Đau bắp chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Hoisang Gong

Đau bắp chân là một tình trạng phổ biến, chủ yếu xảy ra vào cuối ngày sau khi vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân. Hầu hết trường hợp đau nhức bắp chân đều có thể tự khỏi nếu áp dụng cách khắc phục hợp lý tại nhà. Tuy nhiên, hãy đi khám với bác sĩ ngay, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.

1. Đau nhức bắp chân là gì?

Đây là hiện tượng đau ê ẩm, rã rời ở bắp chân. Nhất là khi bước đi và vận động, người bệnh cảm thấy đôi chân nặng nề, khó di chuyển.

Cơn đau đa phần không tập trung ở một vị trí mà có thể chạy dọc từ mông đến bắp chân hoặc từ bắp đùi đến bắp chân. Do không phải cảm giác bị đau trong xương nên thời gian đầu, triệu chứng đau bắp chân không xuất hiện rõ ràng. Điều này có thể cản trở người bệnh phát hiện và chủ động đi khám với bác sĩ, để tìm ra phương pháp điều trị.

Đau bắp chân làm đôi chân khó di chuyển
Người bệnh dễ bị đau nhức từ mông xuống bắp chân, đồng thời đôi chân nặng nề, khó di chuyển.
Khi nào cần khám xương khớp cột sống? 5 dấu hiệu chớ coi thường

Với mức độ đau nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh lý cột sống phải được điều trị càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Như vậy, khi nào phải đi khám xương khớp cột sống, có dấu hiệu nào…

2. Tự nhiên đau bắp chân là bệnh gì?

Không ít người bệnh đột ngột bị đau, mỏi bắp chân dù không vận động nặng nề. Trên thực tế, tình trạng này chính là cảnh báo cho thấy cơ thể đang gặp phải một trong những bệnh lý sau:

2.1. Viêm gân gót chân Achilles

Gân Achilles là bộ phận kết nối cơ bắp chân với xương gót chân, vì vậy tổn thương ở gân này có thể ảnh hưởng đến bắp chân. Trong đó, ngoài tình trạng viêm, đau nhức thì còn có dấu hiệu cứng, tê bắp chân vào buổi sáng, đồng thời cử động gập bàn chân bị hạn chế.

>> Xem thêm: Viêm gân gót chân Achilles có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

2.2. Suy giãn tĩnh mạch 

Bình thường, tĩnh mạch ở chân có van đặc biệt để đưa máu ngược chiều từ chân về tim. Khi suy tĩnh mạch diễn ra, tĩnh mạch bị giãn rộng hoặc van trong tĩnh mạch bị tổn thương, có thể làm ứ đọng máu tại bắp chân. Từ đó, gây ra triệu chứng như chuột rút, nhức bắp chân, tê ở lòng bàn chân và đặc biệt, người mắc chứng suy giãn tĩnh mạch dễ bị đau bắp chân về đêm, dẫn đến mất ngủ.

2.3. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa kéo dài từ phần dưới thắt lưng đến ngón chân và cơn đau ở dây này chủ yếu đến từ thoát vị đĩa đệm. Theo đó, nếu đĩa đệm cột sống trượt ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi thì điều này khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây ra cơn đau thần kinh tọa, đi cùng là một số triệu chứng khác, như: đau cẳng chân, tê bắp chân và mặt sau của đầu gối. 

>> Xem thêm: Đau thần kinh tọa là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau thần kinh tọa dẫn đến đau bắp chân
Đau thần kinh tọa không chỉ khiến người bệnh đau nhức bắp chân, mà còn suy giảm khả năng vận động, mất cảm giác ở chân nếu không điều trị kịp thời.

2.4. Hội chứng chân không yên (Wittmaack – Ekbom)

Hội chứng chân không yên là một bệnh lý thần kinh thường gặp ở người cao tuổi. Khi mắc phải bệnh này, người bệnh cảm thấy đau nhức ở bắp chân, đau tăng lên khi nghỉ ngơi và đồng thời, cơn đau xuất hiện thường xuyên vào ban đêm, khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.

2.5. Viêm dây thần kinh ngoại biên do tiểu đường

Biến chứng thần kinh ngoại biên của bệnh tiểu đường gây ra cơn đau rã rời, tê bì ở bắp chân và hai bàn chân. Ngoài ra, khi dây thần kinh ở chân bị tổn thương nặng, người bệnh có nguy cơ tàn phế rất cao, cũng như mất cảm giác hoàn toàn ở bộ phận này. 

3. Những nguyên nhân khác làm tê, mỏi bắp chân

Bên cạnh nguyên nhân bệnh lý thì còn có một số nguyên nhân sau đây, khiến người bệnh bị đau nhức bắp chân: 

3.1. Căng cơ

Nếu bạn cảm thấy đau bắp chân khi đi bộ thì đây có thể là dấu hiệu của căng cơ. Theo đó, căng cơ là tình trạng tổn thương các cơ phía sau của chân. Không chỉ khiến chân bị đau cứng khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của bắp chân, bàn chân, mắt cá và đầu gối.

Thông tin thêm:
> Tình trạng đau căng cơ là gì?
> Căng cơ bắp chân do đâu và cách khắc phục

3.2. Thay đổi thời tiết

Vào mùa hè, tình trạng đau bắp chân khi ngủ dậy có xu hướng xuất hiện nhiều hơn. Điều này là do nồng độ vitamin D lúc này cao hơn và đạt mức đỉnh điểm, từ đó làm cho cơ thể kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên và dễ gây ra cơn đau khó chịu. 

3.3. Thiếu dưỡng chất

Chế độ ăn uống kém lành mạnh, không bổ sung đầy đủ dưỡng chất như Canxi, Magie, Kali cũng là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị đau bắp chân, đi kèm nhiều căn bệnh xương khớp khác.

12 thực phẩm bổ sung canxi cho người lớn tuổi không thể bỏ qua

Thiếu canxi có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và thần kinh, đặc biệt hơn là loãng xương, thường xuyên gây nên đau nhức xương khớp. Đặc biệt, càng lớn tuổi thì quá trình tiêu hao canxi càng nhiều, đồng thời lượng…

3.4. Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như Fluvastatin, Atorvastatin có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến các cơ, từ đó làm cho người bệnh mệt mỏi, chuột rút, đau nhức thường xuyên bắp chân, bàn chân hoặc nặng hơn là phải nằm tại chỗ, không thể vận động. 

3.5. Tuổi tác

Theo thời gian, hệ cơ – xương khớp trong cơ thể bắt đầu lão hóa. Điều này dẫn đến khi bước đi hoặc vận động, phần khung xương chân không thể chống đỡ toàn bộ cơ thể và bắt buộc phải chèn ép lên cơ chân, gây ra đau nhức tại vùng cơ bắp chân.

Đau bắp chân ở người lớn tuổi
Quá trình lão hóa tự nhiên ảnh hưởng đến sức khỏe xương khớp, từ đó gây ra cơn đau nhức khó chịu ở một số bộ phận, chẳng hạn như bắp chân.

4. Ai dễ bị đau bắp chân?

Sau đây là nhóm đối tượng có nguy cơ đau nhức bắp chân:

  • Người ít vận động do tính chất công việc (nhân viên văn phòng);
  • Người phải đứng lâu (tiếp viên hàng không, giáo viên) hoặc thường xuyên làm việc nặng, leo núi, đi lại nhiều;
  • Người phải ngồi lên bắp chân hoặc thường xuyên quỳ gối (những người tu hành);
  • Người đi giày cao gót thường xuyên;
  • Vận động viên điền kinh, chạy tiếp sức, cầu lông dễ bị đau, mỏi bắp chân do phải thường xuyên tăng tốc nhanh từ vị trí đứng yên, sau đó nhanh chóng dừng chuyển động.

>> Có thể bạn chưa biết: Tác hại không ngờ khi đi giày cao gót thường xuyên

5. Hướng dẫn cách giảm đau cơ bắp chân 

Khi gặp phải triệu chứng đau bắp chân, người bệnh hãy đi khám với bác sĩ càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Tránh kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng vận động cũng như sinh hoạt thường ngày. 

Theo đó, một số phương pháp phổ biến giúp thuyên giảm đau nhức bắp chân bao gồm:

5.1. Nghỉ ngơi kết hợp chườm nóng/ chườm lạnh

Vào những ngày đầu tiên bị đau, hãy cố gắng nghỉ ngơi và không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt. Đến khi cơn đau giảm đi, bạn có thể hoạt động nhẹ nhàng để tránh tình trạng căng cứng. Ngoài ra, để giảm đau và giảm sung huyết cục bộ, người bệnh hãy chườm lạnh hoặc chườm nóng vào bắp chân. Cách thực hiện như sau:

  • Đối với chườm lạnh: Sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng hoặc cho đá lạnh vào khăn vải sạch. Tiếp theo, chườm lên khu vực đau từ 10 – 20 phút.
  • Đối với chườm nóng: Sử dụng túi chườm nóng điện hoặc nhúng khăn sạch vào nước ấm. Sau đó, đắp lên bắp chân bị đau từ 10 – 20 phút. 

Lưu ý: Mỗi lần chườm phải cách nhau 2 – 3 giờ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Chườm nóng hay chườm lạnh: Đâu là giải pháp tốt nhất?

Chườm nóng và chườm lạnh đều là phương pháp nhiệt trị liệu có tác dụng rất tốt trong điều trị chấn thương và viêm khớp. Tuy nhiên khi nào thì nên chườm nóng hay lạnh? Cụ thể lúc sưng khớp hoặc đau căng cơ thì nên chữa trị thế nào?…

5.2. Uống thuốc giảm đau

Người bệnh có thể làm dịu cơn đau bắp chân bằng cách sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc paracetamol. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống. Không được lạm dụng để tránh nguy hại cho dạ dày, gan, thận. 

Sử dụng thuốc giảm đau
Việc sử dụng thuốc giảm đau phải có chỉ định cụ thể từ bác sĩ để tránh nguy hại cho sức khỏe.

5.3. Trị Liệu Thần Kinh Cột Sống kết hợp Vật Lý Trị liệu – Phục Hồi Chức Năng

Có thể bạn chưa biết, y học hiện đại ngày càng đánh giá cao hiệu quả của phương pháp Trị liệu Thần Kinh Cột Sống (Chiropractic). Với thao tác nắn chỉnh nhẹ nhàng, bác sĩ chuyên khoa Thần Kinh Cột Sống giúp khôi phục cấu trúc sai lệch của hệ xương khớp và hệ thần kinh về đúng vị trí ban đầu, qua đó giảm đau tự nhiên và kích thích khả năng chữa lành của cơ thể. 

Hiện tại, ACC (thành viên của tập đoàn FV) cũng là phòng khám tiên phong ứng dụng Chiropractic trong việc điều trị bệnh lý đau cơ xương khớp. Theo đó, liệu trình chữa đau bắp chân của ACC là kết hợp Trị liệu Thần Kinh Cột Sống với Vật Lý Trị LiệuPhục Hồi Chức Năng bằng máy móc hiện đại như tia laser cường độ cao thế hệ IV, công nghệ sóng xung kích Shockwave. Điều này không chỉ hỗ trợ giảm sưng, viêm mà còn tăng tốc độ phục hồi, cũng như cải thiện khả năng vận động cho bắp chân và toàn bộ chi dưới của người bệnh.

Bác sĩ tại ACC đang chữa trị cho bệnh nhân
Bác sĩ tại phòng khám ACC đang kiểm tra tình trạng đau cơ bắp chân của bệnh nhân.

Đặc biệt, phòng khám ACC còn có phương pháp Trị liệu đau mỏi cơ chuyên sâu, được thực hiện bởi chuyên viên giàu kinh nghiệm cùng với dụng cụ vật lý trị liệu, hỗ trợ tác động sâu vào mô cơ. Từ đó, giúp người bệnh sớm thoát khỏi tình trạng đau nhức, cảm thấy thoải mái hơn và tránh biến chứng nguy hiểm về sau.

6. Phòng tránh tê, đau nhức bắp chân

Để hạn chế tình trạng đau cơ bắp chân, người bệnh có thể áp dụng một số cách dưới đây:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh thuốc lá và rượu bia. 
  • Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, hãy tập thói quen uống đủ nước (tối đa 2 -2,5 lít/ngày) để ngăn ngừa đau nhức xảy ra. 
  • Đối với người làm việc văn phòng, bạn nên tập thói quen đứng lên vận động, co duỗi nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ, để cơ thể được thư giãn, giảm triệu chứng đau và ngăn ngừa các bệnh xương khớp.
  • Nên lựa chọn giày đế bằng thay vì dùng giày cao gót. Điều này vừa giúp chị em di chuyển dễ dàng, vừa ít gây ra đau bắp chân. 
  • Vận động hợp lý, tránh luyện tập quá sức có thể làm cho tay chân đau nhức, cảm giác rã rời vào ban đêm. 
  • Sử dụng tư thế đúng khi sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Cụ thể là khi đứng, hãy giữ cho lưng thẳng, cân bằng trọng lượng đều cho cả hai chân. Khi ngồi, hãy ngồi theo tư thế chân vuông góc với sàn nhà.
  • Đối với vận động viên thể thao, bạn nên khởi động thật kỹ và có thể sử dụng băng dán cơ hỗ trợ thể thao như RockTape, để hạn chế mỏi cơ, giảm đau, cũng như thúc đẩy quá trình phục hồi chấn thương.
Vận động viên nên sử dụng băng Rocktape
Các vận động viên nên sử dụng băng Rocktape khi luyện tập và thi đấu để vừa hạn chế tình trạng đau mỏi cơ, vừa thúc đẩy quá trình chữa lành chấn thương.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về tình trạng đau bắp chân, nguyên nhân gây ra, cũng như cách chữa đau cơ bắp chân hiệu quả.

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục