Bị bong gân mắt cá chân phải làm sao để nhanh khỏi?

Tác giả: Phòng khám ACC

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Eric Balderree

Bong gân mắt cá chân là tình huống có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu không có sự cẩn trọng trong lúc vận động hoặc chơi thể thao. Trường hợp này tuy không khó để điều trị nhưng cần phải thực hiện đúng cách và kịp thời thì mới có thể ngăn ngừa được những hệ lụy đáng tiếc về sau.

1. Vì sao bong gân mắt cá chân là chấn thương dễ gặp?

Bong gân mắt cá chân (hay trật mắt cá chân) là sự tổn thương xương cổ chân và dây chằng bao quanh (thường bị giãn hoặc rách), từ đó gây nên những vết sưng bầm và đau nhức khó chịu.

Bong gân mắt cá chân được coi là loại chấn thương phổ biến và dễ gặp đối với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên chạy bộ và là vận động viên thể thao. Họ là những người sử dụng hoạt động ở bàn chân khá nhiều và dễ bị chấn thương nếu:

  • Chuyển động xoay, vặn hoặc lăn bàn chân đột ngột.
  • Tiếp đất không an toàn, vùng tiếp đất không bằng phẳng.
  • Chạy quá nhanh, chân trước đạp vào chân sau, trượt ngã.

2. Dấu hiệu bong gân mắt cá chân dễ nhận biết

mắt cá chân bị bong gân nên xử trí như thế nào
Mắt cá chân khi bị bong gân thường sưng đau và bầm tím

Khi bị bong gân mắt cá chân, những triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường nhất là:

  • Bầm tím, sưng đỏ.
  • Da đổi màu.
  • Vùng bị thương nóng lên.
  • Khớp xương lỏng lẻo, giảm chịu lực hoặc khớp căng cứng.
  • Đau nhức, khó di chuyển.

3. Khi bị bong gân mắt cá chân nên làm gì?

Nếu chẳng may bị bong gân mắt cá chân thì điều bạn cần làm trước tiên đó là dừng ngay mọi hoạt động lại, hạn chế di chuyển để chân được nghỉ ngơi và không làm tình trạng bong gân nghiêm trọng hơn.

Thêm vào đó, sau khi vùng cổ chân đã đỡ sưng và đau, tập vật lý trị liệu là một trong nhiều phương pháp được khuyến khích áp dụng để ổn định và củng cố vùng cổ chân. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị hoặc thiết kế những bài tập riêng để phục hồi chức năng và phòng ngừa tái chấn thương trong tương lai.

Với những trường hợp bong gân mắt chân nhẹ, bạn có thể xử lý tạm thời tại nhà như sau:

  • Hạn chế đi lại hay di chuyển chân, có thể dùng nạng để không tác động lên vùng bị thương trong 48 giờ.
  • Chườm đá lên vùng bị sưng khoảng 20 – 30 phút và chườm liên tục trong 48 giờ, tránh không để nước đá tiếp xúc với vùng bị thương vì có thể gây bỏng lạnh.
  • Băng cố định mắt cá chân, không quá chặt cũng không quá lỏng.
  • Kê cao chân bị thương lên gối khoảng 10cm với dáng nằm, còn nếu ngồi thì kê cao chân ngang hông trong 48 giờ đầu tiên. Cách này giúp máu không dồn xuống khu vực bị thương gây sưng thêm.

Ngoài ra, bạn cũng nên tránh những phương thức dân gian như xoa bóp với dầu, bóp rượu, chườm lá, bóp muối… vì có thể làm tình trạng sưng viêm, đau nhói trở nên tồi tệ hơn.

bong gân mắt cá chân phải làm sao
Khi bị bong gân mắt cá chân, nghỉ ngơi và tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sau chấn thương

4. Bong gân ở mắt cá chân khi nào thì đáng lo?

Bong gân mắt cá chân được chia thành 3 cấp độ là:

Bong gân mắt cá chân nhẹ: Phần dây chằng bị giãn, chưa bị rách hoặc đứt. Tổn thương ở mức độ vi thể trên các sợi xơ. Ở cấp độ này mắt cá chân sưng nhẹ.

Bong gân mắt cá chân trung bình: Một phần dây chằng bị đứt hoặc rách. Lúc này mắt cá chân sưng vừa phải, có cảm giác khớp cổ chân mất vững.

Bong gân mắt cá chân nặng: Dây chằng bị đứt hoặc rách hoàn toàn. Ở mức độ này mắt cá chân sưng bầm tím, cổ chân mất vững được rõ ràng hơn.

> Xem thêm: Bong gân cổ chân phải làm sao để nhanh khỏi?

Đa số các trường hợp bong gân mắt cá chân không cần phải phẫu thuật, với mức độ nhẹ thì chỉ cần sơ cứu tạm thời như đã đề cập ở phần trên thì các triệu chứng sẽ giảm đi.

Tuy nhiên với trường hợp bong gân mắt cá chân mức độ trung bình và nặng thì còn cần phải dùng phương pháp bất động bằng bột ít nhất là 3 tuần để giữ chân ổn định, hạn chế thương tích khác xảy ra. Lúc này bạn cần phải đến gặp bác sĩ để thăm khám và tiến hành bó bột.

Ngoài ra, mặc dù phẫu thuật mắt cá chân không được khuyến cáo nhưng vẫn có trường hợp đặc biệt phải dùng đến phương pháp này như mắt cá chân không có cải thiện gì nhiều sau khi chữa trị bằng các phương pháp khác, đồng thời tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng. Khi đó, các bác sĩ sẽ bỏ đi mảnh xương, sụn lỏng lẻo hoặc sửa lại các dây chằng đã bị đứt bằng cách phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật hở.

5. Bác sĩ tại ACC chữa trị bong gân mắt cá chân như thế nào?

Bong gân mắt cá chân cũng là một biểu hiện của việc sai lệch các khớp xương bên trong cơ thể. Việc điều trị bằng những phương pháp như dùng thuốc giảm đau, bó bột, dùng nạng… chỉ giúp giảm đi các triệu chứng một cách tạm thời và không tác động được nguyên nhân gốc rễ bên trong. Bên cạnh đó, phẫu thuật cũng nhiều rủi ro, chi phí tốn kém.

Phòng khám ACC – chuyên khoa Trị liệu Thần kinh Cột sống, đã có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị các chấn thương, đặc biệt là bong gân mắt cá chân mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Bác sĩ ACC hỗ trợ vận động viên bị bong gân
Bác sĩ ACC hỗ trợ vận động viên bị bong gân mắt cá chân tại Ecopark Marathon 2021

Để điều trị bong gân mắt cá chân, các bác sĩ tại ACC áp dụng các phương pháp sau:

Như vậy, có thể thấy được bong gân mắt cá chân nếu không được chữa trị đúng cách, nhanh chóng sẽ dễ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, kể cả khi chỉ bị bong gân ở mức nhẹ. Nếu không may bị bong gân mắt cá chân, bạn hãy đi thăm khám và chữa trị ngay nhé!

Đặt hẹn tại phòng khám ACC để được các bác sĩ nước ngoài thăm khám và chữa trị kịp thời!

Bài cùng chuyên mục