Giãn dây chằng lưng xảy ra vô cùng phổ biến, có rất nhiều trường hợp đau cột sống thắt lưng xuất phát từ tình trạng này. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, bệnh giãn dây chằng có thể khiến khớp xương trở nên lỏng lẻo và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống.
1. Đau lưng do giãn dây chằng là gì?
Giãn dây chằng lưng là nguyên nhân hàng đầu gây ra những cơn đau ở vùng thắt lưng.
Cột sống của con người bao gồm 33 đốt sống tạo thành, trong đó phần cột sống thắt lưng có 5 đốt sống, ký hiệu từ L1 đến L5 (L là chữ viết tắt của từ Lumbar). Giữa các khớp xương ở đốt sống có dây chằng làm nhiệm vụ kết nối, cố định và bảo vệ đầu khớp.
> Có thể bạn quan tâm: TOP 15 sự thật về cột sống không phải ai cũng biết
Dây chằng được tổng hợp từ các sợi collagen cứng, dài và dai. Khi có tác động mạnh vào lưng, dây chằng có thể bị kéo giãn bất thường dẫn đến cơn đau lưng rất khó chịu.
“Trong một lần tai nạn giao thông, tôi bị giãn dây chằng ở lưng ở mức độ nhẹ. Sau đó khoảng 1 tháng, lưng dần hết đau. Tuy nhiên dạo gần đây, lưng trở nên đau lại mỗi khi tôi vận động quá sức. Cho hỏi cách chữa giãn dây…
2. Nguyên nhân giãn dây chằng lưng
Có nhiều nguyên nhân khiến dây chằng lưng bị tổn thương, nhưng chủ yếu do:
- Chấn thương thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây nên các va chạm trực tiếp tác động vùng lưng khiến dây chằng bị kéo căng quá mức.
- Chơi thể thao quá sức, vận động sai tư thế như vặn lưng đột ngột, ngồi quá lâu, mang vác vật nặng không đúng cách dẫn đến tình trạng căng các nhóm cơ và dây chằng phía sau cột sống, kèm theo các tổn thương ở đĩa đệm, đốt sống.
- Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra hormone relaxin nhằm hỗ trợ khung chậu giãn nở (bao gồm các cơ và dây chằng vùng thắt lưng, vùng hông) để thích nghi với quá trình lớn lên của tử cung trong bụng, chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Nếu các cơ và dây chằng không đủ mạnh đảm bảo sự giãn nở có thể gây nên tình trạng căng cơ, giãn dây chằng lưng.
- Bên cạnh những nguyên nhân trên, lão hóa cũng là yếu tố gây giãn dây chằng cao do hệ thống cơ xương khớp không còn chắc khỏe như trước, dây chằng mất dần độ đàn hồi. Ngoài ra béo phì, thừa cân cũng làm tăng áp lực cột sống thắt lưng khiến dây chằng ở vùng này bị kéo giãn.
Bài viết liên quan: > Đau thắt lưng cột sống khi chơi thể thao do đâu? > Sự thật bất ngờ đằng sau cơn đau lưng của mẹ bầu > Cảnh báo: Béo phì chính là nguyên nhân gây đau lưng?
3. Cách nhận biết dây chằng lưng bị giãn
Khi dây chằng lưng bị giãn, người bệnh sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Cơn đau lưng do giãn dây chằng có thể diễn ra âm ỉ hoặc dữ dội, đau tăng khi thực hiện các hoạt động như ho, hắt hơi, ngồi lâu, bê vật nặng.
- Cơn đau có thể lan từ lưng đến mông.
- Xuất hiện triệu chứng co cứng khối cơ cạnh cột sống.
- Tư thế cột sống bị lệch vẹo, mất đi đường cong sinh lý vốn có.
- Đau nhức mỏi toàn thân, đau vùng thắt lưng, từ đó khiến cả người mệt mỏi, tinh thần cũng bị ảnh hưởng.
Bạn đang gặp các dấu hiệu trên? Đừng ngần ngại, hãy liên hệ với chúng tôi!
4. Giãn dây chằng lưng có nguy hiểm không?
Giãn dây chằng có thể diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng. Nếu giãn dây chằng nhẹ, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, sau đó bạn có thể vận động bình thường. Nếu giãn dây chằng nặng, cơn đau dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống.
Lúc này, nếu không được điều trị sớm và đúng hướng, tình trạng càng tiến triển xấu hơn, có thể dẫn đến đứt dây chằng hoàn toàn. Khi đó khớp xương trở nên lỏng lẻo, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý cột sống nguy hiểm như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.
5. Nên làm gì khi bị giãn dây chằng lưng?
5.1. Cách điều trị giãn dây chằng lưng tại nhà
Sau khi gặp chấn thương ở lưng, bạn cần nghỉ ngơi ngay, nằm ngửa và thả lỏng người để hạn chế tổn thương đến dây chằng, giảm được cơn đau.
Trong trường hợp tổn thương dây chằng, tuyệt đối không nên dùng các loại cao chườm nóng chỉ khiến vùng bị tổn thương thêm sưng. Đau lưng do giãn cơ, giãn dây chằng nên tiến hành chườm lạnh trong vòng 48 giờ, giúp kiểm soát tình trạng viêm và sưng. Bạn có thể chườm lạnh bằng một túi nước đá, một gói gel lạnh, một khăn ẩm đã được đặt trong tủ lạnh khoảng 15 phút.
Nếu cơn đau khiến bạn khó chịu, bạn có thể dùng các loại thuốc giảm đau. Tuy nhiên cách này không điều trị dứt điểm cơn đau, đồng thời có thể khiến dạ dày, gan và thận bị ảnh hưởng xấu nếu lạm dụng.
Uống thuốc đau nhức xương khớp bị tác dụng phụ là tình trạng khá phổ biến, nếu lạm dụng trong thời gian dài còn dẫn đến nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Nhiều bệnh nhân đi khám ở phòng khám ACC chia sẻ, cứ thấy đau nhức xương…
5.2. Phương pháp tiên tiến điều trị giãn dây chằng lưng tại phòng khám ACC
Với hơn 15 năm hoạt động, ACC đã đầu tư hệ thống máy móc thiết bị hiện đại theo công nghệ Hoa Kỳ, hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp và chấn thương thể thao.
Tại phòng khám ACC, các bác sĩ sẽ kiểm tra vùng cột sống ở lưng, thăm hỏi các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, đồng thời chỉ định thực hiện chụp MRI (cộng hưởng từ) cột sống thắt lưng để đánh giá mức độ tổn thương của dây chằng, kèm theo các hình ảnh bất thường về đốt sống, đĩa đệm, nhận biết sự chèn ép rễ thần kinh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra liệu trình chữa trị và lời khuyên phù hợp cho bệnh nhân.
Nhiều bệnh nhân giãn dây chằng đánh giá cao hiệu quả chữa trị từ thiết bị trị liệu laser thế hệ IV và sóng xung kích Shockwave. Theo bác sĩ Wade Brackenbury (chuyên khoa Thần kinh cột sống, phòng khám ACC), tia laser và sóng xung kích mang năng lượng cao, có khả năng kích thích sâu đến các điểm đau, đến vùng cơ xương đang co thắt, phát huy tác dụng giảm đau đáng kể.
Đa số bệnh nhân giãn dây chằng sau 1 – 2 tháng có thể phục hồi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu tổn thương dây chằng kèm theo các bệnh lý ở cột sống thì quá trình điều trị phức tạp hơn. Các bác sĩ ACC có thể áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) kết hợp Vật lý trị liệu để chữa trị dứt điểm.
Giãn dây chằng lưng khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, khi xuất hiện cảm giác khó chịu ở lưng hoặc nghi ngờ bị giãn dây chằng lưng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh những rủi ro về sau.