Đau khớp bàn chân hoặc bị đau buốt trong xương ống chân là vấn đề sức khỏe khá phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả. Với khả năng ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt hằng ngày, tình trạng này cần được nhận diện và xử lý sớm. Vậy đau ở khớp bàn chân do đâu, triệu chứng ra sao và có những phương pháp điều trị nào?
1. Nhận biết triệu chứng đau nhức xương khớp ở bàn chân
Bàn chân là bộ phận thường xuyên chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể khi chúng ta vận động. Mỗi bàn chân có 1/4 số xương cơ thể, 33 khớp, 100 gân, cơ và dây chằng, 7200 dây thần kinh, 2000 tuyến nội tiết cùng nhiều động mạch, tĩnh mạch quan trọng. Bàn chân rất dễ gặp tổn thương nếu không chăm sóc đúng cách.
Cơn đau nhức bàn chân ở nhiều người thường biểu hiện như sau:
- Đau nhức xương bàn chân hoặc rát trong lòng bàn chân.
- Đau vùng gần gót chân.
- Đau hoặc tê ngứa các ngón chân.
- Cứng khớp vào buổi sáng, khó khăn khi đi lại.
- Mức độ đau tăng dần khi vận động (đi, đứng, chạy bộ).
- Bàn chân có thể phát ra tiếng khi cử động.
Bài viết liên quan:
- Nguyên nhân dẫn đến đau bàn chân khi chạy bộ và cách điều trị
- Tê nhức mỏi tay chân cảnh báo bệnh gì, có nguy hiểm không?
- Cách phòng ngừa tình trạng đau gót chân khi chạy bộ
2. Nguyên nhân gây đau khớp bàn chân
Một số bệnh lý phổ biến gây nên triệu chứng bàn chân bị đau nhức trong xương:
2.1. Dây thần kinh bị chèn ép
Mang giày chật khiến dây thần kinh ở đầu bàn chân bị chèn ép, chịu áp lực lớn, sinh ra cơn đau. Hoặc hội chứng ống cổ chân xuất hiện khi dây thần kinh của xương chày chạy dọc trong mắt cá chân và xuống lòng bàn chân bị chèn ép. Lúc này, người bệnh có cảm giác đau nhức từ mu bàn chân đến gót chân và lan rộng cả lòng bàn chân.

2.2. Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp (rheumatoid arthritis-RA) – căn bệnh mạn tính của xương vẫn có thể xảy ra ở bàn chân, làm ảnh hưởng đến khớp cổ chân, vùng gót chân, lòng bàn chân và mũi chân.
Nguyên nhân gây bệnh có thể là do virus, vi khuẩn, yếu tố cơ địa, di truyền, môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy nhược, phẫu thuật… Đối với bệnh lý này, việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng. Bởi các tổn thương phá hủy khớp có thể xuất hiện từ sớm.
2.3. Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn. Thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên (theo thời gian, sụn mất dần tính đàn hồi), di truyền (người có cơ địa già sớm hoặc hệ thống xương khớp yếu), chấn thương, thừa cân (làm tăng áp lực lên xương khớp), thói quen ngồi lâu hoặc sai tư thế khi vận động…
Do sự tương đồng giữa các triệu chứng của thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp nên nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt hai bệnh trên. Sự nhầm lẫn tai hại này có thể ảnh hưởng đến lựa chọn điều trị, khiến kết quả cuối cùng…
Hầu hết các khớp đều có thể bị thoái hóa, trong đó có cả khớp bàn chân và gót chân. Thoái hóa khớp ở bàn chân thường khiến ngón chân cái cứng lại hoặc cong vẹo, đau từ đầu gối xuống bàn chân, do đó việc đi lại trở nên khó khăn. Thoái hóa khớp gót chân nổi bật với triệu chứng đau nhói ở gót chân vào buổi sáng.
Ngoài ra, cơn đau nhức xương khớp bàn chân do thoái hóa thường tăng lên mỗi khi khớp cử động, giảm khi nghỉ ngơi. Nếu gặp thời tiết trở lạnh, cơn đau càng trở nên nghiêm trọng hơn.

>> Xem thêm: Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái: Dấu hiệu và cách điều trị
2.4. Bệnh gout
Bệnh gout là bệnh lý lắng tụ tinh thể monosodium urate ở bao khớp, gân do tình trạng acide urique tăng cao trong máu, gây ra các đợt viêm khớp chân tay. Ban đầu, bệnh có triệu chứng là đau nhức, kèm sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp, phổ biến là khớp ngón chân, cổ chân, khớp bàn tay. Về sau khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, các khối u có thể mọc lên quanh khớp, kể cả khớp bàn tay và khớp bàn chân. Cơn đau do gout thể hiện rõ nhất vào ban đêm với mức độ ngày càng tăng dần, kèm theo sốt cao, nhức đầu khiến bệnh nhân không thể chịu đựng nổi.
Nguyên nhân gây nên bệnh gout được xác định là do bẩm sinh, gen di truyền cơ địa hoặc thói quen ăn nhiều loại thịt đỏ, nội tạng động vật, nấm, cá hay uống rượu, bia không kiểm soát.
2.5. Bàn chân bẹt
Bàn chân chúng ta bình thường có cấu tạo vòm cong nhằm giảm phản lực từ đất dội lên khi đặt chân xuống đất, giúp giữ cân bằng toàn bộ cơ thể, đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên bàn chân bẹt có cấu trúc lòng bàn chân phẳng, không thấy được vòm bàn chân.
Người có bàn chân bẹt thường gặp khó khăn khi đi bộ nhiều, có xu hướng hai đầu gối chụm lại và hai cẳng chân xòe ra. Trẻ bị bàn chân bẹt thì thường có dáng đi không vững, dễ té ngã. Ban đầu, bàn chân bẹt không gây đau. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, khi khung xương không đủ lực chịu đựng sự mất cân bằng nữa, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau gót chân, mắt cá chân, thậm chí cả khớp gối, khớp háng hay vùng thắt lưng.
Chứng bàn chân bẹt có thể xuất phát từ thói quen đi chân đất, hoặc đi dép, xăng đan có đế lót phẳng từ khi còn nhỏ. Một số nguyên nhân khác do di truyền, người có gen xương khớp mềm ở bàn chân, một số bệnh lý liên quan đến thấp khớp…

2.6 Viêm khớp vảy nến
Đây là tình trạng bệnh lý tự miễn liên quan đến vảy nến trên da và viêm khớp. Bệnh thường gây ra đau và viêm tại các khớp, vùng gân và dây chằng bám xương hoặc lòng bàn chân, khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Viêm khớp vảy nến hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm, người bệnh nên điều trị sớm ngay khi phát hiện, tránh nguy cơ tàn tật vĩnh viễn.
2.7 Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm nhiễm hoặc kích ứng tại bao hoạt dịch, nơi chứa dịch khớp giúp giảm ma sát giữa các khớp. Khi bao hoạt dịch ở bàn chân bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, đặc biệt là khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác căng thẳng lên khớp. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở các khớp có nhiều hoạt động, chẳng hạn như khớp bàn chân và có thể gây sưng, đỏ, kèm cảm giác nóng ấm tại vùng bị ảnh hưởng.
2.8 Viêm gân
Viêm gân ở khớp bàn chân là tình trạng gân bị viêm, gây ra cơn đau khi gân hoạt động quá mức hoặc bị chấn thương. Mặc dù viêm gân không ảnh hưởng trực tiếp đến khớp nhưng có thể gây đau và nhạy cảm xung quanh khớp. Viêm gân thường gặp ở những người tham gia thể thao có yêu cầu cường độ vận động cao hoặc do mang giày chật.
2.9 Nhiễm trùng ở khớp
Nhiễm trùng khớp hay viêm khớp nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào khớp qua vết thương hoặc qua máu. Khi bị nhiễm trùng khớp bàn chân có thể gây đau dữ dội, sưng tấy, đỏ và nóng tại khu vực khớp bị nhiễm trùng.

2.10 Bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái
Bệnh viêm bao hoạt dịch ngón chân cái là một khối u biến dạng lành tính hình thành ở xương của ngón chân cái do hội chứng bàn chân bẹt hoặc chấn thương. Khối u gây áp lực lên các khớp, dẫn đến tình trạng viêm và đau, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh.
3. Phương pháp chẩn đoán đau khớp bàn chân
Để xác định nguyên nhân gây đau ở khớp bàn chân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, bác sĩ thường sẽ thực hiện một số phương pháp chẩn đoán khác nhau. Chẳng hạn như:
3.1 Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quá trình chẩn đoán đau khớp bàn chân. Theo đó, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân bao gồm thời gian xuất hiện và mức độ của cơn đau. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra trực tiếp vùng khớp bàn chân để đánh giá mức độ sưng, đỏ, độ di động của khớp và xem có dấu hiệu viêm hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện các động tác để xác định vùng đau và mức độ ảnh hưởng.
3.2 Khám cận lâm sàng
Sau khi thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm để làm rõ nguyên nhân gây đau khớp bàn chân. Các phương pháp này bao gồm:
- Chụp X-quang: Phương pháp này được áp dụng khi nghi ngờ có sự hình thành gai xương hoặc để kiểm tra tình trạng sụn khớp, giúp phát hiện các dấu hiệu tổn thương ở xương khớp.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Phương pháp này được sử dụng khi bác sĩ cần đánh giá tình trạng của các yếu tố như khớp bàn chân, dây chằng, sụn, gân và mô mềm xung quanh khu vực bị viêm.
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này được chỉ định thêm đối với những trường hợp viêm khớp bàn chân do bệnh gout hoặc các bệnh tự miễn khác, nhằm xác định các dấu hiệu viêm hoặc bất thường trong cơ thể.
4. Đau khớp bàn chân khi nào cần đi khám?
Người bệnh nên sớm đi thăm khám với bác sĩ nếu gặp một trong các triệu chứng sau:
- Cơn đau ở bàn chân trở nên nghiêm trọng, đặc biệt nếu kéo dài hơn một tuần.
- Xuất hiện cơn đau chân đột ngột hoặc dữ dội.
- Đau chân xảy ra sau khi gặp chấn thương.
- Có các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng hoặc sốt đi kèm.
- Không thể đi lại hoặc chịu được trọng lượng ở chân.
Đối với tình trạng đau vùng khớp bàn chân do bàn chân bẹt khi nào cần đi khám? Ở trẻ em, độ tuổi vàng để tầm soát và điều trị bàn chân bẹt là từ 3 – 8 tuổi. Ở người trưởng thành, tật bàn chân bẹt thường được phát hiện sau khi bệnh nhân đi khám vì có các triệu chứng đau đầu gối, đau lưng, đau bàn chân, đau lòng bàn chân khi đi bộ nhiều. |
Tình trạng trẻ bị nhức mỏi chân vào ban đêm xảy ra do nhiều yếu tố, với mức độ đau và tần suất khác nhau. Nếu không được thăm khám và chẩn đoán từ sớm thì cơn đau kéo dài dai dẳng sẽ khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, ngủ…
5. Các cách điều trị đau khớp bàn chân hiệu quả
Sau đây là những cách chữa trị đau ở khớp bàn chân mà bạn nên biết:
5.1 Điều trị bằng thuốc uống
Các loại thuốc giảm đau và chống viêm thường được sử dụng để làm dịu các triệu chứng đau nhức khớp bàn chân. Một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như Ibuprofen hoặc Naproxen có thể giúp giảm đau và viêm hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
5.2 Chỉnh hình bàn chân
Chỉnh hình bàn chân là sử dụng các thiết bị hỗ trợ như miếng lót giày, đế chỉnh hình hoặc giày chuyên dụng để giúp giảm áp lực lên các khớp bị đau. Theo đó, các sản phẩm này hỗ trợ cải thiện tư thế, phân bổ đều trọng lượng cơ thể và giảm căng thẳng lên vùng bị tổn thương, góp phần giảm đau hiệu quả.
5.3 Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp áp dụng các bài tập kéo giãn để tăng cường sức mạnh và cải thiện biên độ vận động cho bàn chân. Ngoài ra, cách này còn kết hợp với các liệu pháp bổ sung như nhiệt trị liệu, siêu âm trị liệu hoặc xung điện để kích thích tuần hoàn máu, giảm viêm và cải thiện chức năng của khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để đạt hiệu quả tốt nhất.
5.4 Bó bột hoặc sử dụng nẹp
Trong trường hợp đau khớp do chấn thương hoặc gãy xương, bó bột hoặc sử dụng nẹp cố định là phương pháp cần thiết. Cách này sẽ giúp bảo vệ khớp, giảm áp lực và tạo điều kiện cho vùng tổn thương ở bàn chân nhanh hồi phục hơn.
5.5 Dùng thuốc tiêm corticosteroid
Thuốc tiêm corticosteroid có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng để giảm nhanh các triệu chứng viêm và đau, đặc biệt trong các trường hợp đau nghiêm trọng hoặc không đáp ứng với thuốc uống. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi thật cần thiết và cần có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ để ngăn tác dụng phụ nhiều nhất có thể.
5.6 Phẫu thuật
Phẫu thuật là giải pháp hiếm khi cần thiết và chỉ được chỉ định trong các trường hợp đau khớp nặng hoặc biến dạng không thể cải thiện bằng các phương pháp khác. Phẫu thuật có thể bao gồm thay khớp, nối xương,… Tuy nhiên, đây là lựa chọn cuối cùng và cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Điều trị các bệnh lý đau khớp bàn chân và tật bàn bẹt tại ACC Có nhiều bệnh lý đau khớp bàn chân, trong đó tật bàn chân bẹt mặc dù rất phổ biến ở người Việt nhưng ít được ai chú ý đến. Việc chậm trễ trong chữa trị bàn chân bẹt có thể ảnh hưởng tới dáng vóc và ảnh hưởng tới việc đi và chạy. Nếu chân bẹt và không cân đối sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp, cong vẹo cột sống, làm suy giảm chức năng vận động rõ rệt. Tại phòng khám ACC, bác sĩ Wade Brackenbury có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về tật bàn chân bẹt và phương pháp chỉnh hình bàn chân. Theo đó liệu trình cải thiện bàn chân bẹt đã được ACC áp dụng và mang lại hiệu quả cho hơn hàng ngàn bệnh nhân trẻ em và người lớn: Ngoài ra, người bệnh còn được tư vấn sử dụng băng dán cơ Rocktape tại vùng chân bị đau giúp giảm sưng, ổn định cơ, tăng cường tuần hoàn máu; đồng thời kết hợp với thực hiện các bài tập dành riêng cho bàn chân nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi. Bác sĩ Wade cũng cho biết thêm, việc chữa trị bàn chân bẹt tốt nhất ở trẻ có độ tuổi từ 3 – 8 tuổi. Do đó, các cha mẹ nào có con nhỏ nên đưa trẻ đi kiểm tra bàn chân bẹt ở độ tuổi mầm non. Đối với người trưởng thành, cần điều trị bàn chân bẹt kịp thời để có thể cải thiện vận động, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho xương khớp như viêm đau khớp gối và đau lưng. ACC điều trị thành công tật bàn chân bẹt cho bé gái 8 tuổi > Liên hệ ACC ngay để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả, an toàn mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật! |
6. Các biện pháp phòng ngừa đau khớp bàn chân
Để giảm nguy cơ bị đau nhức khớp bàn chân và duy trì khả năng vận động linh hoạt, bạn có thể áp dụng các cách phòng ngừa sau:
- Duy trì tư thế đi, đứng, ngồi đúng cách và hạn chế giữ một tư thế quá lâu.
- Luyện tập thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp bàn chân, đặc biệt là các bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh.
- Sử dụng giày dép phù hợp, tránh giày quá chật hoặc có đế không chắc chắn.
- Kiểm soát cân nặng để giảm áp lực lên các khớp bàn chân.
- Tránh các hoạt động gây căng thẳng quá mức cho bàn chân, đặc biệt là khi bạn có tiền sử chấn thương.
- Tránh đi chân trần trên bề mặt cứng hoặc không đều, đặc biệt là khi hoạt động trong thời gian dài.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung đầy đủ canxi, vitamin D và các dưỡng chất tốt cho xương khớp.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích gây hại cho sức khỏe xương khớp.

7. Các câu hỏi thường gặp
Xoay quanh các vấn đề liên quan đến đau nhức khớp bàn chân, nhiều người còn có những thắc mắc sau:
7.1 Bị đau buốt trong xương ống chân nên ăn gì?
Người bị đau buốt xương ống chân hoặc đau ở khớp bàn chân nên bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D và magie như sữa, cá hồi, trứng, rau xanh đậm để hỗ trợ xương chắc khỏe. Đồng thời, đừng quên bổ sung Omega-3 từ cá béo và các loại hạt giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả.
7.2 Có thể tập thể dục khi bị đau khớp bàn chân không?
Câu trả lời là có, nhưng bạn nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe để tránh ảnh hưởng đến bàn chân. Tuy nhiên, nếu cảm thấy quá đau, bạn hãy ngừng tập luyện và nghỉ ngơi hợp lý.
7.3 Làm sao để kiểm soát tình trạng chân bị đau nhức trong xương?
Để kiểm soát tình trạng đau nhức xương bàn chân, bạn cần nghỉ ngơi đầy đủ, tránh các hoạt động gây áp lực lên chân và duy trì tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng. Đừng quên kết hợp chườm ấm hoặc lạnh, thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tăng cường lưu thông máu. Nếu cơn đau kéo dài hoặc nghiêm trọng, bạn hãy đến thăm khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Tóm lại, việc hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau khớp bàn chân là bước đầu tiên để bảo vệ sức khỏe xương khớp hiệu quả. Bạn đừng ngần ngại tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế nếu tình trạng đau khớp kéo dài hoặc có dấu hiệu bất thường!
Tham khảo thêm: