Đứt dây chằng chéo trước: Dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Timothy Gallivan

Đứt dây chằng chéo trước là tổn thương khá phổ biến ở các vận động viên hoặc những người chơi thể thao. Cơn đau do rách dây chằng chéo trước xuất hiện rồi lại hết, thỉnh thoảng có cảm giác khớp không vững khi vận động. Do triệu chứng này chỉ thoáng qua nên nhiều người còn chủ quan, dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai.

1. Đứt dây chằng chéo trước là gì?

Dây chằng chéo trước (ACL) nằm ở trung tâm khớp gối giữ nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc ổn định cấu trúc và hoạt động của khớp gối. Đây là dãy mô kết nối xương đùi với xương chày, giúp cố định xương chày không bị trượt ra trước hoặc xoay vào trong.

Đứt dây chằng chéo trước là tình trạng chấn thương khi dây chằng chéo trước bị tổn thương, phần mâm chày bị lệch ra trước so với xương đùi, hậu quả là khớp gối lỏng lẻo, phần sụn chêm và sụn mặt khớp cũng bị hư tổn. Không những vậy, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp.

hình ảnh chấn thương dây chằng chéo trước
Hình ảnh chấn thương đứt dây chằng chéo trước

2. Nguyên nhân dây chằng chéo trước bị đứt rách

Tổn thương dây chằng chéo trước chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:

  • Do người bệnh đột ngột chuyển hướng khi đang di chuyển với tốc độ cao (xoay, vặn đầu gối khi đang chuyển động).
  • Chấn thương khi chơi thể thao hay tai nạn và té ngã.

3. Ai thường bị đứt dây chằng chéo trước?

Một số đối tượng có thể bị đứt dây chằng đầu gối trước gồm:

  • Người chơi thể thao mang tính đối kháng: bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền,…
  • Vận động viên điền kinh.
  • Những người có thể trạng kém.
  • Người đi giày dép không vừa chân, bị quá chật hoặc quá rộng.
  • Người sử dụng các thiết bị hoặc dụng cụ thể thao kém chất lượng, không bền, không chắc chắn.
  • Người chơi trên bề mặt sân cỏ nhân tạo.
Đau đầu gối khi đá bóng: Chớ nên xem thường!

Va chạm mạnh, đột ngột đổi hướng khi đang chạy hoặc tập luyện quá mức là những yếu tố phổ biến có khả năng dẫn đến các cơn đau đầu gối khi đá bóng. Để tránh ảnh hưởng đến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, bạn nên điều…

4. Dấu hiệu nhận biết đứt dây chằng chéo trước

Sau khi bị chấn thương đứt dây chằng đầu gối trước:

  • Người bệnh nghe thấy tiếng “rắc” lớn ở đầu gối.
  • Đầu gối đau và sưng phù nề do dây chằng vừa đứt, dẫn đến chảy máu và tổn thương cấu trúc bên trong của khớp (bao khớp và các dây chằng bên).
  • Cơn đau trở nên dữ dội hơn khi vận động mạnh hoặc vẫn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên các triệu chứng này sẽ giảm và mất dần sau 2 – 3 tuần.

Một thời gian sau, bệnh nhân có những dấu hiệu:

Có cảm giác kẹt khớp: Người bị đứt dây chằng chéo trước có cảm giác khớp như bị trật và kẹt ở một tư thế nào đó, phải cử động hoặc duỗi gối thì khớp mới trở về trạng thái bình thường được.

Khớp gối mất vững: Người bệnh khi di chuyển nhanh hoặc chạy rất dễ té ngã do không trụ được chân, tình trạng này mọi người thường gọi là bị “sụm” gối. Ngoài ra, khi lên cầu thang có cảm giác không vững, không kiểm soát được khớp gối, đồng thời khó khăn khi đi xuống dốc hoặc bước xuống cầu thang, từ đó giảm hẳn khả năng vận động.

Teo cơ: Kích thước đùi bị chấn thương nhỏ dần, do teo cơ tứ đầu (cơ đùi trước), vì vậy hoạt động của chân này cũng yếu dần. Đối với đối tượng nữ, nhân viên văn phòng hoặc người ít vận động thì tình trạng teo cơ càng dễ xảy ra và tiến triển nhanh hơn.

đứt dây chằng chéo trước gây ra tình trạng đau nhức khó chịu
Đứt dây chằng chéo trước gây đau nhức dọc theo đường khớp gối

5. Đứt dây chằng chéo trước có nguy hiểm không?

Đứt dây chằng chéo trước gây nhiều bất tiện trong việc di chuyển cũng như các hoạt động sinh hoạt khác, cụ thể:

Tổn thương sụn chêm thứ phát: Sụn chêm là phần nằm giữa mặt khớp của xương chày và xương đùi. Khi vị trí hai xương này bị sai lệch do rách dây chằng sẽ tạo áp lực không đều và làm rách sụn chêm. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng nếu để lâu hoặc bị tái chấn thương dây chằng.

Tổn thương sụn khớp: Bởi có sự thay đổi về cấu trúc khớp gối, khả năng phân bổ lực và hoạt động của xương đùi và xương chày cũng bị ảnh hưởng. Các xương, khớp và dây chằng hoạt động sai nhiệm vụ làm tăng nguy cơ bào mòn sụn khớp và thoái hóa.

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh phức tạp nhưng lại diễn tiến âm thầm nên rất khó phát hiện. Đến khi bệnh trở nặng thì lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. 1. Thoái hóa khớp gối là…

6. Đứt dây chằng chéo trước có đi được không?

Khi dây chằng bị tổn thương, cơn đau thường sẽ hết sau vài ngày và người bị thương vẫn có thể đi lại được. Tuy nhiên về lâu dài tình trạng này sẽ gây khó khăn khi đi nhanh, chạy nhanh, thậm chí phần đùi bị teo cơ.

Do vậy, nhiều người thường nhầm tưởng đây chỉ là tổn thương nhẹ như bong gân nên không cần đến bác sĩ thăm khám cụ thể. Hoặc có trường hợp bệnh nhân chỉ chụp X-quang thông thường, không phát hiện gãy xương nên càng chủ quan và chỉ uống thuốc giảm đau. Vì vậy, các tổn thương dây chằng, nhất là đứt dây chằng chéo trước thường bị bỏ sót.

đứt dây chằng chéo trước ở phụ nữ
Đứt dây chằng chéo trước ở phụ nữ có nhu cầu vận động không cao (ít chơi thể thao, ít vận động mạnh) sẽ khó phát hiện hơn

7. Đứt dây chằng chéo trước có tự lành không ? Bao lâu thì khỏi?

Nếu tình trạng chấn thương dây chằng chéo trước không quá nghiêm trọng và người bệnh tích cực nghỉ ngơi theo hướng dẫn của bác sĩ, đứt dây chằng chéo trước có thể tự lành sau 3 – 6 tháng.

Tuy nhiên, nếu dây chằng chéo trước bị tổn thương quá nghiêm trọng, bác sĩ có thể thực hiện một số can thiệp y tế để hỗ trợ tái tạo dây chằng chéo trước cho người bệnh.

Do đó, thời gian bình phục của người bị đứt dây chằng trước sẽ tùy thuộc vào mức độ tổn thương, cơ địa và sự nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ từ người bệnh.

8. Các biện pháp chẩn đoán

Khi bị đứt dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng đầu gối và so sánh đầu gối bị thương với đầu gối không bị thương. Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra khả năng vận động và chức năng tổng thể của khớp bằng cách di chuyển đầu gối theo nhiều hướng khác nhau.

Một số phương án kiểm tra được dùng để xác định đúng nguyên nhân và tính nghiêm trọng của việc đứt dây chằng chéo trước là:

Chụp X-quang: Phương án này giúp loại trừ được khả năng bị gãy xương, thế nhưng không nhìn thấy được các dây chằng và gân.

Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI dùng sóng radio và từ trường mạnh để tạo hình ảnh mô cứng, mô mềm trong cơ thể. MRI cho thấy được mức độ tổn thương của dây chằng chéo trước cùng với các dấu hiệu tổn thương mô khác ở đầu gối, như là sụn và gân.

Siêu âm: Siêu âm có thể kiểm tra được tổn thương ở dây chằng, đầu gối và gân bằng cách sử dụng sóng âm thanh để mô tả lại cấu trúc bên trong.

Nội soi: Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào trong khớp thông qua một vết rạch nhỏ trên da. Cách này giúp xác định được loại chấn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của nó.

9. Điều trị đứt dây chằng chéo trước thế nào?

Có rất nhiều giải pháp để phục hồi chức năng đứt dây chằng chéo trước, bao gồm:

9.1. Sơ cứu tại nhà (chườm lạnh, nghỉ ngơi….)

Đây là phương pháp mà người bệnh cần thực hiện ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đứt dây chằng đầu gối. Cụ thể, đầu tiên người bệnh cần chườm lạnh đầu gối, sau đó kê cao chân và nghỉ ngơi nhằm hạn chế áp lực dồn lên đầu gối. Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

9.2. Dùng thuốc giảm đau

Những loại thuốc giảm đau có tác dụng chống viêm sẽ giúp người bệnh giảm đau và sưng hiệu quả. Trong trường hợp người bệnh đau đầu gối quá dữ dội, bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid vào đầu gối.

Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc dùng thuốc sai cách có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vì thế người bệnh không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

9.3. Phẫu thuật

Mổ dây chằng chéo trước thường được áp dụng cho những bệnh nhân trẻ tuổi hoặc vận động viên muốn tiếp tục sự nghiệp thi đấu. Nguyên nhân là do cách điều trị này có thể nhanh chóng chữa lành dây chằng bị tổn thương, đặc biệt với trường hợp đứt dây chằng.

Ngoài ra, không ít bệnh nhân tin rằng phẫu thuật có thể giúp họ khôi phục chức năng của dây chằng chéo trước như cũ. Thực tế, quan điểm này chưa chính xác vì vấn đề phục hồi chức năng còn dựa vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn như thể trạng của người bệnh.

Mặc dù được đánh giá cao về hiệu quả điều trị nhưng phẫu thuật dây chằng chéo trước không phải là lựa chọn lý tưởng cho mọi trường hợp.

Vậy những trường hợp nào mới nên phẫu thuật dây chằng chéo trước?

Đứt dây chằng chéo trước hoàn toàn: Việc phẫu thuật để nối lại dây chằng nhằm cải thiện chức năng của khớp gối và phòng ngừa các tổn thương thứ phát.

Đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn: Đứt dây chằng đầu gối không hoàn toàn nhưng dây chằng chéo trước không còn đủ khả năng giữ vững khớp gối (đối với người có nhu cầu vận động thể lực cao).

9.4. Vật lý trị liệu kết hợp trang thiết bị hiện đại

Với trường hợp không nhất thiết phải phẫu thuật, người bệnh vẫn có thể điều trị hiệu quả theo hướng bảo tồn. Một trong những cách điều trị đứt dây chằng chéo trước không cần phẫu thuật hiện nay là dùng tia Laser cường độ cao thế hệ thứ IVsóng xung kích Shockwave. Đây là phương pháp điều trị hiện đại, được nhiều chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả hồi phục và an toàn cho người bệnh.

Hiện tại, phòng khám ACC là đơn vị chuyên khoa đi đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực điều trị không dùng thuốc – không phẫu thuật cho các bệnh lý về cơ xương khớp – cột sống, chấn thương thể thao bao gồm cả chấn thương dây chằng chéo trước.

Bác sĩ kiểm tra dây chằng chéo trước bằng phương pháp Chiropractic
Bác sĩ Timothy (phòng khám ACC) đang kiểm tra khớp gối cho bệnh nhân

Tại phòng khám ACC, Laser cường độ cao thế hệ thứ IV và sóng xung kích Shockwave được áp dụng để điều trị cho người bệnh bị đứt dây chằng đầu gối. Hai phương pháp này có tác dụng hồi phục các tổn thương cấu trúc khớp gối, tăng quá trình tuần hoàn, hạn chế biến chứng thoái hóa khớp. Ngoài ra nếu có dấu hiệu teo cơ đùi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn các bài tập phục hồi chức năng phù hợp để khôi phục chức năng của cơ nhanh chóng.

Tham khảo các bài tập hỗ trợ giảm đau đầu gối được hướng dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu – phục hồi chức năng Phòng khám ACC:

Nếu bạn bị chấn thương đầu gối hay nghi ngờ bị đứt dây chằng chéo trước ở khớp gối thì không nên lơ là hay chủ quan, hãy đi khám ngay để có hướng điều trị kịp thời, tránh để cơn đau kéo dài có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết liên quan:
> Hiểu rõ về giãn dây chằng để điều trị đúng cách
> Chấn thương đứt dây chằng chéo sau có nguy hiểm không?
> Giãn dây chằng đầu gối bao lâu khỏi, phục hồi bằng cách nào?

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục