Đau lưng bên trái là triệu chứng mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu cơn đau lưng trái là do bệnh lý thì người bệnh có nguy cơ gặp phải biến chứng nghiêm trọng nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này, từ đó có phương hướng điều trị hiệu quả.
1. Tìm hiểu về tình trạng đau lưng bên trái
Có thể ai trong đời cũng ít nhất một lần bị đau lưng. Trong đó có một số người chỉ bị đau lưng bên trái với các biểu hiện như: đau thắt lưng bên trái gần eo (đau lưng dưới), đau lưng trên bên trái, đau sau lưng bên trái dưới bả vai… Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể cảm thấy đau nhói dưới da hoặc đau âm ỉ trong lưng.
2. Đau lưng bên trái là bệnh gì?
Tình trạng đau lưng trái không đơn thuần là dấu hiệu sinh lý tự nhiên mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm. Bao gồm:
2.1. Các bệnh lý về cột sống
Những nguyên nhân phổ biến nhất của đau thắt lưng bên trái có liên quan đến bệnh lý cột sống là:
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh hình thành do phần đĩa đệm (giữa hai đốt sống thắt lưng) chứa nhân nhầy bị thoát vị hoặc trượt ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến chèn ép các dây thần kinh xung quanh cột sống. Khi đó, người mắc chứng thoát vị đĩa đệm lưng thường bị ngứa ran, đau nhức hoặc tê bì ở vùng lưng dưới bên trái, lan xuống mông, hông hoặc chân. Cơn đau trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm, sáng sớm hoặc sau khi thực hiện một số cử động nhất định.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay. Bệnh dần trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, đặc biệt đối tượng thường xuyên lao động nặng hoặc nhân viên văn phòng. Tình trạng này gây nên…
Thoái hóa cột sống thắt lưng
Có thể bắt nguồn từ quá trình thoái hóa tự nhiên, tuổi tác, di truyền bẩm sinh hoặc các tai nạn, chấn thương. Bệnh khiến các đốt sống lưng bị oxy hóa, bào mòn và tạo ra hiện tượng cọ xát với các rễ thần kinh.
Viêm xương khớp ở các khớp khía cạnh
Căn bệnh này là do sự thoái hóa của sụn, có thể ảnh hưởng đặc biệt đến các khớp xương, sụn giữa các xương tạo nên cột sống và các dây chằng ở cột sống. Đau lưng do viêm khớp cột sống trở nặng khi ngồi thẳng hoặc đứng lâu và thường cải thiện khi nằm nghỉ.
Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac
Rối loạn chức năng khớp Sacroiliac là chỉ tình trạng đau ở các khớp khi chúng chuyển động quá nhiều hoặc quá ít. Trong đó, cử động khớp quá nhiều có thể gây ra đau lưng dưới bên trái và đau hông. Việc giảm vận động ở khớp xương cùng có thể dẫn đến căng cơ và cảm thấy đau ở một bên của lưng dưới hoặc mông, hoặc lan xuống mặt sau của chân.
Biến dạng cột sống
Độ cong của cột sống có thể bao gồm vẹo cột sống hay gù cột sống. Sự biến dạng này có thể liên quan đến đau lưng dưới, nếu nó phá vỡ các đĩa đệm, khớp mặt, khớp sacroiliac…
Hẹp ống sống
Hẹp ống sống ở cột sống thắt lưng (lưng dưới) thường liên quan đến những thay đổi thoái hóa, còn được gọi là chứng thoái hóa đốt sống, xảy ra do quá trình lão hóa. Trong giai đoạn đầu, những thay đổi này thường tạo ra các triệu chứng đau thắt lưng trái và chuột rút ở chân, đặc biệt là khi hoạt động. Theo thời gian, cơn đau có thể trở nên liên tục hoặc nghiêm trọng hơn là gây tê, yếu cơ.
Đau thần kinh tọa
Dây thần kinh tọa là sợi dây thần kinh dài nhất trong cơ thể, kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến các ngón chân. Những cơn đau thần kinh tọa xảy ra đều bắt nguồn từ bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Các cơn đau xuất hiện một cách từ từ hoặc đột ngột với tính chất âm ỉ hoặc dữ dội khác nhau. Trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây rối loạn giao cảm, tiểu tiện hoặc đại tiện không kiểm soát, thậm chí khiến bệnh nhân mất khả năng vận động.
Đau lưng bên trái do tổn thương cơ hoặc mô
Trong hầu hết các trường hợp, đau thắt lưng bên trái có thể xảy ra do chấn thương mô, cơ. Điều này gây ảnh hưởng đến xương và dây chằng ở lưng hoặc đĩa cấu tạo và hỗ trợ cột sống. Trong đó, đau do chấn thương mô thường là trung tâm, nhưng nó cũng có thể gây đau sau lưng bên trái hoặc bên phải.
Cùng với đó, theo Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật thần kinh Hoa Kỳ, căng cơ lưng dưới là nguyên nhân phổ biến nhất gây đau thắt lưng trái. Tình trạng này xảy ra khi các sợi cơ hoạt động quá mức, dẫn đến viêm.
2.2. Các vấn đề về cơ quan nội tạng
Đau lưng bên trái có thể do gặp vấn đề với một hoặc nhiều cơ quan nội tạng, chẳng hạn như thận, tuyến tụy, ruột kết hoặc tử cung.
Bệnh lý về thận – tiết niệu
Sỏi thận, nhiễm trùng thận là nguyên nhân hàng đầu gây đau lưng dưới bên trái âm ỉ hoặc dữ dội. Hai bệnh lý này thường bắt đầu ở đường tiết niệu và bàng quang, sau đó di chuyển đến thận, gây viêm và đau cục bộ trên thận. Ngoài cảm giác đau lưng bên trái gần eo, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: sốt, buồn nôn, đi tiểu đau hoặc buốt, tiểu ra máu.
Viêm tụy
Viêm tụy là tình trạng viêm tuyến tụy nằm ở vùng bụng trên, phía sau dạ dày. Tình trạng này thường gây ra cơn đau bụng trên lan xuống phần tư bên trái phía dưới của lưng. Do đó, nếu không biết đau lưng bên trái gần eo là bệnh gì, thì dựa vào vị trí đau bạn có thể xác định được đây là dấu hiệu đau lưng do viêm tụy.
Viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng được biểu hiện bằng tình trạng viêm dai dẳng hầu hết ở ruột già (đại tràng). Viêm thường gây ra các vấn đề tiêu hóa mãn tính như tiêu chảy, đau trực tràng và giảm cân. Trong đó, đau quặn bụng là một triệu chứng phổ biến của bệnh viêm loét đại tràng, gây đau lưng và đau nhói ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.
Rối loạn phụ khoa như lạc nội mạc tử cung và u xơ tử cung
Đây là hai tình trạng gây đau lưng dưới bên trái thường gặp ở phụ nữ. Cơn đau do lạc nội mạc tử cung xảy ra do các mô dư thừa phát triển bên ngoài tử cung, gây đau ở một bên lưng dưới kèm theo đau bụng, mệt mỏi và đau dữ dội khi hành kinh.
Còn các khối u xơ thường là những khối lành tính phát triển bên trong tử cung. Chúng không chỉ gây đau lưng dưới mà còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt (thay đổi thất thường), đi tiểu thường xuyên và đau khi giao hợp.
Ngoài ra, đau lưng dưới hoặc trên bên trái còn có thể do các yếu tố khác:
- Thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng lên ngồi xuống nhiều.
- Nâng vật nặng, vặn người hoặc ngã có thể gây căng cơ.
- Sai tư thế hoặc ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài cũng có thể dẫn đến đau một bên của lưng dưới.
3. Đau lưng bên trái có nguy hiểm không?
Tình trạng đau sau lưng bên trái có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, chúng không chỉ gây cảm giác khó chịu cho người bệnh, mà còn dễ chuyển biến thành mãn tính, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Đặc biệt, nếu cơn đau lưng trái là dấu hiệu của những bệnh như sỏi thận, nhiễm trùng thận, viêm tụy, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung… mà không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tìm hiểu thêm về vị trí đau lưng khác:
- Đau lưng bên phải là bệnh gì? Biện pháp chữa trị như thế nào?
- Đau lưng giữa: Nguyên nhân và cách điều trị
- Đau lưng dưới gần mông có chữa được không?
4. Đau lưng dưới và trên bên trái khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Nếu đau lưng bên trái dữ dội và không giảm khi nghỉ ngơi hoặc xuất hiện một số dấu hiệu sau, bạn nên đến thăm khám bác sĩ ngay:
- Tê, ngứa ran ở lưng dưới.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Chóng mặt, lú lẫn hoặc khó thở.
- Sốt và ớn lạnh dai dẳng.
- Đi tiểu đau, tiểu ra máu.
- Mất kiểm soát ruột và bàng quang.
5. Các cách điều trị đau lưng bên trái
Dưới đây là các cách chữa trị đau lưng trái phổ biến:
5.1. Giảm cơn đau lưng trái bằng các biện pháp tự nhiên
Khi bị đau lưng bên trái, nhiều người thường áp dụng các phương pháp phổ biến như nghỉ ngơi, dùng thuốc giảm đau hay chườm nóng/lạnh,… cụ thể như:
- Nghỉ ngơi: Cơn đau lưng thường xuất phát từ việc mang nặng, hoạt động quá sức. Chính vì vậy bạn nên dành 1-2 ngày để nghỉ ngơi và thư giãn.
- Chườm lạnh/chườm nóng: Chườm lạnh sẽ làm giảm sưng và chườm nóng giúp tăng lưu lượng máu và thư giãn căng cơ.
- Xoa bóp: Bằng các kỹ thuật xoa bóp nhẹ nhàng, liệu pháp này có thể giúp làm dịu cảm giác căng cơ, cải thiện lưu lượng máu hiệu quả.
- Châm cứu: Đây là một phương pháp xâm lấn tối thiểu để kích thích các vùng có nhiều dây thần kinh trên bề mặt da, từ đó kích thích hệ thống miễn dịch, thúc đẩy tuần hoàn đến khu vực tổn thương và điều chỉnh cơn đau.
Dành cho bạn: Tổng hợp các cách chữa đau lưng hiệu quả mà không cần sử dụng thuốc
5.2. Thay đổi lối sống
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp duy trì sự linh hoạt ở lưng và giảm đau. Trong thời gian đầu, người bệnh nên luyện tập trong thời gian ngắn và áp dụng những bài tập có cường độ nhẹ. Sau thời gian thích nghi, người bệnh có thể tăng dần cường độ và thời gian luyện tập.
5.3. Điều trị y tế
Trường hợp người bệnh đã chăm sóc tại nhà nhưng vẫn không mang lại kết quả, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị y tế:
- Dùng thuốc: Các loại thuốc giãn cơ như baclofen (Lioresal) và chlorzoxazone (Paraflex) được sử dụng để giảm căng và co thắt cơ; thuốc fentanyl (Actiq, Duragesic) và hydrocodone (Vicodin, Lortab) đôi khi được kê đơn để điều trị ngắn hạn cơn đau thắt lưng bên trái dữ dội.
- Vật lý trị liệu: Phương pháp này có tác dụng làm mạnh các khối cơ vùng lưng, đạt được sự cân bằng cơ xương khớp, thông qua các bài tập vận động hồi phục chức năng, sóng xung kích trị liệu, trị liệu bằng nhiệt hay nước, ánh sáng… Để đạt hiệu quả phục hồi tốt, người bệnh nên đến phòng khám uy tín, các chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn bài tập phù hợp với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại.
- Phẫu thuật: Đây là biện pháp cuối cùng cho những cơn đau dữ dội không đáp ứng tốt với điều trị khác từ 6 đến 12 tuần. Việc phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ áp lực chèn ép lên dây thần kinh cột sống bị ảnh hưởng. Tham khảo nơi điều trị đau lưng uy tín TẠI ĐÂY
5.4. Trị liệu thần kinh cột sống
Để việc điều trị hiệu quả hơn, bạn có thể tham khảo Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) – phương pháp điều trị không xâm lấn được sử dụng khá phổ biến ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Pháp, Canada,… Ở Việt Nam, Phòng khám ACC là một trong số ít đơn vị chuyên khoa trong lĩnh vực Thần kinh cột sống được nhiều bệnh nhân tin tưởng.
Các bác sĩ ở phòng khám ACC sẽ trực tiếp dùng tay với lực vừa phải để điều chỉnh các sai lệch trên hệ xương cột sống, giúp các đốt sống về đúng vị trí ban đầu, bảo tồn các dây thần kinh đi ngang qua các đốt sống. Sau khi điều trị, người bệnh có thể quay lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, giảm đau hiệu quả và tận gốc mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Nhận biết sớm triệu chứng đau lưng bên trái và điều trị kịp thời sẽ giúp người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm. Khi thấy các cơn đau bất thường, người bệnh có thể đến chi nhánh gần nhất của hệ thống phòng khám ACC để được tư vấn và điều trị kịp thời.