Vì sao thoát vị đĩa đệm gây mất ngủ và thiếu ngủ triền miên?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Rất nhiều bệnh nhân của phòng khám ACC chia sẻ rằng khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, họ luôn cảm thấy đau lưng, rất khó xoay trở khi nằm, khiến chưa bao giờ có giấc ngủ sâu, dẫn đến tình trạng thường xuyên mất ngủ, ngủ không đủ giấc và thiếu tỉnh táo khi làm việc ban ngày. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân.

Hãy cùng phòng khám ACC tìm hiểu thêm thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm và lý giải vì sao thoát vị đĩa đệm gây mất ngủ và thiếu ngủ triền miên. 

1. Đi tìm nguyên nhân thoát vị đĩa đệm gây mất ngủ

Bác sĩ Hoisang Gong của phòng khám ACC nhấn mạnh, các cơn đau nhức, tê bì chân tay do thoát vị đĩa đệm sẽ gây khó ngủ, mất ngủ. Lý do là quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra ban đêm, đĩa đệm được bù nước sẽ tăng thể tích dẫn tới chèn ép sâu hơn vào dây thần kinh, gây ra các cơn đau khó chịu, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt của người bệnh.

Khi giấc ngủ bị gián đoạn trong thời gian dài do đau lưng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần người bệnh, dẫn đến kém tập trung, uể oải, từ đó chất lượng sống giảm sút đáng kể, hay cáu gắt.

Mất ngủ vì đau lưng, nguy cơ cho sức khoẻ và tinh thần của bạn

Chẳng hạn như trường hợp của chị L.T.A (32 tuổi, ngụ quận 5 TP.HCM), suốt 2 tháng qua không đêm nào được ngủ thẳng giấc như trước kia. Ban ngày làm việc thì không sao nhưng cứ đến nửa đêm về sáng là lưng lại đau nhức rất khó chịu, xoay trở mình cũng rất khó khăn, sáng ngồi dậy cũng không nổi. Tuần gần đây, cơn đau bắt đầu lan xuống cả mông và chân sau khi thức dậy, thậm chí thi thoảng ban ngày khi làm việc nhà, chị cũng bắt đầu cảm thấy đau ở lưng, đặc biệt là khi cúi người để lau dọn nhà cửa. Không chỉ thiếu tỉnh táo do mất ngủ về đêm, chị A. còn cảm thấy rất khó chịu khi cơn đau cứ âm ỉ và còn gây tê bì ở chân.

Có những ngày làm việc căng thẳng, ngồi lâu trên bàn làm việc, cơn đau càng nhiều hơn. Đến lúc không thể chịu nổi tình trạng này, chị A. nhờ ông xã chở đi khám và được các bác sĩ ACC tiến hành các bước kiểm tra, thăm khám chi tiết và đưa ra chẩn đoán chị A. bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

2. Thoát vị đĩa đệm còn gây ra những biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời

Các chuyên gia của phòng khám ACC khuyến cáo ngay khi có các dấu hiệu và triệu chứng thoát vị đĩa đệm đầu tiên, người bệnh cần thăm khám sớm để được tư vấn điều trị kịp thời. Nhiều trường hợp phát hiện muộn và chữa trị sai cách sẽ làm giảm cơ hội khỏi bệnh và dẫn đến nhiều hệ lụy nặng nề cho sức khỏe, thậm chí tàn phế suốt đời.

>>> Xem thêm: Giải đáp bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Chị A. là trường hợp phát hiện và điều trị kịp thời nên sau thời gian kiên trì với liệu trình điều trị bằng phương pháp Chiropractic kết hợp vật lý trị liệu đặc biệt của phòng khám ACC, chị đã bớt đau và tìm lại giấc ngủ ngon và sâu như trước đây.

3. Điều trị thoát vị đĩa đệm ra sao để cải thiện giấc ngủ? Phương pháp nào tối ưu và hiệu quả nhất?

3.1 Điều chỉnh lối sống:

Điều đầu tiên người bệnh thoát vị đĩa đệm cần dành thời gian nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc. Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cần tập các môn thể dục nhẹ nhàng như  yoga, bơi lội, đi bộ hoặc đạp xe đúng cách.

3.2 Điều chỉnh tư thế nằm ngủ phù hợp:

Theo các bác sĩ chuyên khoa trị liệu thần kinh cột sống ACC, với trường hợp của chị A. cần lưu ý tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm để giảm áp lực chèn ép lên các đĩa đệm và đảm bảo giấc ngủ tốt.

Các tư thế thích hợp bao gồm:

  • Nằm nghiêng và co gối để kéo giãn cột sống và hỗ trợ cơ chân
  • Nằm nghiêng và kê gối giữa hai chân với gối nhỏ để giữ đường cong sinh lý của cột sống
  • Nằm sấp và kê gối (hoặc chăn) dưới bụng để giảm áp lực lên cột sống cổ
  • Nằm ngửa và kê gối dưới chân để hỗ trợ vùng lưng.
  • Riêng tư thế nằm sấp không được đánh giá cao do tác động tiêu cực đến tim và phổi.
cách kê gối khi nằm ngủ cho người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Cách kê gối khi nằm ngủ cho người thoát vị đĩa đệm thắt lưng

3.3 Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm:

Hiện nay có một số phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến, như tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng cột sống, dùng thuốc Tây, áp dụng bài thuốc Đông y, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, châm cứu giảm đau do đĩa đệm bị thoát vị… Mỗi phương pháp vừa nêu có những ưu và nhược điểm riêng.

Thời gian gần đây, ngày càng nhiều bệnh nhân tìm hiểu và tiếp cận phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống Chiropractic. Đây được cho là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm hiện đại với nhiều ưu điểm: an toàn, không dùng thuốc, không phẫu thuật và áp dụng cho tất cả bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, mọi đối tượng (ngay cả với người già, trẻ em hay phụ nữ mang thai).

Ở phương pháp này, các bác sĩ chuyên môn sẽ dùng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng để điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh. Các bác sĩ sử dụng một lực nhỏ nên rất hiếm khi gây đau đớn hay khó chịu. Từ đó, giúp cột sống lấy lại đường cong sinh lý ban đầu, phục hồi khả năng vận động linh hoạt cho vùng khớp và giảm đau hiệu quả mà không cần can thiệp thuốc hay phẫu thuật..

4. Hiệu quả chữa thoát vị đĩa đệm tại phòng khám ACC ra sao?

Thời gian qua, rất nhiều bệnh nhân thoát vị đĩa đệm được phòng khám ACC chữa khỏi thành công nhờ liệu trình kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic và phương pháp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng hiện đại, giúp duy trì hiệu quả lâu dài và đẩy nhanh tốc độ hồi phục.

Buổi tập trị liệu Pneumex PneuBack tại ACC

(Xem thêm các phương pháp điều trị của ACC https://acc.vn/phuong-phap-dieu-tri-ket-hop-acc/)

Ngoài Chiropractic, khoa Vật Lý Trị Liệu Phục Hồi Chức Năng cũng là thế mạnh của ACC với chương trình điều trị cá nhân hóa, giúp mang lại sự phục hồi chức năng toàn diện phù hợp với tình trạng bệnh lý riêng biệt của từng bệnh nhân. Các thiết bị vật lý trị liệu được đầu tư ngày càng hiện đại, như máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave, trị liệu Pneumex Pneuback… Liệu trình được thực hiện chuyên nghiệp như các trung tâm vật lý trị liệu tốt nhất ở Mỹ và châu Âu, có tỷ lệ thành công cao trong việc hỗ trợ điều trị các chứng đau cấp và mạn tính, bệnh lý cột sống và các chấn thương xương khớp.

Bạn đọc vừa xem qua bài viết lý giải nguyên nhân vì sao thoát vị đĩa đệm gây mất ngủ và thiếu ngủ triền miên cho người bệnh.

Cần được tư vấn và thăm khám bệnh thoát vị đĩa đệm tại phòng khám ACC, bạn có thể liên hệ và đặt hẹn ngay!

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục