Đau gót chân là bệnh gì và đâu là cách điều trị hiệu quả?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Erik W. Waardenburg

Không ít người lo lắng, không biết đau gót chân là triệu chứng của bệnh gì. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người bệnh, khiến cho việc đi đứng hay sinh hoạt hằng ngày trở nên khó khăn hơn bình thường.

1. Nhận biết dấu hiệu đau gót chân

Ở một số người, cơn đau gót chân có thể xuất hiện đột ngột mà không hề có dấu hiệu báo trước nào. Cụ thể, một số người cho biết gót chân bỗng nhiên thấy đau, không thể đi được sau khi mang giày vào. Thậm chí khi đã bỏ giày ra, gót chân vẫn cảm thấy đau nhức, nhất là khi người bệnh cố đưa bàn chân cao lên hoặc đưa duỗi mũi chân tới trước.

những cơn đau khó chịu ở gót chân
Những cơn đau ở gót chân có thể xuất hiện đột ngột và khiến người bệnh vô cùng khó chịu

Thực tế, dấu hiệu đau gót chân của mỗi người không giống nhau. Tùy theo nguyên nhân bệnh mà vị trí, mức độ và thời điểm đau có một chút khác biệt, ví dụ:

  • Vị trí: Cơn đau có thể xuất hiện ở sau gót chân, dưới gót chân hoặc từ trong xương gót chân đau ra.
  • Mức độ: Cơn đau có thể tăng lên khi thay đổi động tác từ nằm hay ngồi lâu sang động tác đứng.
  • Thời điểm: Có thể đau nhiều vào buổi sáng khi mới ngủ dậy, lúc vừa bước chân xuống giường. Tuy nhiên sau khi đi lại vận động một lúc thì triệu chứng đau sẽ giảm dần.
Đau bàn chân

Đau bàn chân là một triệu chứng khá phổ biến với các dạng như đau ngón chân, đau gan bàn chân, đau gót chân, đau lòng bàn chân, mắt cá và đau mu bàn chân. Các bệnh này sẽ khiến người bệnh di chuyển khó nhọc, ảnh hưởng đến chất…

2. Đau gót chân là bệnh gì và có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau gót chân, bao gồm cả bệnh lý. Sau đây là một số bệnh lý phổ biến gây ra tình trạng này:

2.1. Viêm cân gan chân

Viêm cân gan chân (Plantar fasciitis) là tình trạng viêm của cân gan chân (dải cơ gân dưới lòng bàn chân chạy từ các ngón chân tới gót chân). Những người dễ bị tình trạng này bao gồm những người có bề mặt lòng bàn chân bất thường (quá phẳng, tức bàn chân bẹt hoặc quá cao), người béo phì, người phải đi bộ hoặc đứng lâu thường xuyên,… Cơn đau gót chân do bệnh lý này thường xuất hiện khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng hoặc sau khi họ ngồi trong một thời gian dài.

2.2. Gai xương gót

Đây là tình trạng phổ biến thứ nhì gây ra tình trạng đau gót chân. Nói một cách đơn giản, gai xương gót là hậu quả của viêm gan chân kéo dài, từ đó dẫn đến vùng gót chân của người bệnh mọc gai.

2.3. Hội chứng đường hầm cổ chân

Đường hầm cổ chân là một khoảng hẹp nằm ở mặt trong của cổ chân, cạnh xương mắt cá chân. Hội chứng đường hầm cổ chân là tình trạng dây thần kinh chày sau bị chèn ép do gãy xương, khối u, hạch hoặc gai gót chân.

Gai gót chân: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Gai gót chân là một trong những tình trạng sức khỏe về chân phổ biến nhất, hơn 83% người trưởng thành có thói quen vận động thể chất thường xuyên mắc chứng gai gót chân. Tuy nhiên, so với gai cột sống và gai khớp gối, vẫn còn nhiều người…

Bệnh lý này khiến người bệnh bị đau, tê, bỏng rát hay có cảm như bị điện giật phía bên trong mắt cá chân hoặc dưới lòng bàn chân. Không những vậy, các triệu chứng còn có thể lan đến gót chân, vòm chân, ngón chân và thậm chí cả bắp chân.

2.4. Viêm gân hoặc đứt gân gót chân (Achilles)

Gân gót chân Achilles là một gân cơ nằm ở phần mặt sau cẳng chân, bám vào xương gót chân. Khi bị viêm gân Achilles, ngoài triệu chứng đau gót chân, phần gân còn có cảm giác dày lên, sưng và khiến chân bị trì nặng khi vận động, bên cạnh đó, chồi xương cũng có thể xuất hiện (trong trường hợp viêm tại điểm bám gân).

Trong trường hợp đang vận động mà nghe tiếng “phụt” ở mặt sau cẳng chân hoặc gót chân thì rất có thể gân gót chân Achilles của bạn đã bị xé rách (đứt gân Achilles).

Viêm gân gót chân Achilles có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Gân Achilles là bộ phận tham gia vào hầu hết các hoạt động của cơ thể như chạy, nhảy, đi bộ… nên thường xuyên chịu nhiều áp lực và rất dễ bị tổn thương. Một trong những chấn thương điển hình là viêm gân gót chân Achilles, khiến người bệnh…

2.5. Viêm bao hoạt dịch

Viêm bao hoạt dịch gót chân xảy ra khi túi hoạt dịch xung quanh gót chân bị viêm do vi khuẩn. Khi đó, người bệnh cảm thấy sưng tấy quanh mặt sau của khu vực gót chân, đau cơ bắp chân khi chạy hoặc đi bộ, da sau gót chân bị đỏ hoặc nóng…

đau gót chân là bệnh gì
Rất nhiều người lo lắng không biết đau gót chân là bệnh gì khi bỗng nhiên xuất hiện dấu hiệu này

2.6. Viêm tủy xương

Viêm tủy xương là một bệnh nhiễm trùng ở xương, một tình trạng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng. Các dấu hiệu cho thấy người bệnh bị đau gót chân do viêm tủy xương gồm sốt, khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn. Đồng thời, phần gót chân cũng trở nên mềm, đỏ và ấm.

2.7. Viêm khớp phản ứng

Đau gót chân có thể là biểu hiện bệnh viêm khớp phản ứng. Đây là một dạng viêm khớp gây đau đớn do quá trình đáp ứng quá mẫn của hệ miễn dịch đối với tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tổn thương trầm trọng liên quan hệ thống vận động.

2.8. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng rối loạn viêm mãn tính của cơ thể. Ở một số người, tình trạng này có thể làm hỏng nhiều hệ cơ quan, bao gồm da, mắt, phổi, tim và mạch máu. Khi bị viêm khớp dạng thấp ở bàn chân, người bệnh không chỉ đau gót chân mà còn có dấu hiệu mệt mỏi, sốt và chán ăn.

2.9. Gãy xương

Đây là chấn thương liên quan đến hoạt động thể chất với cường độ cao lặp đi lặp lại như tập thể dục gắng sức, chơi thể thao hoặc làm việc chân tay nặng nhọc. Khi nghi ngờ bị gãy xương, bạn nên đến bác sĩ ngay chứ không nên tự điều trị tại nhà.

> Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân gây đau gót chân sau khi chạy bộ

3. Điều trị đau gót chân như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị đau gót chân, bao gồm:

3.1. Dùng thuốc

Để làm giảm những cơn đau ở gót chân, người bệnh có thể uống thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Trong trường hợp thuốc uống không có tác dụng, tiêm corticosteroid là giải pháp có thể thay thế nhưng người bệnh nên thận trọng vì sử dụng lâu dài có thể gây tác dụng phụ.

3.2. Nẹp cố định bàn chân (Night splints)

Nẹp bàn chân có thể được sử dụng vào ban đêm khi ngủ để giữ cho gót chân được cố định. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

> Tham khảo: Các cách trị đau gót chân tại nhà đơn giản

3.3. Phẫu thuật

Nếu các phương pháp trên không có hiệu quả, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để điều chỉnh lại cấu trúc xương gót chân. Tuy nhiên, rủi ro của phương pháp này có thể làm suy yếu vòm bàn chân nên không được các bác sĩ khuyến khích thực hiện.

3.4. Sử dụng đế chỉnh hình

Đối với trường hợp đau gót chân do viêm cân gan chân do bàn chân bẹt, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng đế chỉnh hình bàn chân. Đây là một dụng cụ hỗ trợ được thiết kế đặc biệt theo kích thước bàn chân mỗi người nhằm giúp tái tạo vòm bàn chân, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng do bàn chân bẹt gây ra.

đế chỉnh hình bàn chân
Đế chỉnh hình bàn chân phù hợp với tình trạng đau gót chân do bề mặt gan chân bất thường

Tại phòng khám ACC, đế chỉnh hình bàn chân y khoa được thiết kế chính xác với các thông số bàn chân của người bệnh nhờ sử dụng công nghệ định vị và đo độ dày bàn chân Cad-Cam hiện đại của Thụy Sỹ. Nhờ vậy, phòng khám ACC đã chữa chứng bàn chân bẹt thành công cho hơn hàng ngàn bệnh nhân trẻ em và người lớn, trong đó có các vận động viên nổi tiếng tại Việt Nam.

3.5. Băng dán cố định cơ Rocktape

Có tác dụng giúp giảm sưng, giảm đau gót chân liên quan đến đau cơ, nhờ vậy giúp cải thiện vận động chân. Băng dán cố định cơ này đặt biệt rất tốt cho vận động viên môn chạy bộ, dán Rock-tape trước khi thi đấu còn có tác dụng ngăn ngừa chấn thương bàn chân.

> Tìm hiểu thêm về sản phẩm băng dán Rocktape: TẠI ĐÂY

băng dán rocktape hỗ trợ giảm đau gót chân

3.6. Trị liệu Thần kinh Cột sống kết hợp Vật lý Trị liệu

Đối với chứng đau gót chân, các bác sĩ tại phòng khám ACC có thể áp dụng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (nắn chỉnh xương khớp) để giúp cân chỉnh toàn bộ cơ thể.

Sau khi cơn đau đã thuyên giảm, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Phương pháp này nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi của gót chân, từ đó giúp người bệnh có thể nhanh chóng trở về cuộc sống thường ngày.

Đặc biệt tại phòng khám ACC, quá trình điều trị áp dụng các máy móc và thiết bị hiện đại hàng đầu, bao gồm:

liệu pháp trị đau gót chân tại acc sử dụng Shockwave
Trị liệu đau gót chân bằng Shockwave giúp giảm đau và tăng cường khả năng vận động hiệu quả cho người bệnh

4. Cách phòng ngừa đau gót chân hiệu quả

Đau gót chân có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào. Để phòng ngừa đau gót chân một cách hiệu quả, bạn cần:

  • Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định để giảm áp lực cho gót chân.
  • Đảm bảo giày vừa vặn và không bị mòn gót hoặc đế.
  • Tránh những đôi giày có thể làm bạn đau hay khó chịu trong quá trình sử dụng.
  • Hãy ngồi thay vì đứng nếu bạn dễ bị đau gót chân.
  • Khởi động đúng cách trước khi tham gia các môn thể thao và các hoạt động có thể gây áp lực cho gót chân.
  • Mang giày thể thao phù hợp cho từng hoạt động, ví dụ giày tập gym, giày leo núi, giày đá bóng…

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn phần nào biết cách nhận biết triệu chứng cũng như các bệnh lý liên quan đến đau gót chân. Đây là một tình trạng không nên lờ là. Nếu cảm giác đau và khó chịu của bạn không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, bạn nên đến các bác sĩ khoa xương khớp để được kiểm tra và điều trị kịp thời, phòng ngừa ảnh hưởng đến các chức năng vận động về sau.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục