Đột nhiên đau nhói ở lòng bàn chân: có cần đi gặp bác sĩ ngay?

Tham vấn y khoa bài viết Bác sĩ Edouard Sabourdy
Phòng khám ACC

Tác giả: Phòng khám ACC

Thông thường cơn đau ở lòng bàn chân sẽ đỡ hơn sau vài tuần. Tuy nhiên, dù thời gian ngắn hay dài, tình trạng đau nhói ở lòng bàn chân đều gây khó chịu trong mỗi bước đi. Lúc này, nhiều người sẽ thắc mắc để mặc nó tự khỏi hay cần phải gặp bác sĩ điều trị?

1. Nguyên nhân lòng bàn chân bị đau

Bàn chân là bộ phận chịu áp lực lớn nhất của cơ thể khi đứng hoặc bước đi, do vậy, nếu không được chăm sóc đúng cách, bàn chân rất dễ bị tổn thương. Một dấu hiệu tổn thương thường gặp nhất là đột nhiên cảm thấy đau nhói ở lòng bàn chân.

Lòng bàn chân rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách
Lòng bàn chân rất dễ bị tổn thương nếu không được chăm sóc đúng cách

Theo tạp chí Sức Khỏe Gia Đình, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đột nhiên đau nhói lòng bàn chân, chúng có thể là dấu hiệu đến từ nhiều bệnh lý khác nhau như:

  • Hội chứng bàn chân bẹt: Đây là tình trạng bàn chân hay gan chân phẳng lì, hội chứng này khá phổ biến ở trẻ em, có đến 30% trẻ em Châu Á bị bàn chân bẹt.
  • Viêm cơ mạc bàn chân: Cơ mạc bàn chân là sợi dây chằng nối từ gót chân tới ngón chân, có tác dụng hỗ trợ sự chuyển động của bàn chân. Khi sợi dây chằng này bị tổn thương, nó sẽ gây ra tình trạng viêm cơ mạc bàn chân. Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là đau nhói ở lòng bàn chân và gót chân.
  • Bệnh đau thần kinh tọa: Là những cơn đau nhói, châm chích chạy dọc từ thắt lưng đến các ngón chân.
  • Béo phì, trọng lượng lớn áp lực lên đôi chân.
  • Bệnh đái tháo đường.

Ngoài ra, hiện tượng đột nhiên bị đau nhói ở lòng bàn chân còn đến từ những nguyên nhân chủ quan như đi giày cao gót quá nhiều, bị chấn thương,…

>Xem thêm: Đau bàn chân khi chạy bộ có nguy hiểm không?

Đi giày cao gót quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhói ở lòng bàn chân
Đi giày cao gót quá nhiều là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhói ở lòng bàn chân

2. Đau lòng bàn chân có nguy hiểm không?

Thông thường, tình trạng đột nhiên đau nhói lòng bàn chân sẽ tự khỏi sau một vài tuần. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn.

3. Đau lòng bàn chân: Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nếu cơn đau ở lòng bàn chân trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần ngay lập tức đến gặp các bác sĩ chuyên môn, một số dấu hiệu điển hình cho thấy cơn đau đang tiến triển theo một hướng xấu như:

  • Cơn đau dai dẳng, không thuyên giảm sau nhiều tuần liền;
  • Tình trạng đau kèm sưng tấy, mẩn đỏ;
  • Lòng bàn chân mất cảm giác hoặc ngứa ran;
  • Nguyên nhân đau đến từ chấn thương thể thao;
  • Vết thương hở ở lòng bàn chân có dấu hiệu chảy mủ, sưng đỏ;
  • Bệnh đái tháo đường hoặc những bệnh lý ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Tình trạng đau nhói ở lòng bàn chân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ diễn tiến thành đau mạn tính, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Do vậy, ngay khi có những dấu hiệu trên, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

>Xem thêm: Cảnh báo nguy hiểm đau bàn chân và đầu gối ở phụ nữ mang thai

4. Khắc phục hiệu quả tình trạng đau lòng bàn chân

Theo các chuyên gia, để điều trị hiệu quả tình trạng đau lòng bàn chân, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra đau cũng như thời điểm nào bệnh nhân gặp triệu chứng này. Nếu tình trạng đau ở mức độ nhẹ, khả năng hồi phục là rất cao.

Nếu tình trạng đột nhiên đau nhói lòng bàn chân đến từ nguyên nhân chủ quan, một số thói quen người bệnh cần thay đổi như: hãy sử dụng giày thể thao, giày sandal thay vì giày cao gót; nếu bắt buộc, hãy ngồi thay vì đứng hoặc di chuyển. Ngoài ra, hãy chọn chế độ dinh dưỡng chống viêm: tập trung vào rau củ quả, cá, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Bên cạnh đó, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn cũng có tác dụng cải thiện cơn đau, tuy nhiên chúng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, suy gan, suy thận,… mà người bệnh cần phải lưu ý.

>Xem thêm: Tìm hiểu chứng đau bàn chân ở người già và trẻ em

Hiện nay, Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) là phương pháp điều trị các vấn đề cơ xương khớp được các chuyên gia đánh giá cao vì khả năng điều trị tận gốc cơn đau mà không cần sử dụng thuốc hay phẫu thuật. Do đó, Chiropractic có thể áp dụng cho cả người già, phụ nữ mang thai và trẻ em.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 2006, phòng khám ACC tiên phong sử dụng Chiropractic trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Bằng thao tác tay nhẹ nhàng của các bác sĩ, các đốt sống sai lệch được nắn chỉnh trở về vị trí ban đầu, từ đó giảm đau, sưng viêm một cách tự nhiên.

Liệu trình điều trị cơ xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật tại phòng khám ACC
Liệu trình điều trị cơ xương khớp không dùng thuốc, không phẫu thuật tại phòng khám ACC

Trong điều trị đau lòng bàn chân do hội chứng bàn chân bẹt gây ra, các bác sĩ ACC sẽ chỉ định kết hợp Chiropractic với đế chỉnh hình y khoa giúp nâng đỡ vòm bàn chân. Ngoài ra, tại ACC còn áp dụng các bài tập vật lý trị liệu và chương trình phục hồi chức năng như sóng xung kích Shockwave, tia laser thế hệ IV,… có tác dụng đẩy nhanh quá trình phục hồi, giảm đau, sưng viêm.

Đế chỉnh hình y khoa điều trị bàn chân bẹt tại ACC có tác dụng nâng đỡ, hình thành hõm bàn chân tự nhiên
Đế chỉnh hình y khoa điều trị bàn chân bẹt tại ACC có tác dụng nâng đỡ, hình thành hõm bàn chân tự nhiên

Tóm lại, khi các triệu chứng đau ở lòng bàn chân không thuyên giảm sau vài tuần, thậm chí có dấu hiệu chuyển biến xấu, người bệnh cần ngay lập tức đến gặp bác sĩ. ĐẶT HẸN NGAY với phòng khám ACC để được sắp xếp thăm khám trực tiếp với các bác sĩ nước ngoài hàng đầu trong điều trị cơ xương khớp tại Việt Nam.

Bài viết được xem nhiều:

> Đau nhức xương khớp bàn chân cảnh báo điều gì?

> Hội chứng đau thần kinh tọa và xu hướng trẻ hóa

 

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục