Hội chứng thắt lưng hông: Nhận biết dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Hội chứng thắt lưng hông là một trong những bệnh thường gặp ở xương khớp, xảy ra ở vùng thắt lưng cột sống. Đây là bệnh lý có ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của bệnh nhân. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa hoặc phát hiện sớm, điều trị đúng cách giúp tránh được những biến chứng khó lường.

1. Hội chứng thắt lưng hông là gì?

Hội chứng thắt lưng hông (còn gọi là hội chứng rễ thần kinh thắt lưng cùng) là một tình trạng bệnh lý liên quan tới các rễ thần kinh thuộc đốt sống L1 – L5, dây thần kinh tủy sống tại vùng thắt lưng và vùng tủy cùng (đoạn cuối của tủy sống).

Cơn đau do hội chứng cột sống thắt lưng hông gây ra không chỉ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở khu vực tổn thương mà còn lan tỏa đến những vị trí xung quanh, kèm theo hiện tượng yếu cơ, tê ở chân và tay.

Hội chứng đau thắt lưng hông
Bệnh thường trở nặng hơn vào những ngày trời rét, thời tiết chuyển mùa.
Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Đau mỏi vai gáy tê bì chân tay thường bị nhầm lẫn là phản ứng bình thường của cơ thể khi căng thẳng, làm việc quá sức và không cần sự can thiệp y tế. Thế nhưng, ít ai biết được rằng đây có thể là dấu hiệu “cảnh báo”…

2. Nhận biết các triệu chứng của hội chứng đau thắt lưng hông

Hội chứng thắt lưng hông là một tổn thương kết hợp giữa hội chứng cột sống và hội chứng rễ thần kinh. Do đó, bệnh nhân sẽ có nhiều triệu chứng khác nhau tại các cơ quan liên quan.

2.1. Hội chứng cột sống

Triệu chứng thường gặp ở hội chứng cột sống là:

  • Đau cột sống thắt lưng đột ngột (sau một chấn thương) hoặc cũng có thể xuất hiện từ từ. Tính chất đau chủ yếu tập trung ở một số đốt sống nhất định, có thể đau dữ dội, hoặc chỉ đau âm ỉ.
  • Cột sống bị biến dạng làm thay đổi đường cong sinh lý của cột sống. Tùy theo tình trạng tổn thương, người bệnh có thể giảm ưỡn hoặc mất ưỡn cột sống, lệch vẹo cột sống, gù…
  • Giảm biên độ hoạt động của cột sống thắt lưng khiến các động tác cúi, ngửa, nghiêng người, xoay cột sống… đều bị hạn chế.

2.2. Hội chứng rễ dây thần kinh

Ở nhóm hội chứng thắt lưng hông này liên quan tới tổn thương rễ thần kinh cột sống nên các triệu chứng xuất hiện bao gồm:

  • Tê bì tay chân, mất cảm giác.
  • Giảm khả năng lao động, sinh hoạt, đi lại bị hạn chế và khó cầm nắm đồ vật.
  • Đau rễ thần kinh, đau lan dọc theo đường đi của rễ thần kinh và nhức buốt như bị mưng mủ. Đau tăng khi đi, đứng, ho hoặc hắt hơi… Có khi người bệnh bị đau liên tục dù ở tư thế nào cũng vẫn đau.
  • Có dấu hiệu căng rễ thần kinh khi ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của khe gian đốt thì bệnh nhân thấy đau.

3. Nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông

Nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông xuất phát từ tổn thương cột sống, đĩa đệm trong các bệnh lý và vấn đề sức khỏe. Cụ thể:

Thoát vị đĩa đệm: Theo thời gian, đĩa đệm bị lão hóa hoặc do yếu tố tác động khác, khiến bao xơ bị rách làm dịch từ đĩa đệm chảy ra ngoài. Điều này tạo áp lực gây chèn ép các rễ dây thần kinh, dẫn tới đau lưng – hông.

Thoát vị đĩa đệm gây đau thắt lưng hông
Cơn đau thắt lưng hông do thoát vị đĩa đệm gây ra khiến người bệnh khó chịu, đau nhức nghiêm trọng.

Rễ dây thần kinh cột sống có thể bị viêm nhiễm, tổn thương: Thường xảy ra do các bệnh lý như hẹp đốt sống, u đốt sống, nhiễm trùng hoặc chấn thương.

Bệnh lý cột sống: Một số bệnh về cột sống làm tăng nguy cơ mắc hội chứng thắt lưng hông như đau thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, thoái hóa khớp, viêm khớp, trượt đốt sống, dị dạng cột sống bẩm sinh…

Một số yếu tố nguy cơ khác:

  • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, đĩa đệm cột sống càng có nguy cơ lão hóa cao và dây thần kinh cột sống cũng bị ảnh hưởng.
  • Tính chất công việc: Nguy cơ chứng thắt lưng hông thường xảy ra ở những người làm việc nặng, thường xuyên khuân vác vật nặng, ngồi sai tư thế, vận động viên tập các môn động tác lớn lên vùng cơ lưng,… 

4. Hội chứng thắt lưng hông có nguy hiểm không?

Có thể thấy, hội chứng thắt lưng hông liên quan mật thiết đến dây thần kinh cột sống. Chính vì thế, các triệu chứng của bệnh có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng đi lại, vận động và sinh hoạt.

Mặc dù vậy, cơn đau do hội chứng thắt lưng hông thường có tính chất đau cơ học, khi nghỉ ngơi thì hết đau hoặc giảm đau rõ rệt. Vì thế nhiều người thường chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, hệ quả là dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Yếu cơ.
  • Mất hoặc giảm khả năng vận động, thậm chí là bại liệt hai chân.
  • Rối loạn thần kinh thực vật.
  • Rối loạn cảm giác.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa.
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột.

5. Chẩn đoán hội chứng đau thắt lưng hông

Để chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp sau:

  • Chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh, triệu chứng lâm sàng và khám thực thể tủy sống, chân.
  • Kiểm tra sức cơ và phản xạ của cơ.
  • Thực hiện các xét nghiệm X-quang, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ cột sống,  khảo sát chẩn đoán điện hoặc tủy đồ.

6. Cách chữa trị hội chứng thắt lưng hông

Sau khi khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây hội chứng thắt lưng hông, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị phù hợp:

6.1. Hội chứng thắt lưng hông cấp tính

Với trường hợp cấp tính, các cơn đau thường tự biến mất sau một khoảng thời gian. Vì thế, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà để giảm đau:

  • Chườm lạnh, chườm nóng: Trước tiên, bạn nên thực hiện chườm lạnh trước nhằm xoa dịu cảm giác đau nhức, giảm sưng, viêm. Sau đó là chườm ấm để giúp thư giãn dây thần kinh bị tổn thương, cải thiện co cơ, tê bì, cứng khớp và tăng khả năng vận động vùng thắt lưng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm không kê toa: Một số loại thuốc như Paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có tác dụng hỗ trợ giảm đau từ nhẹ đến trung bình.
  • Áp dụng các bài tập giãn cơ: Như bài tập tư thế rắn hổ mang, gập người cúi xuống… với cường độ nhẹ giúp giảm đau, tăng khả năng vận động cho người bệnh. Xem thêm TẠI ĐÂY.
  • Tập luyện thể dục vừa phải: Vận động đúng cách có thể giúp thư giãn cơ, dây chằng, hỗ trợ giải nén dây thần kinh, tăng cường sức khỏe xương khớp và giảm đau hiệu quả.
Tập yoga giúp hạn chế cơn đau lưng
Duy trì thói quen vận động và tập luyện còn giúp hạn chế các cơn đau cấp tái phát.

6.2. Hội chứng thắt lưng hông mãn tính

Nếu lơ là không thăm khám sớm, hội chứng đau thắt lưng hông có thể tiến triển sang mãn tính. Các cơn đau diễn ra dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.

Ở trường hợp này, bệnh nhân cần áp dụng các biện pháp điều trị sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau Opioid, thuốc giãn cơ hoặc thuốc tiêm steroid: Chúng có tác dụng giảm đau và khó chịu nhanh hơn ở những vị trí bị tổn thương hoặc vùng cơ co. Thế nhưng, việc sử dụng thuốc về lâu dài có thể khiến người bệnh bị “nghiện” thuốc, rối loạn chức năng tâm thần, gây hại đến gan, thận, dạ dày… 
  • Phẫu thuật: Nếu người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa; chèn ép nhiều rễ thần kinh và dây thần kinh tủy sống; xuất hiện biến chứng bại liệt hoặc có nguy cơ… thì có thể phải phẫu thuật giải nén hoặc phẫu thuật thay đĩa đệm, đốt sống. Tuy nhiên, khi phẫu thuật bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng nhất định như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thoái hóa cột sống, xuất huyết trong mô, bại liệt, thậm chí tử vong.

Hiện nay, nền Y học hiện đại đánh giá cao Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) trong điều trị hội chứng đau thắt lưng hông. Phương pháp này có khả năng giải quyết gốc rễ nguyên nhân gây bệnh, đảm bảo an toàn với kỹ thuật không xâm lấn cấu trúc bên trong cột sống, tỏ ra ưu việt hơn so với phương pháp phẫu thuật hoặc dùng thuốc với nhiều tác dụng phụ.

Tại Việt Nam, Phòng khám ACC tự hào là đơn vị tiên phong ứng dụng Chiropractic chữa trị thành công cho nhiều bệnh nhân khỏi cơn đau thắt lưng hiệu quả, an toàn và hạn chế tình trạng tái phát bệnh về lâu dài. Bằng thao tác nắn chỉnh cột sống nhẹ nhàng, các bác sĩ tại ACC sẽ điều chỉnh cấu trúc sai lệch của đĩa đệm và các khớp, giảm chèn ép dây thần kinh, giảm đau rõ rệt.

nắn chỉnh cột sống
Phương pháp nắn chỉnh cột sống Chiropractic không chỉ giúp cơ thể quay trở lại trạng thái tự cân bằng ban đầu, mà còn có thể tự điều chỉnh bệnh tật ở các cơ quan khác.

Không chỉ vậy, để tăng khả năng phục hồi vận động cho bệnh nhân, các bác sĩ còn kết hợp Vật lý trị liệuPhục hồi chức năng với sự hỗ trợ của trang thiết bị đạt chuẩn Hoa Kỳ, như: máy kéo giãn giảm áp cột sống DTS, máy chiếu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… Đặc biệt, sau kết thúc điều trị, bác sĩ ACC còn hướng dẫn chế độ dinh dưỡng và bài tập tại nhà phù hợp giúp người bệnh xây dựng thói quen tốt cho xương khớp chắc khỏe.

7. Cách phòng ngừa và cải thiện hội chứng thắt lưng hông

Bên cạnh việc thăm khám sớm để điều trị kịp thời, mỗi người có thể tự phòng ngừa và cải thiện được những cơn đau do hội chứng thắt lưng hông gây ra bằng các biện pháp sau:

  • Khi nâng, bê vật nặng cần chú ý thao tác: trước khi khiêng phải ngồi thấp xuống, chỉnh cho lưng thẳng, sau đó mới từ từ nhấc vật nặng lên.
  • Hạn chế ngồi nhiều hoặc thực hiện các tư thế sai trong thời gian dài. 
  • Người làm văn phòng hoặc công việc đặc thù phải ngồi nhiều thì sau khoảng 30 – 45 phút, nên đứng dậy đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng.
  • Chị em phụ nữ nên hạn chế đi giày cao gót nhằm giảm áp lực lên cột sống thắt lưng.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để cải thiện sự dẻo dai của các cơ thắt lưng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin D và canxi.
  • Có thể lựa chọn dùng sản phẩm bổ sung Glucosamine tốt cho xương khớp.
  • Không nên sử dụng nhiều đồ uống có cồn hoặc các chất kích thích.
  • Nên nằm giường cứng, tránh ngồi ghế xích đu, nằm võng hoặc giường có độ lún sâu nếu đang mắc hội chứng thắt lưng hông.

Hội chứng thắt lưng hông nhiều khả năng phát sinh biến chứng trong giai đoạn tiến triển bệnh. Do đó, ngay khi thấy có dấu hiệu đau tại vùng thắt lưng xuống hông, tê bì chân tay xuất hiện với tần suất lớn, người bệnh nên đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn hướng điều trị kịp thời. Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh từ sớm, mỗi người nên tầm soát sức khỏe cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần.

Có thể bạn quan tâm: Nguyên nhân và phương pháp chữa trị đau lưng lan xuống hông

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục