Đau chân trái, phải hoặc cả 2 chân cùng lúc là tình trạng mà ai cũng có thể gặp ít nhất một lần trong đời. Vậy đâu là nguyên nhân gây đau mỏi chân và các vị trí đau ở chân cảnh báo điều gì? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết đến bạn trong bài viết sau.
- 1. Đau nhức chân là tình trạng gì?
- 2. Những nguyên nhân gây nhức mỏi chân phổ biến
- 3. Các vị trí đau chân và nguyên nhân phổ biến
- 4. Ai có nguy cơ bị nhức mỏi chân?
- 5. Hướng dẫn cách giảm đau chân tại nhà
- 6. Khi nào nên gặp bác sĩ?
- 7. Chẩn đoán chân bị đau nhức như thế nào?
- 8. Điểm danh những cách hết đau chân
- 9. Phòng ngừa đau chân như thế nào?
1. Đau nhức chân là tình trạng gì?
Đau ở chân là một triệu chứng phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo đó, đây là biểu hiện của tình trạng chuột rút cơ bắp tạm thời, nhưng cũng có thể dấu hiệu của bệnh lý hoặc vấn đề cần được can thiệp y tế.

2. Những nguyên nhân gây nhức mỏi chân phổ biến
Sau đây là một số nguyên nhân khiến chân đau nhức phổ biến mà bạn có thể tham khảo:
2.1 Đau chân do chuột rút cơ bắp
Chuột rút (vọp bẻ) là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở bắp thịt. Tình trạng này có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút, nhưng có những trường hợp có thể kéo dài hơn 10 phút. Chuột rút có thể xảy ra khi:
- Mất cân bằng: Mất nước là tình trạng xảy ra khi cơ thể bạn không có đủ nước để hoạt động bình thường. Hoặc sau khi bạn mới hoạt động xong.
- Thuốc: Một số loại thuốc như statin và thuốc lợi tiểu có thể gây chuột rút ở cơ.
2.2 Nhức chân do chấn thương
Chân là một trong những bộ phận dễ bị chấn thương. Bên dưới là một số loại chấn thương ở chân phổ biến:
- Căng cơ: Căng cơ là chấn thương xảy ra khi cơ bị kéo giãn quá mức. Tùy theo mức độ mà tình trạng này có thể khiến một vài hoặc toàn bộ sợi cơ bị rách hoàn toàn.
- Đau ống quyển: Đau ống quyển xảy ra khi các mô, cơ hoặc gân xung quanh xương ống quyển (xương chày) bị kích thích và viêm.
- Viêm gân gót chân: Đây là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức, dẫn đến sự quá tải về lực và trọng lực, từ đó làm tổn thương vùng gót chân.

2.3 Đau mỏi chân do các vấn đề về lưu thông máu
Một số vấn đề về lưu lượng máu có thể làm cho chân bị đau nhức, chẳng hạn:
- Giãn tĩnh mạch: Tình trạng này xảy ra khi máu trào ngược bên trong tĩnh mạch. Điều này làm cho tĩnh mạch trông như có màu tím hoặc xanh lam dưới da của bạn.
- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): PAD là tình trạng khiến chất béo và cholesterol (mảng bám) tích tụ trong động mạch, khiến động mạch bị thu hẹp.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): DVT xảy ra khi xuất hiện cục máu đông trong tĩnh mạch sâu, khiến máu không thể lưu thông bình thường trong tĩnh mạch.
2.4 Nhức mỏi chân do vấn đề thần kinh
Không ít người bị nhức chân do các vấn đề liên quan đến thần kinh, cụ thể:
- Đau thần kinh tọa: Cơn đau xuất hiện dọc theo dây thần kinh tọa, tức xuất phát từ cột sống thắt lưng, lan ra mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân.
- Đau đùi dị cảm (Meralgia paresthetica): Đây là tình trạng đau gây ra cảm giác nóng rát ở đùi. Bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức, tê hoặc đau nhói ở chân.
- Bệnh lý thần kinh ngoại biên: Là một nhóm bệnh thần kinh ảnh hưởng đến một phần cụ thể của hệ thần kinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả chân.

2.5 Các tình trạng sức khỏe khác
Những tình trạng sức khỏe khác có thể làm cho chân bị đau nhức gồm:
- Viêm khớp: Viêm khớp là một tình trạng rất phổ biến gây đau khớp, cứng khớp và viêm.
- Bệnh gút: Gút là một loại viêm khớp gây sưng và đau ở các khớp. Bệnh xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều axit uric.
- Hội chứng chân không yên: Là tình trạng khiến chân luôn muốn cử động, ngay cả khi đang nghỉ ngơi.
- Trong một số trường hợp hiếm, đau chân có thể là triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư xương hoặc nhiễm trùng xương. Vì vậy, nếu cơn đau kéo dài hoặc kèm theo các dấu hiệu bất thường, người bệnh nên chủ động đi khám.
3. Các vị trí đau chân và nguyên nhân phổ biến
Các vị đau của chân cũng có thể cho biết vấn đề mà bạn đang gặp phải. Sau đây là vị trí đau và một số nguyên nhân phổ biến:
Vị trí | Nguyên nhân |
Đau bàn chân | Đau mắt cá chân
Đau gót chân
Đau lòng bàn chân
Đau ngón chân
Đau mu bàn chân
Đau toàn bộ bàn chân
|
Đau bắp chân |
|
Đau khớp chân |
|
4. Ai có nguy cơ bị nhức mỏi chân?
Ai cũng có nguy cơ bị đau mỏi chân, đặc biệt là những đối tượng:
- Người thường xuyên mang giày cao gót.
- Vận động viên thể thao, vũ công hoặc người thường xuyên luyện tập chân với cường độ cao.
- Người lớn tuổi do hệ xương cơ khớp dần bị lão hóa.
- Người thừa cân béo phì gây áp lực lên chân và bàn chân.
- Thay đổi nội tiết tố và tăng cân khiến phụ nữ mang thai dễ bị đau chân.

5. Hướng dẫn cách giảm đau chân tại nhà
Để giảm đau chân tạm thời tại nhà, bạn có thể áp dụng những cách sau:
- Tích cực nghỉ ngơi và hạn chế vận động chân.
- Khi bạn nằm nghỉ ngơi, hãy nâng cao chân của bản thân.
- Chườm đá trong tối đa 15 phút, thực hiện khoảng 4 lần/ ngày.
- Nhẹ nhàng kéo giãn và xoa bóp khu vực bị đau nhức.
6. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ ngay khi xuất hiện các dấu hiệu sau để được thăm khám và có cách điều trị phù hợp:
- Chân bị đỏ, sưng hoặc thâm tím.
- Chân lạnh và nhợt nhạt.
- Cơn đau chân trở nên tồi tệ hơn khi hoạt động và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
- Không thể đứng hoặc di chuyển.
- Đã áp dụng các phương pháp giảm đau tại nhà nhưng tình hình không thuyên giảm.
7. Chẩn đoán chân bị đau nhức như thế nào?
Để chẩn đoán mức độ và nguyên nhân khiến chân bị đau nhức, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp sau để chẩn đoán:
- Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ thăm hỏi về mức độ đau, những triệu chứng đi kèm, tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình,… Ngoài ra, bác sĩ cũng dùng tay để trực tiếp kiểm tra xem có xuất hiện các dấu hiệu bất thường kèm theo không (nóng khớp, cứng khớp, khối u,…), đồng thời yêu cầu bạn thực hiện một số bài tập để kiểm tra khả năng vận động hiện tại của chân.
- Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ MRI: Nhằm xác định xem có bị gãy xương chân hay bất cứ vấn đề nào khác.
- Xét nghiệm máu: Để loại trừ các bệnh toàn thân có thể gây đau chân như viêm khớp dạng thấp, bệnh gút hoặc tiểu đường.

8. Điểm danh những cách hết đau chân
Tùy theo nguyên nhân và mức độ mà bác sĩ sẽ xây dựng cho bạn phác đồ với cách chữa đau chân phù hợp:
8.1 Dùng thuốc
Để giảm đau chân, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc kháng viêm như: thuốc chống viêm không steroid (NSAID), prednisone, colchicine, allopurinol,… Có thể kết hợp cùng một số loại thuốc giúp bổ sung dưỡng chất hỗ trợ phục hồi sụn, khớp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý dùng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
8.2 Phẫu thuật
Rất ít trường hợp đau nhức chân cần can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng (khi các phương pháp bảo tồn không còn phù hợp) hoặc cấp cứu, phẫu thuật sẽ được chỉ định.
8.3 Vật lý trị liệu
Với từng nguyên nhân gây nhức mỏi chân, bác sĩ sẽ chỉ định lộ trình điều trị riêng biệt. Chẳng hạn, nếu đau nhức chân do hệ quả của hội chứng bàn chân bẹt, bên cạnh nắn chỉnh cột sống để xua tan cơn đau, bác sĩ còn hướng dẫn bạn sử dụng đế chỉnh hình y khoa cùng các bài tập khoa học để đẩy nhanh hiệu quả điều trị.
Phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic (nắn chỉnh xương khớp) kết hợp cùng các thiết bị hiện đại hỗ trợ Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu để điều trị đau chân do các vấn đề xương khớp nói chung gây ra. Với đội ngũ bác sĩ Chiropractic 100% người nước ngoài giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao, phòng khám sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau chân và nhanh chóng lấy lại niềm vui trong cuộc sống.
9. Phòng ngừa đau chân như thế nào?
Để phòng ngừa những cơn đau chân quay trở lại, bạn nên:
- Vận động nhẹ nhàng với các bài tập phù hợp tối thiểu 30 phút/ ngày.
- Duy trì cân nặng ổn định.
- Xây dựng lối sống lành mạnh bằng cách hạn chế tiêu thụ rượu bia và thuốc lá.
- Tầm soát sức khỏe định kỳ.
Trên đây là những điều cần biết về những cơn đau nhức ở chân. Có thể thấy, mặc dù đây là triệu chứng phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai, thế nhưng đôi khi đây là biểu hiện bệnh lý và cần được can thiệp càng sớm càng tốt. Vì thế ngay khi xuất hiện những cơn đau ở chân, bạn hãy liên hệ với ACC để có được giải pháp điều trị phù hợp.