói quen dùng điện thoại gây ra áp lực lớn lên cổ

2.5. Tủy sống của bạn có thể lưu trữ ký ức về cơn đau

Một sự thật thú vị về cột sống là khi bạn bị đau dữ dội, chẳng hạn như đập tay vào cửa, thì không chỉ bộ não của bạn sẽ ghi nhớ nó mà cả cơ thể của bạn cũng vậy. Các tế bào thần kinh trong tủy sống sẽ mang tín hiệu đau đến các dây thần kinh ở bàn tay bị thương trong vài ngày. Do đó, bàn tay của bạn sẽ cảm thấy nhạy cảm hơn, đến mức chỉ cần một cái chạm nhẹ cũng sẽ kích thích và có phản ứng khó chịu.

2.6. Chúng ta mất một vài đốt sống khi già đi

Khi mới sinh ra đời, cột sống của chúng ta có 32 – 34  đốt sống, nhưng hầu hết khi về già chỉ còn 26 đốt sống. Lý giải cho điều này, trong giai đoạn trưởng thành, một số đốt sống hợp nhất với nhau và tạo thành xương cùng (mặt sau của xương chậu) và xương cụt. Do đó, đừng quá ngạc nhiên khi về già, chúng ta sẽ mất đi một vài đốt sống.

2.7. Bạn cao hơn vào buổi sáng và khi ở trong không gian

Chúng ta thường cao hơn 1cm vào buổi sáng
Chúng ta thường cao hơn 1cm vào buổi sáng

Các phi hành gia trở về từ không gian cao hơn 3% so với trước khi khởi hành. Nhờ môi trường không trọng lực, đĩa sụn sẽ nở ra hơn.

Ngoài ra, vào buổi sáng, bạn cũng sẽ cao hơn do cột sống trải qua 8 giờ không chịu tác động của trọng lực (thời gian ngủ). Sau một ngày dài hoạt động, sức nặng của cơ thể tạo lực nén lên đĩa đệm. Do đó, ban đêm là thời gian để chúng được thư giãn, từ đó gây ra hiện tượng bạn có chiều cao nhỉnh hơn vào sáng sớm.

2.8. Tai nạn xe hơi là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương tủy sống

Thực tế là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau lưng, đặc biệt là các vấn đề về tủy sống là do tai nạn xe cơ giới. Theo thống kế, tai nạn xe là tác nhân dẫn đến 47% trong tổng số ca chấn thương tủy sống.

2.9. Đau lưng ảnh hưởng đến 90% dân số

Đau lưng là một triệu chứng xảy ra vô cùng phổ biến trên thế giới. Theo các chuyên gia, chúng ta gần như không thể tránh khỏi cơn đau lưng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

2.10. Khi ngồi bạn cũng đang tạo áp lực lớn lên cột sống

Các tư thế ngồi khác nhau gây áp lực khác nhau lên cột sống

2.11. Con người và hươu cao cổ có số lượng đốt sống cổ bằng nhau

Cả người và hươu cao cổ đều có bảy đốt sống cổ ở cổ.

2.12. Con người là động vật có vú duy nhất bị cong vẹo cột sống

Không có động vật có vú nào khác bị cong vẹo cột sống. Ngoài ra, phụ nữ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này hơn nam giới.

Vẹo cột sống

Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện kịp thời và áp dụng cách chữa vẹo cột sống phù hợp, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây…

2.13. Cột sống có thể chịu sức nặng lớn

Cột sống rất khỏe và bền bỉ. Trong thực tế, nó có thể chịu được hàng trăm ký áp suất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cần một lực lớn hơn 3.000 Newton để làm gãy cột sống cổ, tương đương với lực gây ra khi một chiếc xe hơi nặng hơn 200kg tông sầm vào tường với vận tốc 48km/h.

2.14. Trọng lượng tuỷ sống chỉ có 35gr

Có 13,5 triệu tế bào thần kinh trong tủy sống. Tuy nhiên, tuỷ sống chỉ nặng khoảng 35 gram. Trung bình tuỷ sống dài 45cm ở nam và 43cm ở nữ.

2.15. Phần đốt sống đầu tiên của cổ được gọi là Atlas

Đốt sống trên cùng của cổ (phần duy nhất không có thân đốt sống) được gọi là Atlas. Điều này xuất phát từ Atlas thần thoại Hy Lạp, người đã nâng đỡ cả bầu trời, (giống như gánh trọng lượng của đầu).

Có thể thấy, cột sống là một bộ phận rất quan trọng, không chỉ là phần trụ cột để nâng đỡ toàn bộ cơ thể mà còn giúp truyền tín hiệu thần kinh đến nhiều cơ quan khác. Tuy nhiên, cột sống rất dễ bị tổn thương và suy yếu bởi các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, đi đứng hay ngồi làm việc sai tư thế, khuân vác nặng hay va chạm khi chơi thể thao, té ngã… Chính vì vậy, việc chủ động bảo vệ, chăm sóc, kiểm tra sức khỏe cột sống định kỳ vô cùng cần thiết, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý liên quan đến cột sống như cong vẹo, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống

Theo chia sẻ của bác sĩ tại ACC, bệnh lý cột sống được phát hiện càng sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao, thời gian phục hồi bệnh nhanh và người bệnh sớm có thể quay lại cuộc sống bình thường.

Tầm soát sức khỏe cột sống định kỳ tại phòng khám ACC
Tầm soát sức khỏe cột sống định kỳ tại phòng khám ACC

Hiện nay tại Việt Nam, ACC là đơn vị tiên phong chữa trị các bệnh xương khớp và cột sống theo phương pháp bảo tồn, nổi bật là Trị liệu Thần kinh Cột sống đang được áp dụng rộng rãi tại Mỹ và nhiều nước Châu Âu. Phương pháp điều trị tại ACC được đánh giá cao bởi hiệu quả mang lại và tính an toàn nhờ không cần phẫu thuật, không dùng thuốc.

Trị liệu Thần kinh cột sống kết hợp Vật lý trị liệu, Phục hồi chức năng là liệu trình điều trị tối ưu tại ACC giúp chữa dứt điểm cơn đau và khôi phục chức năng vận động, Đồng thời chúng tôi còn đưa ra lời khuyên giúp bệnh nhân chỉnh sửa các thói quen sinh hoạt hằng ngày để ngăn ngừa bệnh tái phát.

Không chỉ vậy, ACC còn có 100% đội ngũ bác sĩ nước ngoài được đào tạo bài bản, giàu kinh nghiệm, theo dõi sát sao và đồng hành cùng bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Đến nay, sau hơn 15 năm hoạt động, ACC đã thăm khám và chữa trị thành công cho rất nhiều người bệnh gặp phải các vấn đề về cột sống, cơ xương khớp nhờ phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng. Rất nhiều trường hợp đã có những chuyển biến tích cực về sức khỏe chỉ sau vài tuần điều trị tại ACC.

Bên cạnh thăm khám và điều trị bệnh, bác sĩ tại ACC còn đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích về chế độ ăn uống, lối sống để giúp phòng ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Cột sống là bộ phận trụ cột cho cơ thể con người. Do đó, khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cột sống, hãy liên hệ ngay với phòng khám ACC để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục